NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM CƠ BẢN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu 40.-Luận-án-Vi-phạm-hợp-đồng-theo-Công-ước-Viên-1980 (Trang 25)

HÀNG HÓA QUỐC TẾ

Vấn đề vi phạm cơ bản hợp đồng MBHHQT bao gồm và liên quan tới nhiều vấn đề như hợp đồng MBHHQT, vi phạm hợp đồng MBHHQT và các chế tài áp dụng cũng như cơ chế pháp luật điều chỉnh loại vi phạm hợp đồng này. Để làm rõ nội dung của vi phạm cơ bản hợp đồng, tạo tiền đề lý luận cho việc nghiên cứu tiếp các phần sau của luận án, chương này trình bày khái quát vi phạm cơ bản hợp đồng MBHHQT, gồm các nội dung sau: khái niệm và đặc điểm của hợp đồng MBHHQT, khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng MBHHQT và cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với vi phạm cơ bản hợp đồng MBHHQT.

Vấn đề vi phạm cơ bản hợp đồng MBHHQT bao gồm và liên quan tới nhiều vấn đề như hợp đồng MBHHQT, vi phạm hợp đồng MBHHQT và các chế tài áp dụng cũng như cơ chế pháp luật điều chỉnh loại vi phạm hợp đồng này. Để làm rõ nội dung của vi phạm cơ bản hợp đồng, tạo tiền đề lý luận cho việc nghiên cứu tiếp các phần sau của luận án, chương này trình bày khái quát vi phạm cơ bản hợp đồng MBHHQT, gồm các nội dung sau: khái niệm và đặc điểm của hợp đồng MBHHQT, khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng MBHHQT và cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với vi phạm cơ bản hợp đồng MBHHQT.

Cùng với sự tác động của quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế và sự thiết lập các khuôn khổ pháp lý song phương và đa phương về thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa giữa các cá nhân, tổ chức không chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà đã vươn ra phạm vi quốc tế. Phương tiện pháp lý cơ bản để các cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động mua bán hàng hóa trong phạm vi quốc tế là hợp đồng MBHHQT.

Về mặt thuật ngữ, đến nay, theo những cứ liệu thu thập được thì chưa có Từ điển chuyên ngành Luật nào đưa ra giải thích thuật ngữ “hợp đồng MBHHQT”, có chăng chỉ là việc giải thích các thuật ngữ cấu thành thuật ngữ “hợp đồng MBHHQT”, đó là “hợp đồng”, “mua bán”, “hàng hóa”, “mua bán hàng hóa”…

Về phương diện học thuật, ở trong nước, đã có một số tác giả đưa ra khái niệm về hợp đồng MBHHQT. Chẳng hạn, theo tác giả Trương Văn Dũng, hợp đồng MBHHQT là sự thỏa thuận có hiệu lực bắt buộc giữa các bên có trụ sở thương mại đóng ở các nước khác nhau, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng hóa và chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền hàng cho bên bán [17, tr.10]. Người viết cho rằng, khái niệm này chưa làm rõ được cơ sở xác định “hiệu lực bắt buộc” ở đây là theo quy định của pháp luật nào bởi tính chất quốc tế của hợp đồng thì rất nhiều nguồn luật khác nhau có thể cùng điều chỉnh hợp đồng MBHHQT. Bên cạnh đó, bản thân hợp đồng mua bán hàng hóa đã là sự thỏa thuận giữa bên bán và bên mua, sự thỏa thuận này phải đảm bảo tuân thủ quy

Một phần của tài liệu 40.-Luận-án-Vi-phạm-hợp-đồng-theo-Công-ước-Viên-1980 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w