4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1.3. Đặc điểm hình thái ngoài của các loài Thân mềm Chân bụngtại KVNC
KVNC
Các loài ốc cạn đặc trƣng đƣợc mô tả theo thứ tự bao gồm:
Type: Nơi thu và lƣu mẫu chuẩn (nếu có).
Kích thƣớc: Chọn 1 đến 3 cá thể trƣởng thành đo kích thƣớc các chiều của
vỏ ốc.
Đƣờng kính (kí hiệu D), chiều cao (kí hiệu H)
Đặc điểm nhận dạng: Đặc điểm hình thái vỏ: Hình dạng vỏ, đỉnh vỏ, các vòng xoắn, rãnh xoắn, miệng ốc, lỗ rốn,...
Sinh thái: đặc điểm sinh sống của loài.
Nhận xét: Rút ra một số nhận xét nhƣ: giá trị, các cá thể cùng loài thu đƣợc ở các khu vực lân cận.
Phân lớp Mang trƣớc –PROSOBRANCHIA Bộ - Architaeniogloss
Họ - Cyclophoridae
1. Cyclophorus cambodgensis Morelet, 1884
Cyclophorus cambodgensis(Morelet J.C, 1844) [36]
Hình 1. Mặt đỉnh – Mặt đáy – Mặt bên Type: Campuchia
Kích thƣớc: H = 27 mm; D = 37 mm
Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ lớn, vỏ ốc dày chắc chắn, dạng con quay. Đỉnh và tháp ốc nhọn. Có 5,5 – 6 vòng xoắn lồi và đƣợc tách ra bằng các đƣờng rãnh xoắn sâu và rõ nét. Vòng xoắn cuối phồng và phình rộng. Mặt vỏ gần nhẵn, có các đƣờng viền màu vàng và nâu xen k nhau trang trí cho các
vòng xoắn.Miệng vỏ lớn, hình tròn. Vành miệng cuộn dày, liên tục che khuất một phần lỗ rốn, có màu trắng ngà. Lớp sứ bờ trụ hơi phình ra, màu trắng. Miệng vỏ có nắp miệng hình tròn, màu nâu, có các đƣờng tròn đồng tâm. Lỗ rốn rộng và sâu, bị che khuất bởi một phần bởi vành miệng.
Phân bố : Đƣợc tìm thấy ở hầu hết các vị trí lấy mẫu.
Sinh thái: đây là loài sống chủ yếu trong các vách đá, tầng thảm mục, ăn
các loại lá cây, cành cây đã bị oai mục.
Nhận xét: Đây là một trong những loài có giá trị dinh dƣỡng, giá trị kinh
tế cao nên ngƣời dân thƣờng xuyên săn bắt khiến số lƣợng cá thể của loài này đang giảm sút.
2. Cyclophorus malayanus (Beson, 1852)
Cyclostoma malayanum Benson, 1852 [37]
Hình 2. Mặt đỉnh – Mặt đáy – Mặt bên Type: Peninsula, Malaysia.
Kích thƣớc: H = 25 mm; D = 33 mm
Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ lớn. Vỏ dày, dạng hình chóp nón lệch, đỉnh
nhọn. Mặt vỏ có màu nâu sẫm hoặc đen, có khía mờ. Vòng xoắn phồng, rãnh xoắn sâu. Vòng xoắn cuối không tròn đều mà có cạnh, mở rộng chiếm đến 2/3 chiều cao vỏ ốc. Mặt đáy có các dải màu nâu đen không đều vòng nhau quanh lỗ rốn. Lỗ rốn hẹp. Miệng vỏ hình ovan, vành miệng cuộn dày, gần liên tục, phát triển chìa ra che 2/3 lỗ rốn. Lớp xà cừ màu trắng hoặc trắng đục.
Sinh thái: Các mẫu thu đƣợc ở trong lớp thảm mục chân núi, trong các
khe đá, những nơi có độ ẩm cao. Nguồn thức ăn chủ yếu của loài này là lá cây, cành cây mục. Xuất hiện nhiều khi độ ẩm cao.
Phân bố : Tại khu vực nghiên cứu vị trí số 3, 5, 7, 8.
