xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận
2.2.1. Khái quát thực trạng kỹ năng giao tiếp của học sinh trường trung học cơ sở Phú Lạc cơ sở Phú Lạc
2.2.1.1. Kết quả chung
Từ cơ sở lý luận ở chương 1, KNGT được chúng tôi nghiên cứu gồm có 4 kỹ năng thành phần là kỹ năng làm quen, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng bộc lộ sự quan tâm và kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột. Để đánh giá thực trạng KNGT của học sinh trường THCS Phú Lạc, chúng tôi đã thiết kế tiêu chí và thang đánh giá dựa trên 4 kỹ năng thành phần, sau đó khảo sát trên học sinh toàn trường, qua phân tích số liệu, kết quả nghiên cứu được thể hiện như sau:
Bảng 2.3. Kỹ năng giao tiếp của học sinh trường THCS Phú Lạc Kỹ năng thành phần KNGT Làm quen Lắng nghe Bộc lộ sự quan tâm Giải quyết vấn đề ĐTB 3.40 3.12 3.73 2.89 3.28 ĐLC 0.97 0.89 1.05 0.98 0.81 Xếp loại TB TB Cao TB TB
Từ kết quả bảng 2.4, ta thấy kỹ năng giao tiếp của học sinh trường THCS Phú Lạc đạt mức trung bình. Điều này có nghĩa học sinh có kỹ năng giao tiếp nhưng khả năng vận dụng chưa cao. Học sinh biết cách giao tiếp một số tình huống cơ bản, với những tình huống khó hơn học sinh chưa biết cách giao tiếp. Điển hình như, trong giờ ra chơi các em chơi cùng một nhóm rất thân thiết, một vài em ngồi ghế đá trò chuyện rất say sưa. Em M.H.L và em N.T.T cùng lớp trò chuyện, quan tâm lẫn nhau, khi hai em thấy cô giáo chăm chú quan sát các em còn tới chào cô và bắt chuyện làm quen, rất dạn dĩ. Khi được hỏi sâu hơn dựa trên các tình huống đã được thiết kế, các em ứng xử rất tốt. Tuy nhiên trong giờ sinh hoạt CLB tiếng anh, chúng tôi nhận thấy biểu hiện của học sinh còn nhiều rụt rè khi có thành viên mới tham gia. Trong quá trình làm việc nhóm, các bạn vẫn chưa thật sự lắng nghe nhau. Một bạn đang nói, các bạn khác còn lơ đễnh nhìn ra ngoài. Bên cạnh đó, khi cô giáo yêu cầu giải quyết tình huống thì xảy ra một số mâu thuẫn nho nhỏ không đồng ý giữa các các bạn trong nhóm với nhau. Mặc dù CLB tiếng Anh đã sinh hoạt được 4 tháng với nhau.
Chúng ta nhìn rõ sự cách biệt giữa các kỹ năng thành phần hơn qua biểu đồ sau đây:
Biểu đồ 2.1. ĐTB của kỹ năng thành phần và kỹ năng giao tiếp
3.40 3.12 3.73 2.89 3.28 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00 KN làm quen KN lắng nghe KN bộc lộ sự
Qua biểu đồ 2.1, ta thấy trong 4 kỹ năng thành phần, ĐTB của kỹ năng bộc lộ sự quan tâm là 3.73 được xếp loại ở mức cao, dựa trên những bài tập tình huống giả định đặt ra cho học sinh, ta thấy, học sinh biết cách bộc lộ sự quan tâm của mình đến các bạn, đặc biệt là bạn thân. Điều này hoàn toàn phù hợp với tâm lý lứa tuổi của các em. Tình cảm của các em ở giai đoạn này được ví von như “tình đồng chí” do đó khi thấy bạn bị bệnh phải nằm viện, hay thấy bạn bị phạt trực lớp các em luôn biết cách chia sẻ và đồng cảm. Cũng không lạ khi so sánh giữa kỹ năng bộc lộ sự quan tâm với kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột là 2.89 có sự cách biệt khá nhiều, với sự bốc đồng, tâm sinh lý không ổn định của tuổi thiếu niên các em khó kiềm chế bản thân khi xảy ra xung đột.
