mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác và nhiều địa phương; đồng thời, tối đa hoá đóng góp của du lịch đối với nền kinh tế, tạo việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Để thực hiện chiến lược này, những năm qua, ngành Du lịch Việt Nam đã tích cực triển khai nhiều hoạt động đổi mới đem lại kết quả khởi sắc, từng bước khẳng định vai trò quan trọng của ngành công nghiệp “không khói” này.
KINH TẾ - XÃ HỘI
Du lịch Việt Nam hướng đến tầm nhìn năm 2030
Thực hiện Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, năm 2018, hoạt động du lịch đạt kết quả ấn tượng với số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt mức kỷ lục 15,5 triệu lượt người, tăng 19,9% so với năm 2017. Trong 7 tháng năm 2019, ngành du lịch cũng đã đón và phục vụ gần 9,8 triệu lượt khách quốc tế, tăng 7,9% so với năm 2018. Mục tiêu của Du lịch Việt Nam trong năm 2019 là đón 18 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt trên 700.000 tỷ đồng.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), trong hơn 10 năm qua, Việt Nam đã trải qua giai đoạn bùng nổ số lượng khách du lịch, bao gồm cả khách trong nước lẫn khách quốc tế. Số khách quốc tế đến Việt Nam tăng gần 4 lần, từ 4,2 triệu lượt năm 2008 lên mức 15,5 triệu năm 2018. Tốc độ tăng trưởng nhảy vọt trong 3 năm gần đây, từ mức bình quân khoảng 9% mỗi năm trong giai đoạn 2008-2015 lên đến con số 25% giai đoạn 2016-2018. Cùng với sự gia tăng đó, du lịch trong nước của Việt Nam cũng tăng nhanh với số lượt khách tăng gấp 4 lần, từ 20,5 triệu năm 2008 lên 80 triệu năm 2018.
Một trong những thành tựu cho thấy sự chuyển biến và phát triển mạnh mẽ của du lịch Việt Nam thời gian qua là hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất dịch vụ du lịch ngày càng mở rộng về quy mô, từng bước nâng tầm chất lượng và gia tăng sức cạnh tranh. Trong đó phải kể đến sự gia tăng số lượng các khu vui chơi giải trí, khách sạn, khu nghỉ dưỡng có quy mô, mang thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế như: Vinperal, Sunworld, FLC, Meliá, Accor, Marriott, Sheraton… đã góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh và ghi dấu đậm nét hơn hình ảnh, thương hiệu du lịch Việt Nam.
Việc xây dựng các sản phẩm du lịch, nhất là các sản phẩm đặc trưng đã có nhiều chuyển biến tích cực và ngày càng khẳng định được giá trị. Cụ thể, ngành Du lịch đã chú trọng hơn vào đầu tư phát triển sản phẩm, theo định hướng tập trung, đồng bộ góp phần hình thành rõ nét các vùng động lực phát triển. Năm 2018, du lịch Việt Nam ghi dấu sự lớn mạnh vượt bậc với việc được các tổ chức uy tín trên thế giới xếp hạng và trao nhiều giải thưởng danh giá: Việt Nam là điểm đến hàng đầu châu Á năm 2018, xếp thứ 3 trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng
khách quốc tế nhanh nhất thế giới năm 2018, vịnh Hạ Long vào top 30 điểm đến không thể nào quên trên thế giới, hang Sơn Đoòng là 1 trong 12 hang động ấn tượng nhất thế giới…
Hoạt động kết nối hàng không với các thị trường ngày càng được mở rộng tạo thuận lợi hơn cho du khách; hoạt động xúc tiến quảng bá ngày càng được được chú trọng về hình ảnh, hình thức tuyên truyền, qua đó đưa hình ảnh Việt Nam đến gần hơn với thế giới; sản phẩm du lịch đáp ứng tốt hơn yêu cầu của du khách. Ngoài ra, Tổng cục Du lịch nắm bắt xu thế ứng dụng công nghệ 4.0 khi triển khai hiệu quả chương trình xúc tiến quảng bá điện tử (E- marketing), lồng ghép trong thực hiện Đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin du lịch; Phát triển ứng dụng thông minh trong quảng bá điểm đến, giới thiệu sản phẩm và hướng dẫn du lịch trên thiết bị di động phục vụ khách du lịch; Phát triển đồng bộ các công cụ xúc tiến du lịch trên các website chính thức và mạng xã hội… cũng đã góp phần không nhỏ đưa du lịch Việt đến gần với du khách.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, du lịch Việt Nam thời gian qua vẫn bộc lộ những hạn chế, bất cập chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và kỳ vọng của xã hội. Theo Tổng cục Du lịch, Việt Nam được xếp thứ 24/141 quốc gia về tài nguyên du lịch, nhưng chỉ đứng thứ 75/141 về năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu; xếp hạng 89 về mức độ mở cửa với quốc tế, trong đó yêu cầu về thị thực xếp hạng 119 (Việt Nam mới miễn thị thực cho công dân