Nhận xét: Có giá trị kinh tế cao, dùng làm thực phẩm, nguyên liệu y dƣợc cho ngƣời
3. Cyclophorus volvulus (Muller,1774)
Helix volvulus Müller, 1774 [38]
Hình 3. Mặt đỉnh – Mặt đáy – Mặt bên Type: Chƣa rõ
Kích thƣớc: H = 27 mm; D = 34 mm
Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ lớn. Vỏ dày, dạng hình chóp nón lệch, đỉnh tù. Mặt vỏ có màu nâu vàng, có khía rõ. 5 vòng xoắn phồng, rãnh xoắn sâu. Vòng xoắn cuối không tròn đều mà có cạnh, mở rộng chiếm đến 2/3 chiều cao vỏ ốc. Mặt đáy có các dải màu nâu vàng không đều nhau vòng quanh lỗ rốn. Lỗ rốn hẹp, sâu. Miệng vỏ hình ovan, vành miệng cuộn mỏng hƣớng sang phải, gần liên tục. Lớp xà cừ màu vàng hoặc trắng đục.
Sinh thái: Mẫu ốc thu đƣợc ở trong khe đá. Vào mùa mƣa ốc mới bò ra
ăn lá cây rừng và sinh sản. Thức ăn là lá cây, cành gỗ mục.
Phân bố: Tại khu vực nghiên cứu vị trí số 1, 2, 3, 5, 6. Nhận xét: Có giá trị làm thực phẩm đối với con ngƣời
4. Cyclophorus songmaensis Morelet, 1891
Cyclophorus songmaensis Morelet, 1891 [39]
Hình 4. Mặt đỉnh – Mặt đáy – Mặt bên Type: Việt Nam
Kích thƣớc: H = 33 mm; D = 47 mm
Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ lớn. Vỏ dày, dạng hình chóp nón lệch, đỉnh
tù. Mặt vỏ màu nâu hoặc trắng đục, có khía mờ. Có 5 – 5,5 vòng xoắn phồng, rãnh xoắn nông. Vòng xoắn cuối tròn, mở rộng chiếm đến 2/3 chiều cao vỏ ốc. Mặt đáy có các dải màu nâu vòng quanh lỗ rốn. Miệng vỏ hình ovan. Vành miệng cuộn dày, liên tục, phát triển che một phần lỗ rốn. Lỗ rốn hẹp và sâu.
Phân bố: Tại khu vực nghiên cứu vị trí số 5.
Nhận xét: - Đây là loài có kích thƣớc lớn nhất trong họ cyclophorus đƣợc tìm thấy ở khu vực nghiên cứu, tuy nhiên không tìm thấy cá thể còn sống nào.
5. Cyclophorus sp.1
Hình 5. Mặt đỉnh – Mặt đáy – Mặt bên Type : Chƣa rõ
Kích thƣớc: H = 22 mm; D = 29 mm
Đặc điểm hình dạng: Ốc có kích thƣớc trung bình, đỉnh nhọn, vỏ dày, mặt vỏ nhắn. Có 6 vòng xoắn, xoắn phải, rãnh xoắn rõ, vòng xoắn cuối phình rộng chiếm 2/3 chiều cao vỏ ốc. vành miệng không liên tục, mở rộng, miệng kép. Lỗ rốn sâu, bị vành miệng che 1/3 diện tích
Phân bố: Tại khu vực nghiên cứu vị trí số 5.
Nhận xét : Mẫu có đặc điểm hình thái gần giống loài Cyclophorus malayanus tuy nhiên có kích thƣớc nhỏ hơn.
6. Cyclophorus sp.2
Hình 6. Mặt đỉnh – Mặt đáy – Mặt bên Type : Chƣa rõ
Đặc điểm nhận dạng: Ốc có cỡ lớn. Vỏ dày, hình cầu, xoắn phải, màu nâu sẫm, Có 51/
2 vòng xoắn, rãnh xoắn nông, mặt vỏ có các dải màu đen hoặc nâu. Lỗ rốn sâu Vảnh miệng liên tục và mở rộng, miệng vỏ che hết lỗ rốn.
Phân bố : Tại khu vực nghiên cứu số 1 7. Cyclophorus sp.3
Hình 7. Mặt đỉnh – Mặt đáy – Mặt bên Type: Chƣa rõ
Kích thƣớc: H = 25 mm; D = 33 mm
Đặc điểm hình thái: Ốc có kích thƣớc trung bình. Vỏ tƣơng đối hẹp, hình cầu, xoắn phải, màu nâu, 51/
2 vòng xoắn, rãnh xoắn nông, vòng xoắn cuối có gờ lớn và các dải màu đen. Lỗ rốn sâu. Vảnh miệng liên tục và mở rộng, miệng vỏ che 1/
3 lỗ rốn.