Khi được hỏi trực tiếp em N.T.H (Lớp 6) cho biết em chỉ cảm thấy thoải mái với bạn thân thôi. Trong cùng một tình huống làm đổ ly nước vào người của bạn, nếu đó là bạn thân em sẽ sẵn sàng xin lỗi, dù bạn có càu nhàu em cũng không quan tâm. Em còn nghĩ cách giúp áo của bạn mau khô hơn. Nhưng nếu đó là người lạ, thì em sẽ im luôn không cần xin lỗi nữa. Em L.N.D.H (Lớp 8) nói rằng, với một vài bạn đã quen biết trước thì dễ nói chuyện hơn, khi nói chuyện em cũng chăm chú lắng nghe hơn, nhưng một số bạn em đã không có cảm tình thì em sẽ cố tình ngó lơ chỗ khác. Em L.B.T (Lớp 9) chia sẻ, tùy tâm trạng của bản thân mà em thể hiện ra bên ngoài với bạn bè. Nhiều hôm đi học tự nhiên thấy buồn buồn, chán chán thì em không quan tâm gì hết, ai hỏi gì cũng không muốn trả lời. Hầu hết các em đều bộc lộ quan điểm mọi kỹ năng trở nên rất dễ dàng nếu đó là người mà các em cảm thấy quý mến, dễ thương. Dễ làm quen, dễ lắng nghe, và cũng dễ bộc lộ sự quan tâm của mình hơn, có thể vì lý do đó mà kỹ năng làm quen và kỹ năng lắng nghe mặc dù cùng xếp loại là trung bình nhưng ĐTB không cách biệt nhau là mấy.
Khi quan sát mối tương quan giữa các kỹ năng thành phần, ta thấy kỹ năng bộc lộ sự quan tâm cũng có mối tương quan với các kỹ năng khác cao hơn hẳn.
Bảng 2.4. Hệ số tương quan giữa các kỹ năng thành phần KN làm quen KN lắng nghe KN bộc lộ sự quan tâm KN giải quyết MT, XĐ KN làm quen 1 KN lắng nghe .498** 1 KN bộc lộ sự quan tâm .552** .651** 1 KN giải quyết MT, XĐ .513** .617** .767** 1
(**) Tương quan có ý nghĩa ở mức 1%. Hệ số tương quan tính theo R Peason
Do sig.<0.05, nên các kỹ năng thành phần có mối quan hệ với nhau. Các hệ số Pearson đều dương, chứng tỏ các kỹ năng thành phần có mối quan hệ cùng chiều với nhau. Điều này vô cùng đúng với thực tế, tuy rằng có sự cách biệt giữa kỹ năng bộc lộ sự quan tâm và kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột, nhưng hai kỹ năng này nói riêng và bốn kỹ năng thành phần nói chung vẫn tỷ lệ thuận với nhau. Nếu một em học sinh đã có kỹ năng làm quen, biết cách bắt chuyện hỏi thăm một người bạn mới, thì trong quá trình làm quen sẽ thể hiện được những kỹ năng lắng nghe, biết gật đầu theo câu chuyện của bạn, hay chăm chú nhìn bạn, biết đặt những câu hỏi gợi mở thêm câu chuyện đang nói, từ đó mới chiếm được cảm tình của bạn. Thông qua đó em cũng biết cách bộc lộ sự quan tâm của mình dành cho bạn, em cũng sẽ có cách giải quyết được những mối xung đột xảy ra trong câu chuyện của cả hai. Tuy nhiên, bị ảnh hưởng bởi tâm sinh lý lứa tuổi nên trong bốn kỹ năng, kỹ năng giải quyết mẫu thuẫn, xung đột vẫn có ĐTB thấp nhất như đã phân tích.
Bảng 2.5 còn cho ta thấy kỹ năng làm quen có mối tương quan với các kỹ năng thành phần còn lại thấp hơn hẳn so với mối tương quan giữa kỹ năng lắng nghe và kỹ năng bộc lộ sự quan tâm, hoặc kỹ năng lắng nghe với kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột. Bằng chứng, kỹ năng làm quen có mối tương quan với kỹ năng lắng nghe ở mức r = 0.498, mức thấp nhất. Kỹ năng làm quen có mối tương quan với kỹ năng bộc lộ sự quan tâm ở mức r = 0.552, với kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột ở mức r = 0.513. Chứng tỏ, kỹ năng làm quen tương đối độc lập. Một em học sinh rất có khả năng làm quen với các bạn mới sẽ không hẳn giỏi trong cách lắng nghe, hay
quan tâm các bạn. Trong khi, em biết cách lắng nghe, biết cách quan tâm tới người khác thì chắc chắn biết cách giải quyết mâu thuẫn tốt hơn rất nhiều, biểu hiện qua hệ số tương quan giữa kỹ năng lắng nghe với kỹ năng bộc lộ sự quan tâm ở mức r = 0.651 và kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột ở mức r = 0.617.
