Biện pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp của học sinh trường trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kĩ năng giao tiếp của học sinh trường trung học cơ sở phú lạc, huyện tuy phong, tỉnh bình thuận (Trang 104 - 143)

sở Phú Lạc

Sau khi trò chuyện, tìm hiểu những biện pháp ban giám hiệu trường THCS Phú Lạc, cùng các thầy cô đã thực hiện thời gian qua, kết hợp chúng tôi hệ thống lại thành các câu hỏi. Có tổng cộng 9 câu hỏi nhỏ, trong đó có 3 câu liên quan đến việc tự giác

rèn luyện của học sinh, có 3 câu liên quan đến nhà trường và 2 câu liên quan đến thầy cô và 1 câu trang bị thêm sách báo để các em tự học hỏi, số liệu thu được như sau:

Bảng 2.14. Khảo sát ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp của học sinh (Số lượng 300 học sinh)

S T T Biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi Cần thiết Không cần thiết Khả thi Không khả thi SL % SL % SL % SL % 1 Các em đọc thêm sách, báo, truyện liên quan đến kỹ năng giao tiếp

187 62,3 113 37,7 195 65 105 35

2

Các em tham gia vào các hoạt động của lớp, của trường

154 51,3 146 48,7 183 61 117 39

3

Các em tự học hỏi kinh nghiệm từ thực tế thông qua các mối quan hệ bạn bè 226 75,3 74 24,7 247 82,3 53 17,7 4 Tổ chức các CLB, đội nhóm để các em tham gia sinh hoạt 237 79 63 21 241 80,3 59 19,7 5 Tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa lồng ghép với kỹ năng giao tiếp như hội trại, hội thi về nguồn v.v...

216 72 84 28 238 79,3 62 20,7

6

Tổ chức chuyên đề về kỹ

7

Thầy cô lồng ghép kiến thức và thực hành về kỹ năng giao tiếp trong giờ sinh hoạt lớp

183 61 117 39 192 64 108 36

8

Thầy cô thường xuyên nhắc nhở các em những vấn đề liên quan đến cách cư xử, nói chuyện.... khi giao tiếp.

174 58 126 42 201 67 99 33

9 Thư viện trang bị sách, báo

về kỹ năng giao tiếp 189 63 111 37 203 67,7 97 32,3

Qua bảng số liệu trên ta dễ dàng nhận thấy hầu hết các nhóm biện pháp đều được hầu hết học sinh cho rằng cần thiết và khả thi. Nhóm biện pháp tập trung vào tính tích cực rèn luyện của các em với câu. Tính tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp, của trường chiếm phần trăm ít nhất trong nhóm biện pháp này, chỉ có 154 em đống ý cần thiết, và 183 em cho rằng khả thi. 187 học sinh cảm thấy cần đọc thêm sách, báo, truyện liên quan đến kỹ năng giao tiếp và 195 học sinh đánh giá đây là biện pháp khả thi. Tuy nhiên, trong năm học 2018 liên Đội trường đã phối hợp với Thư viện trường tổ chức ngày Sách Việt Nam lồng ghép Hội thi kể chuyện về Bác Hồ học sinh tham gia 100%. Để tham gia các hoạt động này các em tích cực tìm tòi các loại sách tại thư viện. Tuy nhiên số lượng sách ở thư viện chưa nhiều, đầu sách chưa phong phú. Đối với biện pháp thư viện trang bị thêm sách, báo về kỹ năng giao tiếp có 189 chiếm 63% em đồng ý là cần thiết và 203 chiếm 67,7% em cho rằng khả thi. Như vậy, qua khảo sát nhà trường nên xem xét kết hợp với liên đội để quyên góp thêm các đầu sách về kỹ năng giao tiếp cho các em.