Phân bố: Tại khu vực nghiên cứu số 1, 2, 3, 5, 6. 8. Platyrhaphe leucacme Moellendorff, 1901
Platyraphe leucacme Moellendorff, 1901 [40]
Type: Chƣa rõ
Kích thƣớc : H= 5 mm , D = 14mm
Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ nhỏ. Vỏ dày, dạng đĩa phồng, đỉnh tù. Mặt
vỏ màu nâu trắng, có khía mờ. Tháp ốc gần phẳng. Có 4 – 4,5 vòng xoắn phồng, rãnh xoắn sâu. Vòng xoắn cuối phát triển chiếm đến 2/3 chiều cao vỏ ốc. Miệng vỏ tròn dạng hình tròn khép kín. Vàng miệng sắc cạnh, cuộn mỏng, liên tục. Lỗ rốn rộng và sâu. Lớp xà cừ màu nâu
Phân bố: Tại khu vực nghiên cứu số 1, 5 9. Ptychopoma lienense (Gredler, 1882)
Hình 9. Mặt đỉnh – Mặt đáy – Mặt bên Type: Chƣa rõ
Kích thƣớc: H = 6 mm; D = 12mm
Đặc điểm nhận dạng: Ốc dạng dẹt, đỉnh nhọn không cao. Với 4 phòng
xoắn chia cắt bởi các rãnh xoắn đều nhau. Vỏ ốc sắc, vòng xoắn cuối phát triển chéo xuống, miệng tròn. Lỗ rốn rộng và sâu. Ốc có màu nâu bóng
Phân bố: Tại khu vực nghiên cứu số 2, 3, 5. 10. Pterocyclus danieli (L.Morlet,1886)
Hình 10. Mặt đỉnh – Mặt đáy – Mặt bên Type: Chƣa rõ
Kích thƣớc: H = 6 mm; D = 12 mm
Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ nhỏ. Dạng dẹt, ốc chƣa trƣởng thành 4 vòng xoắn, tháp ốc thấp. Vỏ có khía sắc rõ. Ốc có lỗ rốn rộng sâu không bị che. Ốc miệng tròn cuộn xuống, không răng. Ốc màu nâu sẫm.
Phân bố: Tại khu vực nghiên cứu số 1, 2 11. Pterocyclus sp.
Hình 11. Mặt đỉnh – Mặt đáy – Mặt bên Type: Chƣa rõ
Kích thƣớc: H = 14 mm; D = 29 mm
Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ trung bình. Vỏ mỏng, dạng vành khăn. Mặt
vỏ màu nâu sẫm hoặc trắng đục, có khía nổi lên rõ. Có 4,5 – 5 vòng xoắn lồi đƣợc tách ra bằng các rãnh xoắn sâu. Vòng xoắn cuối gần miệng lồi lên tạo thành gai khá rõ. Miệng vỏ tròn khép kín, tách hẳn ra khỏi thân ốc, hƣớng xuống dƣới. Vành miệng sắc cạnh, cuộn mỏng, liên tục. Lỗ rốn sâu.
Sinh thái: Mẫu thu đƣợc ở dƣới lớp lá rụng, nơi có độ ẩm cao. Thức ăn chủ yếu là lớp mùn hữu bã hữu cơ.
Phân bố: Tại khu vực nghiên cứu số 1, 2 12. Scabrina cf. tonkiniana Mabille, 1887
Scabrina tonkiniana Mabille, 1887 [42]
Hình 12. Mặt đỉnh – Mặt đáy – Mặt bên Type: Việt Nam
Kích thƣớc: H = 4 mm; D = 11 mm
Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ nhỏ. Vỏ mỏng, dạng vành khăn. Mặt vỏ màu nâu đen, có khía nổi lên rõ. Tháp ốc gần phẳng. Có 5,5 – 6 vòng xoắn lồi đƣợc tách ra bằng rãnh xoắn sâu. Miệng vỏ dạng hình tròn khép kín. Vành miệng sắc cạnh, liên tục. Lỗ rốn rộng và sâu. Lớp xà cừ màu nâu
Phân bố: Tại khu vực nghiên cứu số 1, 5, 8
Sinh thái: Mẫu thu đƣợc ở dƣới lớp lá rụng, nơi có độ ẩm cao. Thức ăn chủ yếu là lớp mùn hữu bã hữu cơ.
