Lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu LA NguyenThaiTruong (Trang 40 - 45)

cứu a. Lý thuy t nghiên cứu

Tác giả xác định lý thuyết nghiên cứu của luận án là thuyết về sự uỷ quyền. Theo đó, xu hướng thu hẹp phạm vi quản lý của nhà nước để xác lập ―một nhà nước

gầy‖ và gia tăng sự tham gia của xã hội để xác lập ―một xã hội béo‖ đã được ra đời tại phương Tây từ những năm đầu thứ kỷ 19 và trở nên phổ biến trên phạm vi thế giới hiện nay. Cơ sở để xác định phạm vi quản lý nhà nước được dựa trên ba trục nội dung sau:

Thứ nhất, nhà nước chỉ làm những gì xã hội không làm được. Theo đó, những gì nằm trong khả năng của xã hội thì nhà nước không nhất thiết phải tiến hành hoạt động quản lý mà để cho xã hội tự do điều tiết dựa trên những cơ chế tự nhiên và tự quản của nó.

Thứ hai, nhà nước chỉ làm những gì xã hội không được làm. Trên cơ sở liệt kê những hoạt động tư nhân không thể làm nhằm tránh nguy cơ xâm hại đến trật tự và an toàn của chính xã hội, nhà nước sẽ đảm nhiệm những công việc này

Thứ ba, nhà nước chỉ làm những gì xã hội không muốn làm. Mặc dù được làm và làm được, song những hoạt động không mang đến lợi ích cho họ thì xã hội sẽ không muốn làm. Nhà nước sẽ đảm nhận những việc này vì lợi ích chung của xã hội.

Trên cơ sở ba trục nội dung xác định phạm vi hoạt động đó của nhà nước, cơ chế được lựa chọn phổ biến để xác lập sự phân chia này chính là sự uỷ quyền. Theo đó, nhà nước sẽ sử dụng cơ chế uỷ quyền để uỷ thác cho xã hội thực hiện các hoạt động nằm ngoài ba trục nội dung kể trên, qua đó gia tăng sự tham gia của xã hội.

Nghiên cứu về địa vị pháp lý của QTV dựa trên lý thuyết uỷ quyền sẽ cho thấy bản chất của chế định này chính là một sản phẩm của cơ chế uỷ quyền. QTV không thuộc về nhà nước, song được nhà nước (Toà án) uỷ quyền thực hiện các chức năng về quản lý và thanh lý tài sản – vốn là một trong những nhiệm vụ của Toà án trong thủ tục phá sản DN, HTX.

Bên cạnh đó, lý thuyết tự do trong kinh doanh; lý thuyết về bảo vệ chủ nợ và lý thuyết về bảo vệ trật tự kinh tế, bảo vệ xã hội, … cũng được vận dụng vào nghiên cứu nhằm làm rõ các khía cạnh khác nhau về chủ đề của luận án. Cụ thể:

- Lý thuyết bảo vệ chủ nợ: lý thuyết bảo vệ chủ nợ xoay quanh vấn đề bảo vệ quyền của các chủ nợ. Theo đó, chủ nợ là người cho một cá nhân, tổ chức khác vay một món nợ bằng tiền hay hiện vật. Chủ nợ là người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, cụ thể là hợp đồng vay. Khi đến kỳ hạn, chủ nợ có quyền đòi con nợ phải hoàn trả khoản tiền vay hoặc hiện vật vay, kèm theo lãi. Đồng thời, khi con nợ lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, chủ nợ phải được quyền thu hồi lại tài sản đã cho nợ. Dựa trên nguyên tắc ―chủ nợ nó quyền thu hồi tài sản; con nợ có nghĩa

vụ chi trả khoản nợ‖, luận án dựa trên lý thuyết nghiên cứu này nhằm cho thấy địa vị pháp lý của QTV với tư cách là một đại diện cho chủ nợ thực hiện các quyền trong thủ tục phá sản của các con nợ. Do đó, bản chất địa vị pháp lý cũng như các nhiệm vụ của QTV đều phản ánh sự đại diện nhằm mục tiêu bảo vệ quyền này của chủ nợ.