Đối với nhóm biện pháp các hoạt động của trường như tổ chức các CLB, đội nhóm để các em tham gia được 237 học sinh cho rằng cần thiết, chiếm 79% và 241 học sinh cho rằng biên pháp này có khả thi. Đối chiếu với tính tích cực tham gia của các em (154 học sinh cho rằng cần thiết) ta thấy con số chênh lệnh không nhỏ. Các

em biết rằng để hình thành và rèn luyện kỹ năng giao tiếp cần có các CLB, đội, nhóm nhưng cũng chưa hoàn toàn sẵn sàng để tham gia. Biện pháp tổ chức chuyên đề về kỹ năng giao tiếp có số lượng học sinh cho rằng cần thiết là 251 học sinh, và có đến 225 học sinh đánh giá đây là biện pháp khả thi. Hiện tại, vì kinh phí của trường còn thấp, trường lại ở khu vực vùng sâu vùng xa do đó việc mời chuyên gia về tổ chức chuyên đề cho các em gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhà trường đã kết hợp với liên đội tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa lồng ghép với kỹ năng giao tiếp như hội trại, hội thi về nguồn, thi kể chuyện v.v... với biện pháp này có 216 em thấy cần thiết và 238 em thấy khả thi. Như vậy, tùy vào điều kiện của nhà trường mà những biện pháp thực hiện một cách uyển chuyển sao cho đạt được chất lượng một cách tốt nhất.

Nhóm biện pháp liên quan đến việc thầy cô hướng dẫn chỉ dạy kỹ năng giao tiếp cho các em không được học sinh hưởng ứng cho lắm so với các biện pháp khác. Cụ thể, biện pháp thầy cô lồng ghép kiến thức và thực hành về kỹ năng giao tiếp trong giờ sinh hoạt lớp chỉ có 183 học sinh thấy cần thiết và 192 học sinh thấy khả thi. Thầy cô thường xuyên nhắc nhở các em những vấn đề liên quan đến cách cư xử, nói chuyện.... khi giao tiếp có 174 em cho rằng cần thiết và 201 em thấy khả thi. Trên thực tế, đây là biện pháp cần thiết và khả thi nhất mà các thầy cô ở trường đã thực hiện từ những năm thành lập trường cho đến bây giờ. Quán triệt tư tưởng cho các em từ những ngày đầu bước vào trường về cách giao tiếp, cụ thể là cách hành xử nói chuyện cùng bạn bè đặc biệt là bạn khác dân tộc giúp các em ý thức được tầm quan trọng của giao tiếp và hành thành cho các em những kiến thức cơ bản nền tảng khi giao tiếp với bạn bè.

Cũng với nhóm biện pháp này, chúng tôi khảo sát và lấy ý kiến giáo viên với bảng số liệu như sau:

Bảng 2.15. Khảo sát ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp của học sinh (Số lượng 15 giáo viên)

S T T Biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi Cần thiết Không cần thiết Khả thi Không khả thi SL % SL % SL % SL % 1 Các em đọc thêm sách, báo, truyện liên quan đến kỹ năng giao tiếp

15 100 0 0 11 73,3 4 1,3

2 Các em tham gia vào các hoạt

động của lớp, của trường 14 93,3 1 0,3 13 86,7 2 13,3

3

Các em tự học hỏi kinh nghiệm từ thực tế thông qua các mối quan hệ bạn bè

12 80 3 20 9 60 6 40

4 Tổ chức các CLB, đội nhóm để

các em tham gia sinh hoạt 15 100 0 0 12 80 3 20

5

Tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa lồng ghép với kỹ năng giao tiếp như hội trại, hội thi về nguồn v.v...

14 93,3 1 6,67 13 86,7 2 13,3

6 Tổ chức chuyên đề về kỹ năng

giao tiếp cho các em 15 100 0 0 14 93,3 1 6,67

7

Thầy cô lồng ghép kiến thức và thực hành về kỹ năng giao tiếp trong giờ sinh hoạt lớp

12 80 3 20 9 60 6 40

8

Thầy cô thường xuyên nhắc nhở các em những vấn đề liên quan đến cách cư xử, nói chuyện.... khi giao tiếp.

9 60 6 40 13 86,7 2 13,3

9 Thư viện trang bị sách, báo về

Bảng 2.15 cho ta thấy, đa số các giáo viên đều nhận định tất cả những biện pháp trên là cần thiết và khả thi. Với nhóm biện pháp liên quan đến tính tích cực tự giác của học sinh có 100% giáo viên đánh giá rằng việc các em đọc thêm sách, báo, truyện liên quan đến kỹ năng giao tiếp là cần thiết. Cô N.M.L (dân tộc Chăm) cho rằng, sách, báo, truyện v.v... giúp các em có thêm vốn từ ngữ, cách sử dụng câu, và những kỹ thuật cần thiết để ứng dụng vào giao tiếp hằng ngày. Thầy T.T.K (dân tộc Chăm) thấy biện pháp các em tự học hỏi kinh nghiệm từ thực tế thông qua các mối quan hệ của chính mình là cần thiết nhất trong tất cả biện pháp. Theo thầy, các em đang ở lứa tuổi chịu ảnh hưởng nhiều từ mối quan hệ bạn bè, nếu các em rèn luyện cho mình ý thức tự học hỏi, đúc kết kinh nghiệm cá nhân thì những kỹ năng các em hình thành được sẽ chủ động hơn, sâu sắc hơn.