13. Japonia sp. Type: Chƣa rõ
Hình 12. Mặt bên – Mặt đỉnh – Mặt đáy
Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ nhỏ. Vỏ mỏng, dạng hình chóp nón lệch, đỉnh nhọn. Mặt vỏ màu nâu hoặc đen, có khía nổi rõ, đƣợc bao quanh bởi các sợi lông. Có 6 vòng xoắn phồng, rãnh xoắn sâu. Vòng xoắn cuối tronfm mở rộng chiếm đến 2/3 chiều cao vỏ ốc. Miệng vỏ hình tròn. Vành miệng cuộn mỏng, không liên tục. Lỗ rộn rộng và sâu
Phân bố: Tại khu vực nghiên cứu số 1
Sinh thái : Đƣợc tìm thấy tại sinh cảnh rừng trên núi đá vôi 14. Diplommatina demangei Bavay & Dautzenberg, 1912
Diplommatina demangei Bavay & Dautzenberg, 1912 [43]
Hình 14. Mặt bụng – Mặt lƣng Type: Chƣa rõ
Kích thƣớc : H= 5,4mm , D = 2mm
Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ nhỏ. Vỏ mỏng, dạng hình chóp, đỉnh nhọn.
Mặt vỏ màu trắng hoặc nâu, mịn. Có 4 – 5 vòng xoắn phồng, rãnh xoắn sâu. Vòng xoắn thứ 4 phát triển phình to. Miệng vỏ tròn, quay về phía trƣớc. Vành miệng loe, sắc cạnh. Không có lỗ rốn.
Sinh thái: Loài này sống bám trên các vách đá mọc rêu, trong các hốc đá nơi có độ ẩm cao, trên lớp mùn bã trong các hốc đá, khe đá. Thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ, rêu.
Phân bố: Tại khu vực nghiên cứu số 5
Nhận xét: Các cá thể phần lớn thu đƣợc trong các hốc đá Họ - Pupinidae
15. Pupina artata Benson, 1856
Pupina artata Benson, 1856 [44]
Hình 15. Mặt bụng – Mặt lƣng Type: Mianma.
Kích thƣớc: H = 7,4 mm, D = 4,5 mm
Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ nhỏ. Vỏ chắc, dạng bầu dục, hơi mập, đỉnh
hơi phồng, rãnh xoắn mờ. Tấm miệng trên và tấm miệng dƣới không che kín miệng. Rãnh nƣớc ở vùng đỉnh và vùng gốc hở. Miệng vỏ tròn. Vành miệng đơn. Không có lỗ rốn. Lớp xà cừ màu trắng.
Phân bố: Tại khu vực nghiên cứu số 2, 5
Sinh thái: Mẫu thu đƣợc ở hốc đá có rêu, nơi có độ ẩm cao. Thức ăn chủ
yếu là lớp mùn hữu bã hữu cơ.
16. Pupina brachysoma Ancey, 1903
Pupina anceyi Bavay et Dautzenberg, 1899 [43]
Hình 16. Mặt bụng – Mặt lƣng Type: Thất Khê, Lạng Sơn, Việt Nam.
Kích thƣớc: H = 7,4 mm, D = 4,3 mm
Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ nhỏ. Vỏ chắc, dạng bầu dục, đinh hơi tù. Mặt vỏ bóng sáng, màu nâu sữa. Có 5 vòng xoắn phồng, rãnh xoắn mờ. Mức độ phát triển các vòng xoắn khá đều.Vùng đỉnh miệng có gờ. Tấm miệng trên hình tam giác che kín khe miệng, tấm miệng dƣới hình chữ nhật không che khe miệng. Rãnh nƣớc ở vùng đỉnh và vùng gốc hở. Vành miệng đơn, lệch hẳn sang bên phải, không liên tục. Không có lỗ rốn.
Sinh thái: Sống ở các hốc đá, nơi có độ ẩm cao. Thức ăn chủ yếu là lớp
mùn hữu bã hữu cơ.
Phân bố: Tại khu vực nghiên cứu số 1, 5
17. Pupina douvillei Dautzenberg & Fischer, 1906
Pupina douvillei Dautzenberg & Fischer, 1906[45]
Hình 17. Mặt bụng – Mặt lƣng Kích thƣớc: H = 10 mm , D = 6 mm
Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ trung bình, dang trụ thon đều, có đỉnh tháp nhọn với 5 vòng xoắn. Vỏ ốc không mỏng, không bóng. Các vòng xoắn phôi phát triền đều nhau, vòng xoắn thứ 3-5 phình to và vòng xoắn cuối chiếm 3/5 chiều cao của vỏ và thắt lại tạo miệng ốc. Miệng ốc tròn,, nghiêng sang phải so với trụ ốc, trong miệng có 2 răng, 1 răng ngắn bên trái tạo thành khe ngắn, răng bên phải dài.
Phân bố: Tại khu vực nghiên cứu số 1, 2, 5 18. Pupina sp.
