Phương pháp điều tra theo điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ nấm linh chi (ganodermataceae donk) ở vườn quốc gia chư yang sin (Trang 31 - 32)

2.2.1.1. Phương pháp điều tra theo điểm

Điểm 1. Rừng lá kim ưu thế Thông 3 lá Pinus kesiya, độ cao 600-1000m;

tọa độ N 12027.705’; E 108022.449’. Địa hình dốc trung bình, nhiều khu vực khá thoải. Cấu trúc rừng gồm 3 tầng: Tầng ưu thế sinh thái là Thông 3 lá, cao khoảng trên dưới 30m, độ che phủ khoảng 0,3, tầng cây gỗ dưới tán gồm một số loài cây thuộc họ Fabaceae, chiều cao cây khoảng 20-25m,tầng cây bụi chủ yếu là dương xỉ và cỏ cao dưới1m, mọc thành từng cụm không liên tục, độ che phủ thấp,vật rơi rụng chủ yếu là lá và quả thông, độ dày thảm mục mỏng, khoảng0,5cm.

Điểm 2. Rừng á nhiệt đới cây lá rộng thường xanh ở độ cao 1000-1500m;

tọa độ N 12025.110’; E 108022.161’ với ưu thế là các loài thuộc họ Dẻ Fagaceae, họ Ngọc lan Magnoliaceae, họ Re Lauraceae... với chiều cao tầng tánưu thế vào khoảng 20-30m và giảm dần khi lên các đai cao hơn.

Điểm 3. Rừng á nhiệt đới hỗn giao cây lá rộng, lá kim ở độ cao 1500- 1900m; tọa độ N12025.300’; E 108024.153’ với các loài ưu thế cây lá kim là Pơ mu

evelyniana; cây lá rộng chủ yếuthuộc về các loài thuộc DẻFagaceae, Ngọc Lan

Magnoliaceae, Re Lauraceae, họ Bứa Clusiaceae...

Điểm 4. Rừng cây lùn trên núi cao ở độ cao 1.900-2.200m; tọa độ N 12025.822’; E 108023.348’, thực vật thân gỗ chủ yếu là các loài thuộc họ Ericaceae, chi Đỗ quyên Rhododendron, các loài thuộc họ DẻFagaceae, Chè Theaceae, Ngọc

lan Magnoliaceae, Hồi Illiaceae...

2.2.1.2. Phương pháp điều tra theo tuyến.

Các tuyến điều tra được thiết kế bằng cách nối các điểm điều tra 1, 2, 3, 4 với nhau và kết hợp với điều tra ngẫu nhiên ở trên lãnh thổ Vườn quốc gia Chư Jang Sin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ nấm linh chi (ganodermataceae donk) ở vườn quốc gia chư yang sin (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)