CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.4. Lợi ích của doanh nghiệp khi tiến hành kiểm toán chất thải
- Quy trình kiểm toán đơn giản, không tốn nhiều nhân lực và không tốn nhiều
chi phí đầu tư cho một cuộc kiểm toán.
- Kiểm toán chất thải là một công cụ quản lý môi trường hiệu quả trong hệ
thống quản lý môi trường nội bộ của công ty, là công cụ hữu ích được sử dụng để xác định loại và khối lượng chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất, giúp doanh nghiệp đưa ra giải pháp giảm lượng thải phát sinh, tái chế, tái sử dụng chất thải nhằm tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và cải thiện, nâng cao hiệu quả sản xuất, ngăn ngừa, giảm
ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Có thể nói KTCT là một lĩnh vực chuyên sâu của kiểm toán môi trường, được tiêu chuẩn hóa bằng ISO 14010 và ISO 14011:1996 [4].
- KTCT giúp giảm chi phí đầu tư vào hệ thống xử lý chất thải, giảm tiêu hao
nguyên vật liệu, từ đó tăng lợi nhuận và sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, thực hiện KTCT góp phần đảm bảo việc tuân thủ chi phí lợi ích không chỉ đối với pháp luật mà còn đối với các tiêu chuẩn về quản lý môi trường theo yêu cầu của thị trường tiêu thụ.
Ngoài ra, KTCT còn có các ý nghĩa giảm thiểu rủi ro, sự cố, đồng thời giúp nâng cao uy tín cũng như vị thế của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những ngành công nghiệp liên quan đến xuất khẩu. Khi các đối tác nước ngoài đến làm việc với các doanh nghiệp Việt Nam, điểm quan tâm đầu tiên của họ là hoạt động bảo vệ môi trường, điều đó giống như sự bảo lãnh để họ tiếp tục đàm phán và hợp tác.
- Không chỉ có các doanh nghiệp quy mô lớn mới có điều kiện triển khai
KTCT, mà cả các cơ sở sản xuất nhỏ và vừa cũng có thể làm được vì chi phí đầu tư cho KTCT không nhiều so với lợi ích nó mang lại. Thông qua kiểm toán, doanh nghiệp biết có thể tiết kiệm nước, điện ở khâu nào, giảm thất thoát nguyên liệu ở khâu nào.