Với nhóm biện pháp hoạt động của nhà trường, đặc biệt là việc tổ chức các CLB, đội nhóm để các em tham gia sinh hoạt và tổ chức chuyên đề liên quan đến kỹ năng giao tiếp cho các em cũng có đến 100% giáo viên cho rằng cần thiết và khả thi. Trong khi biện pháp tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa lồng ghép với kỹ năng giao tiếp như hội trại, hội thi về nguồn có 14 giáo viên thấy cần thiết và khả thi.

Trong tất cả biện pháp đưa ra, nhóm biện pháp thầy cô lồng ghép kiến thức và thực hành về kỹ năng giao tiếp trong giờ sinh hoạt lớp chỉ có 12 thầy cô thấy cần thiết và 9 thầy cô đánh giá là khả thi. Khi phỏng vấn, giáo viên T.T.Y.N (dân tộc Kinh) cho biết không khả thi là vì nội dung sinh hoạt lớp đã được quy định sẵn, thêm nữa thời gian sinh hoạt chỉ có 45 phút nhưng có rất nhiều nội dung cần xử lý và giải quyết. Biện pháp thầy cô thường xuyên nhắc nhở các em những vấn đề liên quan đến cách cư xử, nói chuyện... khi giao tiếp chỉ có 11 giáo viên cho rằng cần thiết và 13 giáo viên cho rằng khả thi. Giáo viên L.T.H (Dân tộc Chăm) chia sẻ: biện pháp này chỉ phù hợp với các em học sinh lớp 6 và lớp 7, còn học sinh lớp 8 và lớp 9 nói các em không nghe. Thực tế, sau khi trò chuyện và trao đổi các thầy cô lại cho biết bản thân rất hay sử dụng biện pháp này một cách phản xạ, vô tình. Bởi vì khi xử lý các vấn đề phát sinh của các em như cãi nhau, tranh luận từ những chuyện nho nhỏ của lớp liên quan đến trực nhật, học tập v.v... đến những phong trào của Đội đều luen quan trực

tiếp đến cách ứng xử của các em mỗi ngày. Thông qua đó, thầy cô đã phần nào giáo dục cho các em về kỹ năng giao tiếp.

Tuy chưa có sự đánh giá đồng đều về tính cần thiết và khả thi của nhóm biện pháp được ra, nhưng phần lớn các giáo viên và học sinh đều nhận định rằng các biện pháp là cần thiết và khả thi điều này cho thấy nhà trường có thể xem xét để vận dụng ở trường nhiều hơn nữa, đặc biệt cần tập trung vào các biện pháp như tổ chức chuyên đề về kỹ năng giao tiếp cho các em, giáo viên định hướng để các đọc thêm sách, báo liên quan và nên cung cấp thêm số lượng, thể loại sách báo trong thư viện.

Tiểu kết chương 2

Tóm lại, kỹ năng giao tiếp của học sinh trường THCS Phú Lạc đạt mức trung bình đúng như giả thuyết ban đầu người nghiên cứu nhận định. Trong đó kỹ năng làm quen và kỹ năng lắng nghe ở mức trung bình, kỹ năng bộc lộ sự quan tâm ở mức cao, và kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột ở mức trung bình.

Cả bốn kỹ năng thành phần đều có mối tương quan với nhau, trong đó tương quan chặt chẽ nhất là kỹ năng bộc lộ sự quan tâm và kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột. Tương quan xếp thứ hai là kỹ năng bộc lộ sự quan tâm và kỹ năng lắng nghe. Xếp thứ ba là kỹ năng lắng nghe và kỹ năng giải quyết mâu thuẫn xung đột. Kỹ năng làm quen có mối tương quan thấp nhất với các kỹ năng còn lại.

Kỹ năng giao tiếp của học sinh dân tộc Kinh và học sinh dân tộc Chăm có sự khác biệt với nhau, yếu tố ngôn ngữ có ảnh hưởng đến sự khác biệt kỹ năng giao tiếp của học sinh ở hai dân tộc.

