Bài học kinh nghiệm đối với huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 39)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

Trước những bài học của các địa phương đã được trình bày ở trên, có thể thấy rõ ràng vai trò của từng công tác, từng yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cán bộ, công chức cấp xã. Với mỗi địa phương, tùy theo điều kiện của mình mà các yếu tố ảnh hưởng lại được sắp xếp với vai trò quan trọng khác nhau trong hệ thống quản lý chung. Từ đó hình thành một hệ thống các biện pháp quản lý, mang lại hiệu quả tốt nhất cho địa phương mình. Qua những kinh nghiệm đã đạt được trong việc nâng cao chất lượng cán bộ cấp xã tại các địa phương trên, có thể rút ra bài học kinh nghiệm áp dụng cho công tác nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện Tiên Du như sau.

Một là, huyện Tiên Du và tỉnh Bắc Ninh phải thống nhất ban hành đầy

đủ các quyết định, văn bản pháp quy việc xây dựng, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức. Những văn bản này là cơ sở cho tuyển chọn, sử dụng và đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Hai là, xây dựng tiêu chuẩn chức danh cụ thể cho từng công việc.Tiêu

chuẩn chức danh là cơ sở cho việc tuyển chọn, sử dụng, đánh giá thực hiện công việc của cán bộ, công chức là chuẩn mực để cán bộ, công chức phấn đấu, rèn luyện.

Ba là, có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với cán bộ, công chức và ngày

càng được hoàn thiện. Đặc biệt quan tâm tới chế độ tiền lương, hưu trí và các bảo hiểm xã hội khác đối cán bộ công chức.

Bốn là, công tác luân chuyển cán bộ giữa các xã và trong nội bộ xã cũng

cần phải có những quy định, quy chế rõ ràng, giúp phát huy tối đa hiệu quả hoạt động luân chuyển cán bộ. Để làm được điều này, chính quyền cấp huyện, tỉnh cần xây dựng cho địa phương mình một quy chế luân chuyển cán bộ phù hợp với đặc điểm cán bộ và điều kiện, vị trí của các xã trên địa bàn huyện.

Năm là, bầu cán bộ và thi tuyển công chức một cách công khai, minh

nước có chất lượng.

Sáu là, công tác quản lý cán bộ, công chức cấp xã phải chặt chẽ,

thưởng phạt nghiêm minh; đánh giá cán bộ, công chức hàng năm một cách nghiêm túc nhằm phát hiện nhân tài để trọng dụng, đề bạt; thuyên chuyển, thôi chức đối với những cán bộ, công chức sai phạm hoặc không đủ tiêu chuẩn; làm cho cán bộ, công chức tự nhìn nhận, đánh giá bản thân, phát huy những điểm mạnh và khắc phục những khuyết điểm, hạn chế.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu nhằm giải quyết các câu hỏi sau đây:

Thứ nhất, thực trạng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2015 - 2017 diễn ra như thế nào?

Thứ hai, có nhân tố nào ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng cán bộ công chức cấp xã tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh?

Thứ ba, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trong những năm tới là gì?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Luận văn sẽ tiến hành thu thập dữ liệu nghiên cứu, thu thập thông tin tốt giúp cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện cho việc xử lý và phân tích thông tin, từ đó đánh giá chính xác về thực trạng vấn đề nghiên cứu và đề xuất những giải pháp xác thực giúp cho việc hoàn thiện công việc nghiên cứu của mình và của cơ sở. Đề tài sử dụng hai nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp là những thông tin liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến đề tài nghiên cứu và được tác giả thu thập thông qua các báo cáo, các sổ theo dõi về tình hình cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Tiên Du giai đoạn 2015-2017. Ngoài ra, tác giả còn thu thập các thông tin qua các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học và phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, ti vi, internet… để đảm bảo được tính thời sự của thông tin. Trong luận văn tác giả thu thập thông tin diễn biến về sự thay đổi quy mô, cơ cấu cán bộ công chức cấp xã như số lượng, độ tuổi, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, giới tính, trình độ ngoại ngữ, tin học,… giai đoạn 2015-2017 của Phòng Nội vụ huyện Tiên Du cung cấp.

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

a. Chọn điểm nghiên cứu: Địa điểm nghiên cứu được tác giả tiến hành tại tất cả các xã trên địa bàn huyện Tiên Du đảm bảo số lượng mẫu đại diện được cho toàn huyện.

b. Chọn đối tượng điều tra: Đối tượng điều tra là cán bộ, công chức cấp

xã tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh và người dân tại địa bàn.

c. Cỡ mẫu điều tra:

* Đối với cán bộ công chức cấp xã huyên Tiên Du

Xác định quy mô mẫu theo công thức tính quy mô mẫu của Slovin:

n = N

(1 + N * e2) Trong đó:

n: quy mô mẫu

N: kích thước của tổng thể. Với N = 294 (tổng số cán bộ, công chức đang làm việc tại huyện Tiên Du năm 2017 là 294 người).

