7. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Lý thuyết hai nhân tố của F Herzberg (Two – factor theory)
1959, nhà tâm lý học Herzberg đã khởi xướng thuyết hai nhân tố
nhấn mạnh vào các nhân tố động lực - duy trì để giải thích cho sự hài lòng và tạo động lực trong tổ chức. Nghiên cứu của ông đã chỉ ra 02 nhóm yếu tố: Nhóm các yếu tố động viên và nhóm các yếu tố duy trì.
Nhóm yếu tố động viên là các yếu tố thuộc bên trong công việc. Đó là các nhân tố tạo nên sự thỏa mãn, sự thành đạt, sự thừa nhận thành tích, bản thân công việc của NLĐ, trách nhiệm và chức năng laođộng, sự thăng tiến. Đặc điểm của nhóm nhân tố động viên là nếu được đáp ứng thì sẽ mang lại sự hài lòng cho NLĐ trong công việc, tuy nhiên nếu các nhân tố này không được đáp ứng thì NLĐcũng không bất mãn và vẫn làm việc bình thường.
Nhóm yếu tố duy trì là các yếu tố thuộc về môi trường làm việc của NLĐ, các chính sách chế độ quản trị của doanh nghiệp, tiền lương, sự hướng dẫn công việc, các mối quan hệ với con người, điều kiện làm việc. Nhóm yếu tố này bao gồm: chính sách và các quy định quản lý của công ty, sự giám sát của cấp trên, tiền lương, mối quan hệ giữa các cá nhân với cá nhân, điều kiện làm việc, sự đảm bảo công việc. Đặc điểm của nhóm các nhân tố duy trì là khi được đáp ứng thì sẽ không có sự bất mãn trong công việc, ngược lại nếu không được đáp ứng thì NLĐ sẽ bất mãn và làm việc kém hiệu quả.
Cũng theo Herzberg, “đối lập với sự hài lòng trong công việc không phải là sự bất mãn trong công việc, mà đúng hơn là không hài lòng một chút nào; và đối lập với sự bất mãn không phải là sự hài lòng trong công việc mà là không hài lòng một chút nào” (Herzberg, 2003.91).
Thuyết hai nhân tố của Herzberg có ý nghĩa đối với các nhà quản trị trên các phương diện sau:
- Những nhân tố làm thỏa mãn NLĐ là khác với các nhân tố tạo ra sự bất mãn. Vì vậy, nhà quản trị không thể mong đợi sự thỏa mãn của NLĐ bằng cách đơn giản là xóa bỏ các nguyên nhân gây ra sự bất mãn.
-Việc quản lý nhân viên có hiệu quả đòi hỏi phải giải quyết thoả đáng đồng thời cả 2 nhóm nhân tố duy trì và động viên, chứ không nên chỉ chú trọng vào một nhóm nào.