THỰC TRẠNG VỀ CÔNGTÁC ĐÀOTẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ đào tạo NGUỒN NHÂN lực tại BỆNH VIỆN đa KHOA TỈNH KIÊN GIANG (Trang 58)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. THỰC TRẠNG VỀ CÔNGTÁC ĐÀOTẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠ

TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOATỈNH KIÊN GIANG

2.3.1. Giới thiệu về bộ phận làm công tác đào tạo tại Bệnh viện

Bộ phận làm công tác đào tạo tại bệnh viện do Phòng Tổ chức đảm nhận. Trong đó việc lập kế hoạch đào tạo sẽ do Phòng chỉ đạo tuyến người chịu

trách nhiệm chính. Trưởng phòng sẽ dựa vào tính chất công việc của từng người vào từng thời điểm khác nhau để giao nhiệm vụ thích hợp để lập kế hoạch cho công tác đào tạo với các chức danh và nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Xây dựng quy trình đào tạo

- Xác định nhu cầu, mục tiêu và đối tượng cần đào tạo - Xây dựng kế hoạch và lựa chọn phương pháp cần đào tạo - Xác định nguồn kinh phí cần đào tạo

- Lựa chọn các tổ chức đào tạo

- Đánh giá và tổng hợp kết quả đào tạo

Từ đó ta thấy nhân sự làm công tác đào tạo là chưa phù hợp, chuyên nghiệp chỉ mang tính chất nhất thời chưa có đội ngũ chuyên sâu để làm công tác đào tạo. Do vậy, để đạt hiệu quả trong công tác đào tạo tại Bệnh viện cần lập riêng bộ phận chuyên trách để công tác đào tạo mang tính lâu dài và hiệu quả.

2.3.2. Quy trình xác định nhu cầu đào tạo của bệnh viện

2.3.2.1. Phòng Tổ chức tổng hợp nhu cầu

Hàng năm căn cứ vào quy hoạch phát triển của Bệnh viện, đề án vị trí việc làm đã được sở y tế phê duyệt, kết quả hoạt động năm trước liền kề, phương hướng hoạt động năm sau. Các khoa, phòng tiến hành xây dựng kế hoạch hoạt động của khoa, phòng mình trong đó có thể hiện nhu cầu đào tạo. Trên cơ sở đó Phòng Tổ chức tổng hợp xây dựng kế hoạch đào tạo toàn diện thể hiện các nhu cầu đào tạo.

Nhu cầu đào tạo của Bệnh viện từ năm 2015 – 2017 được thể hiện ở bảng dưới đây:

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số lượng (Người) Tỷ trọng (%) Số lượng (Người) Tỷ trọng (%) Số lượng (Người ) Tỷ trọng (%) Số lượng đăng ký 40/299 13,4 49/310 15,8% 56/312 17,9 Loại hình đào tạo

Ngắn hạn 19 47,5 21 42,8 21 37,5 Dài hạn 21 52,5 28 57,2 35 62,5 Trong đó Bác sĩ 3 14,3 5 17,9 5 14,3 Cử nhân xét nghiệm, điều dưỡng, nữ hộ sinh 9 42,9 11 39,3 14 40 CKI 4 19 4 14,3 5 14,3 Cao học 3 14,3 1 3,5 3 8,6 CK II 2 9,5 5 17,9 6 17,1 Chuyên ngành Quản lý, phục vụ khác (Chính trị, QLNN) 02 7,1 02 5,7 Tổng cộng 21 100 28 100 35 100 Nguồn: Phòng Tổ chức

2.3.2.2. Xác định mục tiêu đào tạo và bồi dưỡng

Việc quan trọng nhất của xác định nhu cầu dào tạo là gắn với mục tiêu của việc dào tạo. Việc xác định mục tiêu đào tạo phải xuất phát từ công việc, từ mục tiêu phát triển của đơn vị.Song việc xác định mục tiêu đào tạo của bệnh viện trong thời gian qua tuy có thực hiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của cán bộ, công chức .Tỷ lệ đã dược đào tạo qua các năm như sau:năm 2015 đào tạo 14/21 đạt tỉ lệ 66,7%, năm 2016 đào tạo 19/28 đạt tỉ lệ 67,9%, năm 2017 đào tạo 25/35 đạt tỉ lệ 71% (so sánh giữa bảng 2.1, 2.2).SỐ liệu này cho thấy giữa mục tiêu kỳ vọng và thực tế thực hiện vẫn còn khoảng cách nhất định.

