2.4.1. Các giả thuyết nghiên cứu
Phát huy, kế thừa và bổ sung nghiên cứu của Linán (2004) thêm ba biến (tính cách cá nhân, điều kiện tài chính, cảm nhận mơi trường giáo dục đại học) từ mơ hình Lũthje và Franke (2004) để làm tăng khả năng giải thích ý định khởi nghiệp
của sinh viên. Việc khởi nghiệp không chỉ chịu sự tác động hay ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngoài: điều kiện thị trường, kinh tế, xã hội…. mà tính cách cũng như kỹ năng của các nhân cũng một phần nào tác động đến ý định khởi nghiệp. Vì vậy, mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp bao gồm 6 nhân tố : Chuẩn mực và tác động của xã hội, cảm nhận môi trường giáo dục đại học, cảm nhận sự khát khao, cảm nhận tính khả thi, tính cá nhân, điều kiện thị trường và tài chính.
- Chuẩn mực xã hội (Socail Norms) :
Cho dù bạn là cá nhân hay tổ chức nào cũng đều tồn tại trong môi trường nhất đinh tùy thuộc vào từng thời điểm, không gian, thời gian. Môi trường này sẽ tác động tích cực hoặc tiêu cực đến cá nhân tổ chức đang tồn tại. Mọi hành động của con người được định hướng, thúc đẩy bởi các hoàn cảnh xã hội, quy tắc xã hội, chuẩn mực xã hội (Coleman, 1998)
Chuẩn mực xã hội là việc chịu đựng và cảm nhận áp lực, mức độ quan tâm xã hội để đi đến hành vi ra quyết định kinh doanh hay không ( Linán và các tác giả 2005). Ở một khía cạnh khác cho rằng chuẩn mực xã hội là cảm nhận của chúng ta về tầm quan trọng của việc trở thành doanh nhân (Krueger và Brazeal -1994). Chuẩn mực xã hội cũng gắn liền với gia đình bạn vè và mọi người trong xã hội có cổ vũ ủng hộ hành vi của một cá nhân tự mình kinh doanh hay khơng. Mơi trường sống, văn hóa xã hội có tiếp thêm động lực hay bác bỏ hành vi hay ý định khởi nghiệp. Điều này cũng có nguồn gốc từ văn hóa tổ chức, văn hóa gia đình. Chuẩn mực xã hội là thái độ của mọi người (đồng nghiệp, gia đình, bạn bè …) về doanh nhân (Elfving và các tác giả, 2009). Chính vì thế, chuẩn mực xã hội sẽ định hướng ý định khởi nghiệp, suy nghĩ và hành vi của một cá nhân nào đó, tác động đến tâm lý, ý chí đối với hành vi của con người và giúp con người đưa ra các quyết định sau cùng nhất. Nhưng sự cổ vũ, ủng hộ, động viên hay phản đối, chê trách từ xã hội cũng sẽ làm gia tăng hay giảm sút các ý định khởi nghiệp
Giả Thuyết H1: Chuẩn mực xã hội có mối quan hệ dương (+) với ý định khởi
- Cảm nhận môi trường giáo dục Đại học (Pereeption on University Environment)
Mơi trường giáo dục Đại học có vai trị hết sức quan trọng đối với tồn bộ sinh viên và cũng là cảm nhận ngay từ ban đầu cũng như nền tản của sinh viên. Ở một số trường đang có vị trí là tác nhân chính thúc đẩy sự hình thành ý tưởng kinh doanh cho sinh viên Lũthje và Franke (2004). Ở các nước phát triển trên thế giới, ,môi trường học tập tại các trường đại học có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc nhận thức của sinh viên giúp cho sinh viên rèn luyện kỹ năng cũng như thúc đẩy việc lựa chọn ngày nghề của bản thân trong tương lai một cách đúng đắn.Một số ví dụ chỉ ra tại Mỹ khi nhăc đến Havard thì trong suy nghĩ của mọi người ln hướng về việc phát triển các ý tưởng kinh doanh, học tập và cung cấp cách quản lý doanh nghiệp, môi trường học danh tiếng của các ngôi trường giúp cho người học luôn tự tin về kiến thức và kỹ năng có được sau khi tốt nghiệp. Bằng sự tự tin về mặt kiến thức các sinh viên dễ dàng phát huy các ý tưởng kinh doanh để trở thành những doanh nhân và dễ dàng thành đạt hơn. Chính vì thế cảm nhận mơi trường giáo dục của sinh viên ngay từ đầu đã hình thành nên những ý định kinh doanh. Cảm nhận môi trường giáo dục đề cập đến các vấn đề như rèn luyện các lớp kỹ năng, bồi dưỡng và nâng cao các kiến thức ngắn hạn về quản lý, kỹ năng lãnh đạo, xây dựng và thiết lập mối quan hệ cũng như nhóm. Giáo dục tinh thần doanh nhân khuyến khách sinh viên mới tốt nghiệp bắt đầu khởi nghiệp (Lũthje và Franke (2004). Việc cảm nhận môi trường giáo đại học thúc đẩy sinh viên khởi nghiệp một cách kích thích ( Gaddam, 2008).