Kỹ năng bộc lộ sự quan tâm có mối tương quan với kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột ở mức r = 0.767 là cao nhất so với các kỹ năng thành phần còn lại. Chứng tỏ, khi các em biết cách bộc lộ sự quan tâm của mình đến đối phương mà không làm đối phương thấy khó chịu thì các em cũng biết cách xử lý những tình huống có vấn đề xảy ra hơn. Như tình huống giả định cuối cùng, khi chơi rất thân với bạn, phát hiện ra bạn ấy hay nói xấu mình biết thì các em sẽ làm gì hầu hết các em biết quan tâm, nghĩ đến cảm xúc của bạn luôn kiềm chế sự tức giận, sau đó gặp bạn chia sẻ cho bạn biết về những gì mình nghĩ. Em N.T.M.T (Lớp 9) nói: “Khi chơi với bạn, em luôn coi thử bạn là người như thế nào, biết tính bạn rồi thì ai nói gì cũng kệ, em vẫn tin bạn”. Từ “coi thử” mà em dùng là một cách rất quan tâm của tuổi học sinh, để ý, quan sát bạn mình là người thế nào, nghĩ gì nhờ như vậy em luôn xử lý vấn đề khéo hơn.
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ phân bố các mức độ kỹ năng giao tiếp
Trên đây là biểu đồ 2.2 tổng hợp tỷ lệ phân bố mức độ của kỹ năng giao tiếp trên toàn trường.
Tỷ lệ mức độ của kỹ năng giao tiếp có sự phân bố không đồng đều từ rất thấp 3.7% 7.3% 22.0% 55.3% 11.7% Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao
giao tiếp ở mức cao. Con số chính xác là 166 em học sinh trong tổng số 300 em có kỹ năng giao tiếp ở mức cao và con số 11.7% tương ứng với 35 em học sinh có kỹ năng giao tiếp ở mức rất cao cho ta thấy thực tế rất khả quan về kỹ năng sống nói chung và kỹ năng giao tiếp nói riêng của học sinh các trường xã, huyện. Còn lại hai mức thấp và rất thấp chiếm tỷ lệ rất ít, chỉ có 7.3% học sinh ở mức thấp và 3.7% học sinh ở mức rất thấp. Đây là những con số rất đáng mừng, cho thấy mặc dù trường THCS Phú Lạc là điểm trường vùng sâu, vùng xa có nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, các hoạt động ngoại khóa không nhiều, tình trạng các em bỏ học vì nhà nghèo, dân trí thấp, bố mẹ ít quan tâm vẫn còn nhiều nhưng hầu hết các em đều biết cách giao tiếp, với những kỹ năng cơ bản trong mối quan hệ bạn bè như làm quen, lắng nghe, bộc lộ sự quan tâm và giải quyết mâu thuẫn, xung đột các em đã có thể thiết lập được tình bạn, gìn giữ tình cảm và mối quan hệ của mình, biết cách xử lý khi mâu thuẫn xung đột xảy ra.
Tóm lại, kỹ năng giao tiếp của học sinh trường THCS Phú Lạc đạt mức “Trung bình” nhưng nghiêng nhiều về mức cao cho nên có thể kết luận rằng học sinh có kỹ năng giao tiếp đạt ở mức trung bình trở lên là chiếm đa số. Trong bốn kỹ năng thành phần có ba kỹ năng ở mức trung bình là kỹ năng làm quen, kỹ năng lắng nghe và kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột riêng kỹ năng bộc lộ sự quan tâm ở mức cao. Cả bốn kỹ năng thành phần đều có mối liên hệ với nhau theo chiều thuận thể hiện tính thống nhất trong tổng thể kỹ năng giao tiếp. Trong đó, kỹ năng bộc lộ sự quan tâm và kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột có hệ số tương quan cao nhất chứng tỏ chúng có mối quan hệ rất rõ ràng. Tỷ lệ phân bố các mức độ đạt được trong kỹ năng giao tiếp cho thấy giữa các học sinh trong trường THCS Phú Lạc có kỹ năng giao tiếp không đồng đều tập trung nhiều ở mức trung bình, rất cao và phân nửa ở mức cao.
2.2.1.2. Thực trạng từng kỹ năng thành phần trong kỹ năng giao tiếp của học sinh trường THCS Phú Lạc
Kỹ năng giao tiếp của học sinh toàn trường xếp loại ở mức trung bình, tuy nhiên tỷ lệ phân bố các mức độ nghiêng hẳn về mức cao, như vậy tỷ lệ phân bố các mức độ của kỹ năng thành phần như thế nào, những biểu đồ sau đây sẽ thể hiện rõ.
Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ phân bố các mức độ kỹ năng thành phần
Nhìn vào biểu đồ 2.3, ta thấy tỷ lệ phân bố của bốn kỹ năng thành phần đều không đồng đều, tỷ lệ của từng kỹ năng này cũng rất khác nhau khá rõ ràng. Đơn cử như kỹ năng làm quen và kỹ năng lắng nghe có tỷ lệ trung bình, cao và rất cao. Trong khi kỹ năng bộc lộ sự quan tâm tỷ lệ rất cao chiếm đến 42.3% và mức cao là 36.7%, ba mức còn lại chỉ chiếm gần 22%. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột tập trung chủ yếu vào trung bình và cao là 34.3% và 39.3%, ở mức rất cao chỉ chiếm 6.0% .
Phân tích sâu từng kỹ năng thành phần, ta thấy tỷ lệ phân bố của kỹ năng làm quen khá đồng đều giữa ba mức trung bình, cao và rất cao tương ứng là 25.0%, 39.3% và 24.0%. Trong khi mức thấp và rất thấp cộng lại chỉ chiếm gần 12% trong tổng số. Điều này cho thấy đa số các học sinh có kỹ năng làm quen ở mức cao.
0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 30.0% 35.0% 40.0% 45.0%
Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao
5.0% 6.7% 25.0% 39.3% 24.0% 4.3% 10.3% 34.0% 40.7% 10.7% 5.3% 5.7% 10.0% 36.7% 42.3% 9.0% 11.3% 34.3% 39.3% 6.0% KN làm quen KN lắng nghe KN bộc lộ sự quan tâm KN giải quyết MT,XĐ
Tỷ lệ phân bố của kỹ năng lắng nghe có phần đều nhau hơn giữa mức trung bình và mức cao tương ứng là 34.0% và 40.7%. Tỷ lệ của mức thấp và rất thấp là 4.3% và 10.3% cộng lại cũng chỉ gần bằng mức rất cao là 10.7%. Chứng tỏ, kỹ năng lắng nghe của học sinh tập trung nhiều ở khoảng cách trung bình.
Tiếp tục, tỷ lệ phân bố của kỹ năng bộc lộ sự quan tâm hoàn toàn nghiêng hẳn về mức rất cao là 42.3%, kế đến là mức cao 36.7%, ở mức trung bình chỉ chiếm 10.0%, ở mức thấp là 5.7% và mức rất thấp là 5.3%. Như vậy, gần một nửa số học sinh của trường là mức rất cao, số còn lại ở mức cao, có thể nói kỹ năng bộc lộ sự quan tâm của học sinh trường THCS Phú Lạc tập trung nhiều mức rất cao, đây là một tiềm lực mà ta có thể khai thác đẩy mạnh các nhiều hơn nữa các hoạt động liên quan để giúp các em giỏi đều tất cả những kỹ năng khác.
Tỷ lệ phân bố của kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột tập trung chủ yếu ở mức trung bình và mức cao là 34.3% và 39.3% các con số còn lại tương ứng mức rất thấp là 9.0%, mức thấp là 11.3% và mức rất cao là 6.0%. Như vậy, riêng kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột chiếm tỷ lệ ở mức rất cao là thấp nhất 6.0%, ở mức rất thấp là cao nhất 9.0% so với ba kỹ năng còn lại. Tình trạng xảy ra mâu thuẫn, bất hòa, cãi nhau trong tình bạn ở trường THCS Phú Lạc diễn ra tương đối nhiều theo lời kể của các giáo viên tại đây. Tuy nhiên, đó chỉ là những xung đột nho nhỏ của tuổi mới lớn, những trường hợp đánh nhau mang tính chất nghiêm trọng thì khoảng 2 năm trở lại đây đã không còn. Dù vậy, qua biểu đồ chúng tôi cũng đặc biệt quan tâm tới kỹ năng này và chú trọng đến sự khác biệt dân tộc ở các em. Trong phần sau, chúng tôi sẽ phân tích sâu hơn về thực trạng kỹ năng giao tiếp giữa học sinh dân tộc Chăm và dân tộc kinh trên toàn trường.
Tổng quan biểu đồ 2.3 cho ta biết trong bốn kỹ năng thành phần, học sinh trường THCS Phú Lạc có kỹ năng bộc lộ sự quan tâm là cao nhất, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột là thấp nhất. Hai kỹ năng còn lại, kỹ năng lắng nghe của học sinh có phần cao hơn kỹ năng làm quen. Điều này rất phù hợp với thực tế, vì trường THCS Phú Lạc khá nhỏ chỉ có 343 học sinh chia làm bốn khối 6,7,8 và 9, lịch học được chia