Yêu cầu cần đạt được của các kỹ năng thành phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính trong giao tiếp với trẻ của giáo viên mầm non (Trang 63 - 66)

Dựa vào 5 mức độ kỹ năng do các tác giả K.K.Platonôv và G.G.Golubev đề xuất, đề tài xác định yêu cầu cần đạt được trong các kỹ năng thành phần của kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính trong giao tiếp với trẻ của GVMN như sau:

Bảng 2.3. Các yêu cầu về mức độ của kỹ năng nhận ra các cảm xúc âm tính không phù hợp với tình huống hiện tại

Mức độ Yêu cầu đạt được

Sơ đẳng

Phát hiện ra cảm xúc âm tính của mình khi cảm xúc ấy đã rất mạnh. Chỉ cảm thấy khó chịu, không rõ là cảm xúc gì.

Xác định được mức độ cảm xúc âm tính ở mức rất ít (ĐTB từ 1 – 1.8). Lựa chọn mức độ cảm xúc “nguy hiểm” hoặc “trong tầm kiểm soát” là mức phù hợp.

Thấp Phát hiện cảm xúc âm tính của mình khi nó đã khá mạnh

cảm xúc âm tính.

Có ý niệm về tên của cảm xúc nhưng chưa chắc chắn.

Xác định được mức độ cảm xúc âm tính ở mức ít (ĐTB từ 1.81 – 2.6). Lựa chọn mức độ cảm xúc “nguy hiểm” hoặc “trong tầm kiểm soát” là mức phù hợp.

Trung bình

Phát hiện cảm xúc âm tính của mình ngay khi nó vừa xuất hiện.

Nhận ra một số biến đổi về mặt cơ thể và hành vi do ảnh hưởng của các cảm xúc âm tính.

Gọi được tên của cảm xúc đang có.

Xác định được mức độ cảm xúc âm tính ở mức vừa phải (ĐTB từ 2.61 – 3.4).

Lựa chọn được mức độ cảm xúc “trong tầm kiểm soát” là mức phù hợp.

Cao

Phát hiện cảm xúc âm tính của mình ngay khi nó vừa xuất hiện.

Nhận ra các biến đổi về cơ thể và hành vi do ảnh hưởng của các cảm xúc âm tính.

Gọi chính xác tên của cảm xúc đang có.

Xác định được mức độ cảm xúc âm tính ở mức nhiều (ĐTB từ 3.41 – 4.2)

Lựa chọn được mức độ cảm xúc “trong tầm kiểm soát” là mức phù hợp.

Thuần thục

Phát hiện mọi cảm xúc của mình ngay khi nó vừa xuất hiện.

Nhận ra các biến đổi về mặt cơ thể, nhận thức và hành vi của bản thân do ảnh hưởng của các cảm xúc.

Gọi chính xác tên của cảm xúc đang có.

Xác định được mức độ cảm xúc âm tính ở mức rất nhiều (ĐTB từ 4.21 – 5.0).

Lựa chọn được mức độ cảm xúc “trong tầm kiểm soát” là mức phù hợp.

Bảng 2.4. Các yêu cầu về mức độ của kỹ năng thay đổi các cảm xúc âm tính

Mức độ Yêu cầu đạt được

Sơ đẳng

Có thể sử dụng các cách điều chỉnh mức độ cảm xúc ở mức rất ít (ĐTB từ 1 – 1.8).

Có thể sử dụng các cách điều hướng cảm xúc âm tính thành dương tính ở mức rất ít (ĐTB từ 1 – 1.8).

Thấp

Có thể sử dụng các cách điều chỉnh mức độ cảm xúc ở mức ít (ĐTB từ 1.81 – 2.6).

Có thể sử dụng các cách điều hướng cảm xúc âm tính thành dương tính ở mức ít (ĐTB từ 1.81 – 2.6).

Trung bình

Có thể sử dụng các cách điều chỉnh mức độ cảm xúc ở mức vừa phải (ĐTB từ 2.61 – 3.4).

Có thể sử dụng các cách điều hướng cảm xúc âm tính thành dương tính ở mức vừa phải (ĐTB từ 2.61 – 3.4).

Cao

Có thể sử dụng các cách điều chỉnh mức độ cảm xúc ở mức thường xuyên (ĐTB từ 3.41 – 4.2).

Có thể sử dụng các cách điều hướng cảm xúc âm tính thành dương tính ở mức thường xuyên (ĐTB từ 3.41 – 4.2).

Thuần thục

Có thể xua tan cảm xúc âm tính đang có nhờ vào việc sử dụng các cách điều chỉnh cảm xúc ở mức rất thường xuyên (ĐTB từ 4.21 – 5.0).

Có thể khơi lên một cảm xúc âm tính để đạt được mục đích giáo dục cho trẻ.

Có thể biến đổi hoàn toàn cảm xúc âm tính thành cảm xúc dương tính nhờ vào việc sử dụng các cách điều hướng cảm xúc âm tính thành dương tính ở mức rất thường xuyên (ĐTB từ 4.21 – 5.0).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng điều chỉnh cảm xúc âm tính trong giao tiếp với trẻ của giáo viên mầm non (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)