Học sinh trường THCS Phú Lạc nhận thức về thuật ngữ kỹ năng giao tiếp không nhiều, một số học sinh chỉ nghĩ kỹ năng giao tiếp như là khả năng nói chuyện có duyên, có nhiều bạn bè. Tuy nhiên, hầu hết học sinh nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống.

Các em chưa thực sự thực hiện kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống thường xuyên. Trong thực tế, các em tự lựa chọn mức độ thực hiện kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống không có sự tương đồng giữa hai kỹ năng lắng nghe và kỹ năng bộc lộ sự quan tâm. Trong đó, kỹ năng lắng nghe các em thực hiện rất thường xuyên và ở mức cao, còn kỹ năng bộc lộ sự quan tâm là trung bình. Học sinh giỏi về kỹ năng nào đó không hẳn thực hiện nó thường xuyên trong cuộc sống.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ việc nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế kỹ năng giao tiếp của học sinh trường THCS Phú Lạc tại xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận chúng tôi đi đến một số nhận định sau:

1.1. Về lý luận

Kỹ năng giao tiếp là là khả năng vận dụng những tri thức, kinh nghiệm của bản thân thành hệ thống thao tác hành động bên ngoài thông qua phương tiện giao tiếp nhằm trao đổi thông tin, tác động đến nhận thức, cảm xúc và thay đổi hành vi của chủ thể.

Kỹ năng giao tiếp của học sinh biểu hiện qua bốn kỹ năng thành phần: Kỹ năng làm quen, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng bộc lộ sự quan tâm và kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột.

Kỹ năng giao tiếp được chia làm 5 mức độ: Mức độ rất thấp, mức độ thấp, mức độ trung bình, mức độ cao và mức độ rất cao.

Kỹ năng giao tiếp chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó có thể kể đến một số yếu tố quan trọng như ngôn ngữ, sự chủ động học hỏi và rèn luyện của học sinh, sự quan tâm của gia đình, và các hoạt động của nhà trường.

1.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng

Số liệu nghiên cứu cho thấy kỹ năng giao tiếp của học sinh trường THCS Phú Lạc ở mức trung bình. Trong bốn kỹ năng thành phần, học sinh trường THCS Phú Lạc thực hiện kỹ năng bộc lộ sự quan tâm ở mức cao. Ba kỹ năng còn lại: kỹ năng làm quen, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột ở mức trung bình.

Có sự khác biệt kỹ năng giao tiếp giữa học sinh dân tộc Kinh và dân tộc Chăm, và sự khác biệt này là có ý nghĩa, tuy rằng cùng đạt mức trung bình như nhau. Trong bốn kỹ năng thành phần, kỹ năng làm quen và kỹ năng lắng nghe của học sinh dân tộc Kinh và học sinh dân tộc Chăm là khác nhau. Trong đó sự khác biệt nhiều nhất nghiêng về kỹ năng làm quen với hai mức xếp loại khác nhau. Kỹ năng làm quen của dân tộc Kinh là cao và của dân tộc Chăm là trung bình. Không có sự khác biệt ở hai

kỹ năng bộc lộ sự quan tâm và kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột. Học sinh ở cả hai dân tộc đều thực hiện giỏi nhất là kỹ năng bộc lộ sự quan tâm và yếu nhất là kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột.

Có hơn 50% học sinh cho rằng ngôn ngữ là có ảnh hưởng và ảnh hưởng rất nhiều đến sự khác biệt kỹ năng giao tiếp của học sinh dân tộc Kinh và dân tộc Chăm.

Khi chơi với bạn bè khác dân tộc hơn 50% học sinh không quan tâm đến việc các bạn là người dân tộc nào. Đây là ưu điểm và tiềm năng nổi bật để việc giáo dục và rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh ở cả hai dân tộc trở nên thuận lợi và dễ dàng. Từ thái độ cởi mở, hòa đồng của bạn bè các em học sinh dân tộc Chăm sẽ có khả năng thích nghi với môi trường tốt hơn, học tập tốt hơn, và phát huy được hết tiềm năng của bản thân mà không bị rào cản nào chi phối.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của học sinh trường THCS Phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kĩ năng giao tiếp của học sinh trường trung học cơ sở phú lạc, huyện tuy phong, tỉnh bình thuận (Trang 104 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)