Vì vậy, với tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật và thông tin hiện nay, các nhà khoa học ước tính trong tương lai tri thức của nhân loại sẽ đổi mới

khoảng 50% trong đó một chu kỳ thời gian là 2,5 năm. Tốc độ này còn có thể nhanh hơn trong lĩnh vực y khoa.Chính vì thế bên cạnh kiến thức sau khi đã học, nếu không được thực hành sẽ mất đi theo thời gian và độ cập nhật. Do đó, nếu không có những hoạt động học tập, nâng cao trình độ chuyên môn để theo kịp thời đại thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân. Đào tạo y khoa liên tục với mục tiêu nhằm kịp thời cải thiện kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của nhân viên y tế. Ngoài ra còn đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng theo quy hoạch phát triển Bệnh viện đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Trong thời gian, việc lựa chọn người tham gia vào quá trình đào tạo của bệnh viện tương đối hợp lý vì đã xác định được nhu cầu đào tạo như:

- Công chức, viên chức, người lao động làm công tác chuyên môn y tế như Bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật y, hộ sinh, dinh dưỡng…

- Công chức, viên chức, người lao động làm công tác chuyên môn khác hỗ trợ phục vụ cho chuyên môn y tế như kế toán, công nghệ thông tin, điện, nước….vv

Trên thực tế đối tượng đào tạo của bệnh viện chưa được đào tạo năm 2015 7/21 người chiếm tỉ lệ 33,4%, năm 2016 9/28 người chiếm tỉ lệ 32,1%, năm 2017 10/35 người chiếm tỉ lệ 28,6% (so sánh giữa bảng 2.1, 2.2). Vì vậy, tỉ lệ % hàng năm có giảm nhưng nhu cầu đào tạo mỗi năm mỗi tăng nên số người chưa được đào tào qua các năm cũng tăng lên.

2.3.3. Thực hiện kế hoạch đào tạo

Kế hoạch đào tạo nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu đào tạo. Công tác lập kế hoạch cho việc đào tạo tại Bệnh viện thuộc trách nhiệm của Phòng Tổ chức tham mưu cho lãnh đạo căn cứ trên yêu cầu của các khoa, phòng gửi về. Trong quá trình lập kế hoạch đào tạo chưa gắn kết thành một phần trong quy trình lập kế hoạch chiến lược nguồn nhân lực cũng không phải là một phần

trong cách tiếp cận chiến lược phát triển, tổ chức và đánh giá kết quả đào tạo. Do vậy, kế hoạch đào tạo nó không chỉ là một danh sách các khóa đào tạo của mỗi cá nhân mong muốn mà là một tuyên bố mang tính thực tiễn về nguồn nhân lực lâu dài.

Trong thời gian qua công tác đào tạo luôn đặt ra và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm. Lãnh đạo Bệnh viện xây dựng kế hoạch đào tạo cho từng năm; theo chuyên môn từng khoa, phòng; theo từng giai đoạn chẳng hạn như: đào tạo dài hạn từ 2 đến 5 năm được các khoa, phòng ưu tiên .SỐ liệu thực hiện kế hoạch đào tạo thể hiện ở bảng đưới đây

Bảng 2.7. Kết quả đào tạo từ năm 2015 – 2017

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số lượng (Người) Tỷ trọng (%) Số lượng (Người ) Tỷ trọng (%) Số lượng (Người ) Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 12 46,2 17 47,2 19 43,2 Dài hạn 14 53,8 19 52,8 25 56,8 Trong đó Bác sĩ 02 14,3 03 15,8 04 16 Cử nhân xét nghiệm,