- Lý thuyết bảo vệ trật tự kinh tế, bảo vệ xã hội: lý thuyết bảo vệ trật tự kinh tế, bảo vệ xã hội hướng tới việc giải quyết các khoản nợ trong kinh doanh một cách hợp lý và ổn thoả nhằm tránh mâu thuẫn dẫn đến đổ vỡ trong các mối quan hệ kinh doanh. Theo đó, việc giải quyết nợ giữa chủ nợ và con nợ - đang lâm vào tình trạng phá sản là một trong những nguyên cơ chủ đạo dẫn đến mâu thuẫn và tranh chấp giữa các bên. Số nợ càng lớn, số chủ nợ càng nhiều, mâu thuẫn càng phức tạp và càng gay gắt. Để thu hồi được nợ, các chủ nợ luôn cố gắng đòi nợ theo nhiều biện pháp khác nhau và luôn cố gắng để là người đòi được nợ trước các chủ nợ còn lại. Chính vì thế, nếu không được điều hoà, hoạt động thu hồi nợ của các chủ nợ sẽ xảy ra tự phát, từ đó gây ra những xáo trộn, làm mất đi tính trật tự của kinh tế - xã hội, nhiều hành vi vi phạm pháp luật phát sinh và nhiều quan hệ pháp luật kéo theo bị xâm hại. Trên cơ sở đó, lý thuyết này xác lập một cơ chế điều phối việc giải quyết nợ chung của các chủ thể phá sản nhằm đảm bảo được trật tự kinh tế, bảo vệ xã hội. QTV là một trong những cơ chế của lý thuyết này.

- Lý thuyết tự do trong kinh doanh: luận án tiếp cận nghiên cứu dựa trên thuyết tự do kinh doanh xoay quanh quyền được thành lập và chấm dứt hoạt động của một chủ thể kinh doanh. Theo đó, quyền tự do kinh doanh cho phép các chủ thể được phép lựa chọn lĩnh vực, quy mô và các yếu tố khác để bắt đầu hoạt động kinh doanh, sản xuất, đồng thời cũng cấp cho các chủ thể đó quyền được chấm dứt hoạt động kinh doanh, sản xuất theo đúng quy định của pháp luật. Lý thuyết này là cơ sở cho lập luận của quyền phá sản - được pháp luật tuyên chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến phá sản, trong đó có vấn đề giải quyết nợ chung.

b. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuy t nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài luận án, tác giả đã đặt ra 03 câu hỏi nghiên cứu lớn với 07 câu hỏi nghiên cứu thành phần như sau:

Câu 1: Địa vị pháp lý của QTV là gì?

Câu 1.1: QTV l g ? Địa vị pháp lý của QTV là gì?

Câu 1.2: Địa vị pháp lý của QTV được cấu thành bởi bao nhiêu n i dung?

Giả thuyết nghiên cứu cho các câu hỏi này là:

Địa vị pháp lý của QTV là tổng thể các đặc điểm về vị trí, vai trò; quyền và nghĩa vụ; trách nhiệm pháp lý và mối quan hệ giữa QTV với các chủ thể khác được pháp luật về phá sản ghi nhận và đảm bảo thực hiện trên thực tiễn. Địa vị pháp lý của QTV bao gồm 04 thành phần: vị trí, vai trò; quyền và nghĩa vụ; trách nhiệm pháp lý và mối quan hệ giữa QTV với các chủ thể khác.

Câu 2: Địa vị pháp lý của QTV được pháp luật phá sản Việt Nam quy định như thế nào và thể hiện ra sao trên thực tiễn?

Các câu hỏi cụ thể cho câu hỏi nghiên cứu số 02 bao gồm:

Câu 2.1: Địa vị pháp lý của QTV được quy định như th nào trong pháp luật phá sản Việt Nam?

Câu 2.2: Thực tiễn thực hiện pháp luật về địa vị pháp lý của QTV ở Việt Nam được thực hiện như th nào?