Giả Thuyết H2: Cảm nhận mơi trường giáo dục đại học có mối quan hệ
dương (+) với ý định khởi nghiệp của sinh viên
- Cảm nhận sự khát khao (Perceived Desirability)
Điều cần thiết và đầu tiên để thành công trong công việc là sự khát khao và ham thích. Nhưng sự khát khao ấy lại xuất phát từ hấp dẫn của một hành động hay một công việc sắp diễn ra và làm cho chính cá nhân ấy cảm thấy thích thú. Tính hấp dẫn khi bắt đầu kinh doanh là tiền đề và động cơ tạo ra sự khát khao. Đặc biệt
là trong lĩnh vực kinh doanh, sự khát khao là một trong những nhân tố hết sức quan trọng nhằm hỗ trợ những cá nhân đang muốn trở thành doanh nhân, tự mình tạo dựng sự nghiệp. Khát khao tạo cho cá nhân ý chí kiên định, quyết tâm thực hiện hành vi nhất định dù trong bất kì hồn cảnh nào đó được gọi là ý định khởi nghiệp. Cảm nhận được sự khát khao là mức độ cá nhân nhận thấy sự hấp dẫn của việc bắt đầu kinh doanh ( Krueger, 1993; Linán, 2004). Một doanh nghiệp vừa khởi nghiệp khó có thể thành cơng trên thương trường, nhất là trong tình hình kinh tế khá đa dạng với nhiều chủ thể của ý tưởng khơng có sự thơi thúc trong bản thân và sự khát vọng đang cháy trong mỗi người, thích thú bởi cộng việc được thực hiện bởi chính sự tâm huyết và ý tưởng. Sụ khát khao là động lực để chính cá nhân chủ thể phát huy và hồn thiện nó theo khả năng và điểu kiện kinh tế đặt ra. Từ đó có thể đưa ra giả thuyết sau.
Giả Thuyết H3: Cảm nhận sự khát khao có mối quan hệ dương (+) với ý
định khởi nghiệp của sinh viên
- Cảm nhận tính khả thi (Perceived Feasibility)
Bên cạnh việc khát khao đối với ý định khởi nghiệp thì việc cảm nhận tính khả thi của vấn đề cũng khá quan trọng. Cảm nhận tính khả thi là mức độ mà bản thân có nhân đó tin rằng có thể bắt đầu cơng việc kinh doanh ( Krueger, 1993; Linán, 2004). Việc tao lập doanh nghiệp ln đi kèm với tính khả thi của ý tưởng kinh doanh đó. Khi một ý tưởng kinh doanh thiếu tính khả thi thì ý tưởng đó sẻ bị giảm hoặc mất đi. Sự kỳ vọng và niềm tin vào sự thành cơng, vào tính hợp lý và sự phù hợp của ý tưởng kinh doanh sẽ thúc đẩy cá nhân quyết tâm thực hiện ước mơ của mình. Mỗi cá nhân sẽ tập trung mọi sức lực để thực hiện một hành vi nhằm đạt được mục tiêu đặt ra dù cho có khó khăn.