điều dưỡng, nữ hộ sinh 07 50 09 47,4 11 44

CKI 02 14,3 02 10,5 03 12 Cao học 02 14,3 01 5,2 02 8 CK II 01 7,1 03 15,8 04 16 Chuyên ngành Quản lý, phục vụ khác (Chính trị, QLNN) 01 5,3 01 4 Tổng cộng 14 100 19 100 25 100 Nguồn : Phòng Tổ chức

Nhìn chung công tác đào tạo của Bệnh viện là khá cao năm 2015 có 40 người chiếm tỉ lệ 13,4%, năm 2016 có 49 người chiếm tỉ lệ 15,8%, năm 2017 có 56 người chiếm 17,9%. Trong đó, đào tạo bác sĩ và cử nhân chiếm 54,3% và loại hình đào tạo dài hạn để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ chiếm 62,5%

nhằm đáp ứng theo yêu cầu của Thông tư số 22/TT-BYT ngày 8/8/2013 của Bộ y tế về việc hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế. Điều này đặt ra cho Phòng Tổ chức phải có kế hoạch cụ thể nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu đào tạo của mỗi cán bộ, công chức, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực của Bệnh viện. Mặt khác, bệnh viện cũng xem xét lại công tác tuyển dụng từ đó lựa chọn những người có chuyên môn, phù hợp với nhiệm vụ được phân công.

Về trình độ chuyên môn của những người có nhu cầu đào tạo chủ yếu là trung cấp chiếm 63,87% ( 2014), 61,3% (2015), 59,3% ( 2016) theo Bảng 2.2. Số lượng và cơ cấu lao động theo trình độ. Tuy hàng năm nhu cầu đào tạo có giảm, nhưng tỉ lệ giảm thấp. Vậy nhu cầu đào tạo đối với đối tượng trung cấp còn rất nhiều. Vấn đề cần đặt ra cho Bệnh viên cần phải tập trung công tác đào tạo chuyên môn hơn nữa để giúp cho cán bộ, công chức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân.

2.3.4 Thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại BVĐK Kiên Giang Giang

2.3.4.1 Nội dung của đào tạo

Để công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Bệnh viện đạt hiệu quả, Bệnh viện đã định hướng nội dung đào tạo đối với từng loại đối tượng như:

- Công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý: Đào tạo các nội dung về Quản lý kinh tế y tế, quản trị nhân sự, lập kế hoạch, tổ chức, ủy quyền, điều phối, kiểm soát, đề ra các mục tiêu, thực hiện các quy chế, quy định. Tập trung vào năng lực sáng tạo tầm nhìn, tìm kiếm những người thực thi thích hợp, tạo động lực cho mọi người, truyền cảm hứng để đạt mục tiêu, gây ảnh hưởng đến người khác, đấu tranh ủng hộ sự thay đổi, phát triển nhân viên và tự tạo động lực.

dung về quản lý chất lượng - An toàn người bệnh, quản lý nguy cơ, đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp ứng xử cho nhân viên y tế để nâng cao năng lực cảm xúc, đánh thức nội lực cá nhân của nhân viên y tế.

- Viên chức, người lao động hỗ trợ phục vụ:Đào tạo về chuyên môn chuyên ngành, các quy định liên quan đến nghề nghiệp, kỹ năng thực hiện công việc, kỹ năng giao tiếp, makerting, tổ chức sự kiện, kỹ năng thương lượng đàm phán, lập hợp đồng kinh tế.

