6. Tổng quan vấn đề nghiên
1.2.4. Nội dung và phương pháp đào tạo
Chương trình đào tạo là một hệ thống các môn học và các bài học cần được dạy, cho thấy những kiến thức, kỹ năng nào cần được dạy cho đối tượng đào tạo và dạy cho họ trong thời gian bao lâu. Trên cơ sở đó lựa chọn các phương pháp đào tạo phù hợp.
Chương trình đào tạo phải được xây dựng thật cụ thể về: số môn học, các môn học sẽ cung cấp trong chương trình, số giờ học, tiết học của từng môn, chi phí cho mỗi môn, mỗi tiết, các phương tiện cần thiết cho chương trình như: giáo trình, tài liệu, trang thiết bị,…
Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở nhu cầu đào tạo và mục tiêu đào tạo đã xác định. Sau đó đơn vị sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể về năng lực tài chính, cơ sở vật chất…để chọn phương pháp đào tạo phù hợp.
Phương pháp đào tạo là cách thức mà người dạy sử dụng để truyền đạt kiến thức cho người học. Việc lựa chọn đúng phương pháp đào tạo cho từng đối tượng sẽ giúp quá trình học đạt hiệu quả và chất lượng. Có nhiều phương pháp đào tạo khác nhau để lựa chọn và mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng của nó. Có thể lựa chọn một phương pháp hoặc kết hợp nhiều phương pháp đào tạo. Nhưng phương pháp đào tạo phải phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, chi phí phải thấp và là phương pháp đem lại hiệu quả lớn nhất.
chủ yếu sau đây:
- Nội dung đào tạo: Nội dung đào tạo là nền tảng của chương trình đào tạo. Những nội dung về trình độ kiến thức, kỹ năng cần được đào tạo cho người lao động phải được xác định rõ ràng và cụ thể gắn với từng công việc nhất định. Người học cần học các kỹ năng cơ bản hay kiến thức cơ bản; học kinh nghiệm hay học từ lý luận sách vở; phân loại rõ kiến thức được đào tạo (cơ sở, cơ bản, kỹ thuật chuyên sâu, theo đặc điểm riêng).
- Nguyên tắc học: Người học phải được phản hồi kết quả học tập của họ một cách chính xác và rõ ràng; quá trình học phải kết hợp giữa lý thuyết và thực hành để trau dồi kỹ năng người học; Nội dung đào tạo phải thích hợp với năng lực của người học; Người học phải tích cực tham gia đóng góp trong quá trình học tập và cuối cùng là người học cần phải ứng dụng những kiến thức và kỹ năng đã được học vào quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.
- Đặc điểm của học viên: Số lượng học viên cần đào tạo, khả năng của học viên là hai đặc điểm mà nhà quản trị cần cân nhắc khi thiết kế chương trình đào tạo.
- Giới hạn của tổ chức: Nhà quản trị cần xem xét đến khả năng tài chính, cán bộ giảng dạy, thời gian giảng dạy thích hợp, các phương tiện giảng dạy và cân nhắc liệu quá trình đào tạo được triển khai tại chỗ hay thuê ngoài hay đưa đi học bên ngoài tổ chức sẽ thích hợp.
- Các phương pháp đào tạo: Các phương pháp đào tạo hay kỹ thuật đào tạo phù hợp với từng nội dung đào tạo cần được đánh giá thật kỹ trước khi triển khai đào tạo. Thông thường có các phương pháp đào tạo sau:
+ Đào tạo tiếp nhận thông tin: các chương trình đào tạo phù hợp với việc tiếp nhận thông tin của người học bao gồm: bài giảng trình chiếu trên lớp, các buổi thuyết trình, cho xem phim, tài liệu thứ cấp như tạp chí chuyên ngành, trang web có liên quan. Lúc này người học sẽ tiếp nhận thông tin một
chiều từ người dạy và những thông tin này được người dạy tập hợp từ những nguồn đáng tin cậy theo một ý đồ sư phạm và mục tiêu giảng dạy rõ ràng nhằm giúp người học cập nhật thêm thông tin mới.