Những ý tưởng sang tạo, định hướng khởi nghiệp sẽ bị dập tắt nếu nó khơng mang tính khả thi hay khó thực hiện hoặc khơng thể thực hiện thì tính hiệu quả sẽ rất thấp. Tính khả thi mang đến sự hy vọng cho ý tưởng, cho lòng quyết tâm. Kết hợp giữa cách thức, mơ hình kinh doanh, kế hoạch kinh doanh của chủ thể ý tưởng
sẽ tác động đến mức độ cảm nhận tính khả thi của mỗi cá nhân ( Linán và các tác giả 2005). Nên giả thuyết được đặt ra sẽ là
Giả Thuyết H4: Cảm nhận tính khả thi có mối quan hệ dương (+) với ý định
khởi nghiệp của sinh viên.
- Tính cách cá nhân (Personality)
Tính cách cá nhân là những đặc thù, đặc điểm, phẩm chất riêng của mỗi người. Đã từ lâu, các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận thấy vai trị tính cách cá nhân trong hành động khởi nghiệp của một người. Kirzner (1973) mô tả những cá nhân khởi nghiệp kinh doanh là những người có đủ khả năng và độ nhậy bén để phát hiện được các cơ hội lợi nhuận mà trước đó chưa phát hiện ra, thế rồi tận dụng các cơ hội đó. Theo tác giả mơ tả, trong q trình khởi nghiệp thường liên quan chặt chữ đến khả năng phát hiện và chú ý tới những thứ mà khơng ai trước đó chú ý. Kihlstrom (1979) đã chỉ ra rằng “ hành động khởi nghiệp là đặc tính sẵn sàng đối mặt với những cái khơng chắc chắn của con người”. Cịn MeClelland (1961) thì cho rằng “ đặc tính khác biệt giữa những người có ý đinh khởi nghiệp với phần còn lại của xã hội là chấp nhận rủi ro và nhu cầu thành đạt”. Tính cách cá nhân có vai trị quan trọng trong sự nghiệp thành cơng (Rodermund,2003).
Giả Thuyết H5: Tính cách cá nhân có tác động dương (+) đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên
- Điều kiện thị trường và tài chính (Market and Finance Conditions)
Kinh tế thị trường và tài chính ngày một phát triển cũng có vai trong tương đối quan trọng đối với sự hình thành ý tưởng khởi nghiệp và kinh doanh. Điều kiện thị trường tốt hay xấu đều có thể nảy sinh ý tưởng sang tạo về một hay nhiều mơ hình hay cách thức kinh doanh cho sinh viên. Trong thực tế rất nhiều ý tưởng kinh doanh được phát triển dựa trên nền tảng lỗ hổng kinh tế, hay những áp lực hoàn cảnh thị trường xấu thúc đẩy sự tìm kiếm khắc phục của sinh viên bằng cách đưa ra các biện pháp ngăn chặn và từ đó xây dựng và phát triển dự án mới. Mặt khác, tài chính là thước đo để bất cứ cá nhân nào khi muốn khởi nghiệp cũng phải nhìn nhận và xem xét. Tài chính động mạch của cả một q trình kinh doanh, thiếu tài chính hoặc
động kinh doanh sẽ suy yếu trầm trọng thậm chí có thể chấm dứt. tài chính ảnh hướng lớn đến ý định kinh doanh ( Grundstén, 2004), vì thế việc thúc đẩy khởi nghiệp. Điều khiện thị trường hiện tại giúp cá nhân khám phá và phát triển những ý tưởng kinh doanh, còn điều kiện tài chính cung cấp nguồn lực để đảm bảo việc kinh doanh được bắt đầu. Các nhân tố mơi trường ( điều kiện tài chính và thị trường) đóng vai trị quan trọng để sinh viên hình thành ý định khởi nghiệp (Lũthje và Franke 2004)
Giả Thuyết H6: Điều kiện thị trường và tài chính có mối quan hệ dương (+)
đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.