2.3.4.2. Lựa chọn hình thức và tổ chức đào tạo

Hiện nay bệnh viện lựa chọn hai hình thức đào tạo là đào tạo ngắn hạn và đào tạo dài hạn. Đào tạo ngắn hạn có thời gian từ 10 ngày đến 30 ngày chủ yếu là tập huấn những phương pháp, kỹ thuật mới về sử dụng các trang thiết bị mới được bổ sung hay các kỹ thuật mới để chăm sóc người bệnh được tốt hơn.Đào tạo dài hạn thông thường tính theo đơn vị thời gian năm và dựa vào định hướng phát triển chung của Bệnh viện.Về tổ chức đào tạo không phân biệt theo hình thức,việc đào tạo ngắn hạn hay dài hạn bệnh viện cũng chọn những cơ sở giảng dạy hay những bệnh viện có uy tín để đáp ứng tốt nhất việc đào tạo và giảng dạy cho cán bộ, công chức, người lao động tại Bệnh viện. Kết quả thực hiện đào tạo theo bảng đính kèm như sau:

Bảng 2.8. Cán bộ, công chức, người lao động được đào tạo ngắn hạn

Nội dung tên lớp đào tạo 2015 2016 2017

KTV - XQ 1 3 2

Đơn nguyên sơ sinh 2 2 2

KTV xét nghiệm 1 1 1

Sơ bộ chẩn đoàn hình ảnh 1 1

Sơ bộ gây mê hồi sức 1 1 2

Sơ sinh cơ bản 1 1

Hồi sức cấp cứu 2 1 1

Sơ bộ ngoại niệu 1

Gây mê hồ sức 1 1 1

Nội dung tên lớp đào tạo 2015 2016 2017

Định hướng dinh dưỡng 2 2 1

Chụp nhũ ảnh 1 1

CT -Scanner 1

Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng 1 2 1

Nội soi tiết niệu 1 2

Quản lý trang thiết bị 1

Tổng cộng 12 17 19

Nguồn: phòng tổ chức cán bộ

Đào tạo dài hạn hiện nay bệnh viện rất chú trọng đến công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, người lao động nhằm đáp ứng được nhu cầu phục vụ ngày càng tốt hơn cho bệnh nhân.

Bệnh viện chủ yếu tập trung cho cán bộ, công chức, người lao động đi đào tạo tại ngắn hạn tại các bệnh viện lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh như Bệnh viện y học cổ truyền, trung tâm chấn thương chỉnh hình, bệnh viện mắt TP.HCM, bệnh viện tai – mũi – họng, bệnh viện răng – hàm – mặt, bệnh viện chợ rẫy, bệnh viện phụ sản Từ Dũ, viện tim TP.HCM,…

2.3.4.3. Kinh phí thực hiện cho công tác đào tạo của bệnh viện

- Bệnh viện chi trả toàn bộ các khoản cho công chức, viên chức, người lao động được cử đi đào như: lương, các khoản phụ cấp (nếu có), các khoản trích đóng Bảo hiểm bắt buộc, lệ phí ôn thi, học phí, tài liệu, tàu, xe,…

Bảng 2.9. Thống kê chi đào tạo cho cán bô, công chức, người lao động

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số lượng (Người) Số tiền (Triệu đồng) Số lượng (Người) Số tiền (Triệu đồng) Số lượng (Người) Số tiền (Triệu đồng) Ngắn hạn 12 58 17 69,5 19 73,4 Dài hạn 14 295,4 19 397,2 25 754,9

Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán

Kinh phí Bệnh viện dành cho đào tạo bên ngoài đơn vị khá cao và tập trung ưu tiên cho việc đào tạo dài hạn để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

2.3.5. Đánh giá công tác đào tạo của BVĐK Kiên Giang

Tiến hành đánh giá hiệu quả công tác đào tạo là công việc cuối cùng trong công tác đào tạo. Việc đánh giá này vừa đo lường được hiệu quả và lợi ích có được trong giai đoạn trước, nó vừa cung cấp tiêu chuẩn và cơ sở cho việc sử dụng thành quả đào tạo trước, vừa cung cấp tiêu chuẩn và cơ sở cho việc vận dụng thành quả giai đoạn sau một cách hiệu quả, đồng thời còn là khâu quan trọng để xác định phương pháp và hoàn thiện công tác đào tạo ở giai đoạn sau.