Chọn khoảng tin cậy là 95% nên mức độ sai lệch e = 0,05

Ta có: n=294/(1+ 294 * 0,052) = 169,4 => quy mô mẫu: 170 người.

* Đối với người dân

Trên địa bàn huyện Tiên Du có 13 xã, tác giả tiến hành phỏng vấn 10 người dân/xã, là người dân đến trụ sở UBND xã làm các thủ tục hành chính cho bản thân và gia đình như các lĩnh vực đất đai, dân số,…. Do người dân trên địa bàn lớn nên tác giả sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên.

Bảng 2.1: Thống kê mẫu điều tra

Đối tượng Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Cán bộ công chức xã 170 56,67

Người dân 130 43,33

Tổng 300 100

(Nguồn: Tác giả tính toán) d. Nội dung điều tra gồm 2 phần:

+ Phần 1: Thông tin chung (thông tin cá nhân như họ tên, độ tuổi, chức vụ, giới tính, kinh nghiệm làm việc,…).

+ Phần 2: Đánh giá về các nội dung và yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện Tiên Du (Phụ lục 1).

* Đối với mẫu điều tra người dân nội dung điều tra gồm:

+ Phần 1: Thông tin chung (thông tin cá nhân như họ tên, độ tuổi, giới tính, kinh nghiệm làm việc,…).

+ Phần 2: Đánh giá về chất lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện Tiên Du như trình độ, năng lực, phẩm chất chính trị, kỹ năng,…(Phụ lục 2).

Nội dung đánh giá dựa trên thang đo Likert được thống kê theo 5 mức: Rất tốt, Tốt, Khá, Trung Bình, Yếu.

Bảng 2.2: Ý nghĩa điểm bình quân

Mức Khoảng Mức đánh giá 1 4,20-5,0 Tốt 2 3,40-4,20 Khá 3 2,60-3,40 Trung bình/bình thường 4 1,80-2,60 Yếu 5 1,0-1,80 Kém (Nguồn: Vũ Cao Đàm, 2008) 2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu

Thông tin sau khi thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Tác giả có thể nhờ đến sự hỗ trợ của công nghệ thông tin như các phần mềm xử lý như excel để tiến hành tổng hợp, phân tích và đánh giá.

2.2.2.1. Phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Qua phân tổ, các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có

sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ. Từ đó có thể đi sâu tính toán, nghiên cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ cũng như các đặc điểm chung của tổng thể. Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí như phân tổ theo độ tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn. Phương pháp phân tổ sẽ cho tác giả sự nhìn nhận để có được những kết luận chính xác nhất về chất lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

2.2.2.2. Bảng thống kê

Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, có logic nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê được thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp đối chiếu, so sánh, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu. Các loại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích, đánh giá mức độ hài lòng đối với các yếu tố ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, tác giả sử dụng công thức tính điểm trung bình của thang đo Likert để đánh giá.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng sau khi số liệu đã được tổng hợp, phân tích tác giả có thể sử dụng phương pháp này để tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tượng, lượng hóa thông qua hệ thống chỉ tiêu. Phương pháp so sánh được sử dụng nhằm đánh giá sự biến động của cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015 - 2017.

+ Mức biến động tuyệt đối: được xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kỳ: kỳ phân tích và kỳ gốc.

+ Mức độ biến động tương đối: là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quy mô của chỉ tiêu phân tích.

2.2.3.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia là tham khảo ý kiến của các chuyên gia về công tác tổ chức cán bộ, những am hiểu về sử dụng cán bộ, công chức cấp xã, những người làm công tác đào tạo, bồi dưỡng. Cán bộ quản lý các đơn vị thuộc các cấp chính quyền thông qua các hội nghị, hội thảo chuyên đề về nâng cao chất lượng; từ đó rút ra những nhận xét đánh giá chung về vấn đề nghiên cứu.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá nội dung nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã

Chỉ tiêu này được phản ánh thông qua: Số lượng, độ tuổi, giới tính của cán bộ, công chức cấp xã:

- Số lượng cán bộ, công chức cấp xã: Đây là chỉ tiêu nghiên cứu trên số lượng chỉ tiêu biên chế cán bộ, công chức cấp xã được UBND tỉnh giao theo quy định, số có mặt, số còn thiếu.