+ Đào tạo kỹ năng: Các phương pháp đào tạo nhằm tăng kỹ năng cho người học bao gồm phương pháp đào tạo bằng công việc cụ thể cho người học thông qua bốn bước (1) người dạy nói về công việc và những yêu cầu kỹ năng cần học; (2) người dạy chỉ dẫn các bước thực hiện công việc một cách khoa học và thao tác mẫu cho người học xem; (3) người học thực hiện theo thao tác mẫu và tuân thủ đúng các bước đã chỉ dẫn cũng như đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của công việc; (4) người học ôn luyện nhiều lần các thao tác để chúng trở thành kỹ năng của từng người học.
+ Đào tạo thay đổi kỹ năng và thái độ giao tiếp: Các phương pháp đào tạo phù hợp nhằm thay đổi kỹ năng và thái độ giao tiếp của người học bao gồm tổ chức hội nghị, hội thảo, đóng vai, xây dựng hành vi và huấn luyện nhạy cảm.
- Huấn luyện khả năng ra quyết định và giải quyết vấn đề: Để thực hiện được, người dạy cần áp dụng phương pháp phân tích, giải quyết tình huống…
- Hình thức đào tạo: nhà quản trị cần xác định rõ hình thức đào tạo để thiết kế nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp. Người học có thể được đào tạo trong công việc hoặc đào tạo ngoài công việc.
+ Đào tạo trong công việc: người học sẽ có được kiến thức và kỹ năng cần thiết thông qua sự tiếp xúc trực tiếp với công việc dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Ưu điểm của hình thức này là (1) không đòi hỏi thiết bị không gian đặc thù cho học tập; (2) bố trí hợp lý vừa học vừa làm nâng cao kỹ nãng và tay nghề lại vừa có thu nhập cho người học; (3) người học tiếp cận được công việc và dễ dàng hòa nhập với công việc sau khi học, (4) có sự tương tác với môi trường làm việc thực tế giúp tăng cường kỹ năng phối hợp, giao tiếp và
làm việc nhóm. Nhược điểm của hình thức này là (1) trang bị kiến thức không theo một hệ thống mà phụ thuộc vào công việc thực tế; (2) có thể lây lan một số thao tác, kỹ năng và kinh nghiệm không tiên tiến. Các phương pháp đào tạo phù hợp với hình thức đào tạo trong công việc xem bảng 1.2.
+ Đào tạo ngoài công việc: với hình thức đào tạo này, người học phải rời khỏi môi trường làm việc đến môi trường học tập khác để học. Ưu điểm của hình thức này là (1) người học được trang bị kiến thức một cách hệ thống từ lý thuyết đến thực hành; (2) không can thiệp đến việc thực hiện công việc của người khác; (3) Cơ hội học tập mở rộng, thời gian linh hoạt, nội dung kiến thức đa dạng. Nhược điểm là (1) tốn kém chi phí thời gian, chi phí đầu tư trang thiết bị mô phỏng thực tế; (2) cần một thời gian để người học áp dụng được kiến thức và kỹ năng vào quá trình làm việc thực tế. Các phương pháp đào tạo phù hợp với hình thức đào tạo ngoài công việc xem bảng 1.3.
Bảng 1.2. Phương pháp đào tạo phù hợp với hình thức đào tạo trong công việc
Phương pháp đào tạo Đối tượng đào tạo phù hợp
Chỉ dẫn công việc: người dạy sẽ giới thiệu, giải thích, chỉ dẫn từng bước cách quan sát trao đổi học hỏi cho tới khi người học thành thạo công việc.