Căn cứ dùng để đánh giá công tác đào tạo

Đối với cán bộ, công chức được cử đi học dài hạn thì căn cứ vào bảng điểm và kết quả học sau đào tạo của học để đánh giá trình độ năng lực của họ, căn cứ vào những kiến thức họ tiếp thu được về phục vụ cho công tác khám, chữa cho bệnh nhân.

Đối với cán bộ, công chức, người lao động được cử đi học ngắn hạn thì căn cứ vào giấy chức nhận mà họ nhận được để làm căn cứ cho việc đánh giá kết quả và còn phải dựa trên khả năng tiếp thu của họ về phục vụ cho chuyên môn được cử đi đào tạo.

Đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo tại bệnh viện

Để đánh giá một cách khách quan và có cơ sở,bệnh viện dựa vào kết quả theo số lượng và khả nănglàm việc tăng lên qua kết quả khảo sát và đánh giá như các bảng số liệu gồm:

Bảng 2.10. Kết quả thực hiện công tác đào tạo

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số lượng (Người) Tỉ lệ đạt (%) Số lượng (Người) Tỉ lệ đạt (%) Số lượng (Người) Tỉ lệ đạt (%) Ngắn hạn 12 85 17 89 19 92 Dài hạn 14 88 19 90 25 96

Nguồn: Báo cáo công tác đào tạo nhân lực tại Bệnh viện

Theo bảng trên số lượng lao động được đào tạo đã tăng lên trong 3 năm qua. Cụ thể như sau:

Năm 2015, số lao động được đào tạo là 26 người chiếm 65%, năm 2016, số lao động được đào tạo là 36 người chiếm 73,5%, năm 2017, số lao động được đào tạo là 44 người chiếm 78,6% số lao động được đào tạo tăng lên hàng năm và kết quả đào tạo cũng tăng lên hàng năm.

*Khả năng làm việc sau đào tạo

Để đánh giá một cách chính xác hiệu quả của công tác đào tạo chúng ta cần phải xem xét các học viên sau khóa học họ có áp dụng được kiến thức đã học vào thực tế làm việc như thế nào, học có phát huy được những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ mà họ đã được đào tạo hay không? Việc đánh giá này cần phải có nhiều thời gian và để đánh giá được một cách chính xác thì rất khó vì một phần nào đó dựa vào cảm tính. Dưới đây, chúng ta sẽ dựa vào hiệu quả của công việc mà các học viên sau khóa học về làm việc tại bệnh viện để đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Khả năng làm việc

Đào tạo ngắn hạn Đào tạo dài hạn Số lượng (Người) Tỷ lệ đạt (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ đạt (%) Tốt hơn nhiều 3 15,8 5 20 Tốt hơn 11 57,9 14 56

Không thay đổi 5 26,3 6 24

Tổng cộng 19 100 25 100

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 5 năm 2017-Bệnh viện Kiên Giang

Kết quả trên cho ta thấy rằng khả năng làm việc tốt hơn sau đào tạo chiếm tỷ lệ tốt hơn sau đào tạo chiếm tỷ lệ cao nhất, trong đó đào tạo ngắn hạn chiếm tỷ lệ 57,9% và đào tạo dài hạn chiếm tỷ lệ 56%; tỉ lệ mức độ khả năng làm việc không thay đổi lớn hơn so với mức độ khả năng làm việc tốt hơn nhiều. Điều này cho ta thấy rằng khả năng làm việc sau khóa học ngắn hạn và dài hạn của cán bộ, công chức, người lao động tăng lên, tốt hơn so với trước khi đào tạo chiếm trên 50%. Tuy nhiên, tỷ lệ các học viên sau khóa đào tạo khả năng làm việc sau đào tạo hiệu quả vẫn không thay đổi vẫn chiếm tỷ lệ đáng kể: đào tạo

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ đào tạo NGUỒN NHÂN lực tại BỆNH VIỆN đa KHOA TỈNH KIÊN GIANG (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w