Type : Chƣa rõ
Hình 18. Mặt bụng – Mặt lƣng
Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ trung bình. Ốc dạng trụ dài có 5 -6 vòng
xoắn không rõ nét. 2 vòng xoắn cuối xoắn tạo miệng ốc lệch trái . Vỏ ốc trơn bóng, mịn. Miệng vỏ tròn, kín, có 2 răng, 1 răng trái dài ăn sâu. Răng phải ngắn vắt ngang chia cắt vành miệng. Ốc không có lỗ rỗn.
Phân bố: Tại khu vực nghiên cứu số 1 Bộ - Neritopsina
Họ - Helicinidae
19. Calybium mouhoti (Pfeiffer,1862)
Geotrochatella jourdyi Dautzenberg, 1895 [46]
Hình 19. Mặt đỉnh – Mặt đáy – Mặt bên Type: Hạ Long, Việt Nam.
Kích thƣớc: H = 8,3 mm, D = 17,2 mm Phân bố: Tại khu vực nghiên cứu số 2, 5
Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ trung bình. Vỏ dạng hình nón, đỉnh nhọn. Mặt vỏ màu vàng, có gờ không liên tục nổi rõ vòng quanh mặt vỏ. Có 6 vòng xoắn dẹp. Vòng xoắn cuối tạo gờ sắc. Mặt đáy phồng màu vàng. Vành miệng không liên tục, vành miệng trên không cuộn, vành miệng dƣới cuộn ít. Không có lỗ rốn. Lớp xà cừ màu trắng đục.
Sinh thái: Loài sống bám trên vách đá vôi, nơi có độ ẩm cao, nhiều rêu.
Thức ăn là mùn bã hữu cơ.
Nhận xét: Mẫu ốc chủ yếu thu đƣợc ở sinh cảnh núi đá vôi ít bị tác động
của con ngƣời
Phân lớp Có phổi – PULMONATA Bộ - STYLOMMATOPHORA Họ - Achatinidae
20. Achatina fulica Bowdich, 1822
Achatina fulica Bowdich, 1822 [47]
Hình 20. Mặt đỉnh – Mặt bụng – Mặt lƣng Kích thƣớc: H = 45 mm; D = 85 mm
Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ lớn. Vỏ dạng hình nón dài, đỉnh tù. Mặt vỏ
màu nâu sẫm xen lẫn các dải sọc màu vàng trắng, nhẵn. Đỉnh tù. Có 6 - 6½ vòng xoắn phồng, rãnh xoắn sâu. Vòng xoắn cuối phát triển chiếm đến 2/3 chiều cao vỏ ốc. Miệng vỏ hình cánh cung. Vành miệng sắc, mỏng. Môi dƣới đƣợc nối liền bằng một thể chai cuộn, mỏng. Không có lỗ rốn. Lớp xà cừ màu trắng.
Sinh thái: Mẫu thu đƣợc ở hầu hết các sinh cảnh rừng tự nhiên trên núi đất và núi đá vôi có tác động của con ngƣời. Thức ăn là lá cây, thân cây, hoa màu vì thế đây đƣợc coi là một loài gây hại cho cây trồng của ngƣời dân
Phân bố: Tại khu vực nghiên cứu số 1, 3, 4, 8
Nhận xét: Loài này còn đƣợc biết đến với tên gọi ốc sên hoặc ốc sên hoa, nguồn gốc từ Đông Phi. Chúng phân bố và di nhập hầu khắp các vùng nhiệt dới và cận nhiệt đới trong đó có Việt Nam cũng nhƣ khu vực nghiên cứu.
21. Macrochlamys despecta (Mabille, 1887)
Nanina despecta Mabille, 1887 [48]
Hình 21. Mặt đỉnh – Mặt đáy – Mặt bên Kích thƣớc: H = 9 mm; D = 23 m
Đặc điểm nhận dạng: Ốc cỡ trung bình. Vỏ mỏng, dạng đĩa phồng, đỉnh tù. Mặt vỏ màu vàng nhạt, có khía mờ. Có 5,5 vòng xoắn, các vòng xoắn
tăng trƣởng đều đặn. Miệng vỏ hình cánh cung. Vành miệng mỏng, sắc. Lỗ rốn H hẹp và sâu.
Sinh thái: Mẫu vỏ thu đƣợc ở dƣới lớp thảm mục
Phân bố: Chúng đƣợc tìm thấy ở hầu hết các vị trí lấy mẫu. Nhận xét: Loài có phân bố rộng ở khu vực nghiên cứu 22. Macrochlamys douvillei D. et F., 1905
Macrochlamys douvillei Dautzenberg et Fischer, 1905 [49]