Giả thuyết nghiên cứu cho các câu hỏi này là:

Trên thực tế, pháp luật Việt Nam đã có ghi nhận tương đối chi tiết về địa vị pháp lý của QTV cũng như có những cơ chế đảm bảo thực thi địa vị pháp lý của QTV. Tuy nhiên, vì thực tiễn phá sản hết sức phức tạp, có nhiều sự kiện pháp lý diễn ra khiến cho việc thực hiện địa vị pháp lý của QTV trên thực tế không được đảm bảo. QTV còn rất khó khăn trong việc thực thi nhiệm vụ một cách suôn sẻ cũng như chưa có cơ chế giám sát cần thiết khi trao quyền cho QTV.

Câu 3: Làm thế nào để nâng cao địa vị pháp lý của QTV trong thủ tục phá sản ở Việt Nam hiện nay?

Các câu hỏi cụ thể cho câu hỏi nghiên cứu số 03 bao gồm:

Câu 3.1: Bối cảnh đề xuất giải pháp nâng cao địa vị pháp lý của QTV trong thủ t c phá sản ở Việt Nam như th nào?

Câu 3.2: Các nguyên t c xây dựng giải pháp nâng cao địa vị pháp lý của QTV trong thủ t c phá sản ở Việt Nam là gì?

Câu 3.3: Các giải pháp c th nhằm nâng cao địa vị pháp lý của QTV trong thủ t c phá sản ở Việt Nam là gì?

Giả thuyết nghiên cứu cho các câu hỏi này là:

Trên cơ sở giả thuyết về thực tiễn đó, tác giả đặt ra thêm giả thuyết rằng, muốn nâng cao địa vị pháp lý của QTV trên thực tiễn tất yếu phải rà soát và hoàn thiện những quy định của pháp luật về phá sản nói chung và về QTV nói riêng. Bên cạnh đó, trên thực tiễn thực hiện cũng cần phải có sự chuẩn bị về tâm lý, nhận thức và kỹ năng của QTV cũng như các bên tham gia vào thủ tục phá sản.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Kết quả nghiên cứu Chương 1 cho thấy, vấn đề QTV là một chủ đề nghiên cứu tương đối phổ biến trong khoa học pháp lý và kinh tế ở phạm vi nước ngoài. Minh chứng cho điều đó là có một số lượng lớn các công trình khoa học về vấn đề này. Các nghiên cứu đã làm rõ rất nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn và giải pháp về QTV – đó cũng là những giá trị kế thừa quý giá cho luận án. Tuy nhiên, vì QTV là một chế định pháp lý, do đó phụ thuộc hoàn toàn vào tư duy lập pháp của từng quốc gia. Các nghiên cứu được thực hiện ở những phạm vi nghiên cứu khác nhau cho ra những sản phẩm nghiên cứu có tính khác biệt lớn. Chính vì thế, sự đa dạng trong cách tiếp cận cung cấp phong phú những kiến thức cho tác giả khi thực hiện luận án, nhưng lại thiếu sự thống nhất về quan điểm. Ngược lại, ở phạm vi trong nước, số lượng các nghiên cứu về QTV chưa nhiều, vì định chế này mới chỉ được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam khoảng hơn 06 năm trước. Bên cạnh đó, việc trực tiếp nghiên cứu địa vị pháp lý của QTV chưa được các công trình tiếp cận mà chủ yếu xem xét quy định pháp luật thực định về QTV cũng đã dẫn tới xuất hiện nhiều ―khoảng trống‖ nghiên cứu cho đề tài luận án. Tác giả xác định, tất cả những kết quả nghiên cứu kể trên, đặc biệt là các nghiên cứu ở phạm vi trong nước đều là nền tảng, đóng vai trò tham khảo rất quan trọng cho luận án. Luận án sẽ tiếp tục kế thừa, phát huy những giá trị đã được đề xuất, tìm kiếm những giá trị khoa học mới để làm sáng tỏ thêm những vấn đề còn đang nhiều tranh cãi hoặc chưa được đề cập.

Chƣơng 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA QUẢN TÀI VIÊN

Một phần của tài liệu LA NguyenThaiTruong (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w