- Cơ cấu độ tuổi của cán bộ, công chức cấp xã: Chỉ tiêu này nghiên cứu cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã hiện có mặt trên các độ tuổi: Dưới 30 tuổi, từ 31 - 45 tuổi, từ 46 - 60 tuổi và trên 60 tuổi.

Cơ cấu CBCC

theo tuổi =

Số lượng CBCC phân loại theo tuổi

x 100 Tổng số CBCC cấp xã

- Cơ cấu giới tính của cán bộ, công chức cấp xã: Phân tích nghiên cứu để đánh giá mức độ đảm bảo cơ cấu cán bộ, công chức là nam giới, nữ giới theo các chức danh đảm nhiệm.

Cơ cấu CBCC theo giới tính =

Số lượng CBCC phân loại theo giới tính

x 100 Tổng số CBCC cấp xã

* Trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức cấp xã:

Cơ cấu CBCC cấp xã theo trình độ lý luận

chính trị =

Số lượng CBCC cấp xã phân loại theo trình độ lý luận chính trị

x 100 Tổng số CBCC cấp xã

Chỉ tiêu này nghiên cứu những trình độ: Cao cấp, trung cấp và chưa qua đào tạo. Lý luận chính trị là cơ sở xác định quan điểm, lập trường của cán bộ, công chức các cấp nói chung và cán bộ, công chức cấp xã nói riêng. Thực tế cho thấy nếu cán bộ, công chức cấp xã có lập trường chính trị vững vàng, hoạt động vì mục tiêu, lý tưởng cách mạng thì sẽ được nhân dân kính trọng, tin yêu và họ sẽ vận động được nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

* Trình độ ngoại ngữ, tin học của cán bộ, công chức cấp xã:

Cơ cấu CBCC cấp xã theo trình độ tin học, ngoại ngữ =

Số lượng CBCC cấp xã phân loại theo trình độ tin học,ngoại ngữ

x 100 Tổng số CBCC cấp xã

Chỉ tiêu này rất cần thiết trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực. Việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học đối với cán bộ, công chức ngày càng trở nên cấp thiết trong quá trình thực thi công vụ, nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý hành chính cũng như chất lượng phục vụ nhân dân. Vì vậy, trình độ ngoại ngữ, tin học cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cán bộ, công chức cấp xã.

* Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức cấp xã:

Cơ cấu CBCC cấp xã theo chuyên môn

=

Số lượng CBCC cấp xã phân loại theo

chuyên môn x 100

Tổng số CBCC cấp xã

Chỉ tiêu này được hiểu là những kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định được biểu hiện qua những cấp độ: Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học. Đây là những kiến thức mà cán bộ, công chức cấp xã không được thiếu khi giải quyết công việc của mình. Nếu thiếu kiến thức này thì cán bộ, công

chức cấp sẽ khó khăn trong việc giải quyết công việc, chắc chắn sẽ khó hoàn thành công việc, hiệu quả quản lý nhà nước sẽ thấp.

* Trình độ quản lý nhà nước của cán bộ, công chức cấp xã:

Cơ cấu CBCC cấp xã theo trình

độ QLNN

=

Số lượng CBCC cấp xã phân loại theo trình

độ QLNN x 100

Tổng số CBCC cấp xã

Chỉ tiêu này nghiên cứu thông qua số lượng cán bộ, công chức cấp xã đã được đào tạo kiến thức quản lý nhà nước trình độ như: Chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên và chưa qua đào tạo. Quản lý nhà nước là hệ thống tri thức khoa học về quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước. Đó là những kiến thức đòi hỏi các nhà quản lý phải có, để giải quyết các công việc cụ thể trong quá trình điều hành, quản lý.

* Phẩm chất chính trị của người cán bộ, công chức cấp xã:

Cơ cấu CBCC cấp xã theo tiêu chí đánh giá

phẩm chất chính trị =

Số lượng CBCC cấp xã phân loại theo tiêu chí đánh giá phẩm chất chính trị

x 100 Tổng số CBCC cấp xã

Là chỉ tiêu quan trọng quyết định đến năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức. Phẩm chất chính trị là động lực tinh thần thúc đẩy cán bộ các cấp vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao hay nói cách khác là hoàn thành nhiệm vụ với hiệu quả cao nhất.

2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã cán bộ, công chức cấp xã

*Chỉ tiêu đánh giá chế độ, chính sách cán bộ, công chức cấp xã: Điểm đánh giá từng

tiêu chí =

Số người trả lời

x 100 Tổng số mẫu điều tra

Chỉ tiêu này nhằm đánh giá chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức là những quy định do nhà nước, địa phương đặt ra để đãi ngộ đối với cán bộ, công chức. Điểm đánh giá các tiêu chí càng cao càng tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)