Đào tạo kỹ năng cho cả nhân viên nghiệp vụ và cán bộ quản lý
Đào tạo theo kiểu học nghề: thời gian đầu người học được hướng dẫn lý thuyết và các thao tác mẫu sau đó người học thực hành tại nơi làm việc cho tới khi thành thạo dưới sự quan sát của người dạy.
Đào tạo kỹ năng và nghiệp vụ cho cả nhân viên nghiệp vụ và cán bộ quản lý
Kèm cặp và chỉ bảo Đào tạo kỹ năng và nghiệp vụ cho cả nhân viên nghiệp vụ mới và cán bộ quản lý mới nhận nhiệm vụ Luân chuyển hoặc thuyên chuyển
công tác khác: người học sẽ kinh qua nhiều vị trí công tác trong tổ chức để tích lũy kiến thức
Nhân viên được quy hoạch phát triển trong tương lai. Nhân viên quản lý và nhân viên giám sát
Bảng 1.3. Phương pháp đào tạo phù hợp với hình thức đào tạo ngoài công việc
Phương pháp đào tạo Đối tượng đào tạo phù hợp
Tổ chức lớp ở cùng địa bàn Nhân viên mới; nhân viên tiếp cận Cử đi học ở các trường chính quy Nhân viên quy hoạch phát triển, người
quản lý.
Các hội nghị, hội thảo Nhân viên văn phòng, người quản lý Đào tạo theo kiểu chương trình
hóa với sự trợ giúp của máy tính.
Nhân viên văn phòng, nhân viên nghiệp vụ, nhân viên hành chính
Đào tạo từ xa Nhân viên cần nâng cao trình độ, nhân viên nghiệp vụ
Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm
Nhân viên văn phòng, nhân viên làm việc theo nhóm với những công việc cần sự hợp tác chặt chẽ
Mô hình hóa hành vi Lãnh đạo, người quản lý Đào tạo kỹ năng xử lý công văn
giấy tờ
Người quản lý, nhân viên hành chính
Ngoài ra, nội dung đào tạo cần đáp ứng mục tiêu đào tạo phân theo kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học sau khi được đào tạo để từ đó đo lường được hiệu quả của quá trình đào tạo cũng như định hướng được kết quả của quá trình đào tạo. Các mục tiêu kiến thức, kỹ năng và thái độ thường được thiết kế theo nhiều mức độ khác nhau tùy theo nội dung đào tạo. Trong lĩnh vực đào tạo đại học, thang đo mức độ nhận thức của Bloom được sử dụng để thiết kế mục tiêu kiến thức, kỹ năng và thái độ cho người học. Thông thường những mục tiêu này được thiết kế như sau: (hình 1.2; 1.3 và 1.4).
Hình 1.3. Mục tiêu kiến thức (Nguồn: Phạm Đăng Phú, 2015) Hình 1.4. Mục tiêu kỹ năng (Nguồn: Phạm Đăng Phú, 2015) Phân tích Ứng dụng Hiểu Đánh giá Tổng hợp Biết
Đánh giá giá trị, ý kiến và sự vật
Tổng hợp các thành phần từ các bộ phận
Chia tổng thể thành từng phần
Sử dụng những gì đã được học
Nhận biết ý nghĩa của một thông điệp
Ghi nhớ, gợi nhớ các thuật ngữ, sự kiện
Nhận thức Tập hợp các kỹ năng Cơ chế Hành động điêu luyện Phản ứng có hướng dẫn T h ự c h i ệ n m ộ t c á c h t ự đ ộ n g , d ễ d à n g t h e o m ộ t t h ó i q u e n H à n h đ ộ n g k h ô n g c ầ n h ỗ t r ợ T h ự c h i ệ n m ộ t n h i ệ m v ụ v ớ i s ự h ỗ t r ợ S ẵ n s à n g t h ự c h i ệ n Q u a n s á t h à n h v i l i ê n q u a n đ ế n m ộ t n h i ệ m v ụ
Hình 1.5. Mục tiêu thái độ (Nguồn: Phạm Đăng Phú, 2015)