6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế
- Việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ tốt cho công việc là đòi hỏi chính đáng và là nhu cầu cần thiết cho mỗi cá nhân, song kinh phí hạn chế không thể đáp ứng được nhu cầu cho tất cả mọi người.
- Trong quá trình đánh giá kết quả đào tạo vẫn còn có mặt hạn chế như xác định hiệu quả công tác đào tạo chỉ thông qua bằng cấp, chứng chỉ của người được đào tạo mà không có phương pháp đánh giá cụ thể và chi tiết về mặt định lượng làm cho bước día giá và sử dụng sau đào tạo chưa tương thích với yêu cầu của kế hoạch và mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực đã được xác định.
- Chính sách, chương trình đào tạo cho người đào tạo mới chỉ quan tâm đến việc nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người học mà chưa quan tâm nhiều đến đào tạo toàn diện cho người được đào tạo,nhất là các kỷ năng mềm trong chăm sóc bệnh nhân tại các trung tâm y tế
- Kinh phí cho hoạt động ý tế có giới hạn nhất định trong khi các chi phí liên quan không ngững tăng và khó kiểm soát.Cơ chế tự chủ tài chính cho bệnh viện nói nhiều nhưng chưa có quyết định chính thức.[ Ngày 20.5.2019 TTCP Nguyễn xuân Phúc mới thông qua Nghị quyết về thí điểm tự chủ của 4 Bệnh Viện thuộc Bộ Y Tế là : Bạch Mai;Chợ Rẩy;Hữu Nghị Việt Đức và Bệnh Viện K- nguồn Baomoi.com] Số lượng Thu chưa đảm bảo chi cho các hoạt động chi thường xuyên , nên chưa phân bổ riêng cho kinh phí đào
tạo.Việc này đã ảnh hưởng đến việc chủ động trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho Bệnh viện.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Thực trạng công tác đào tạo của bệnh viện đa khoa Tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn 2015-2017 đã được mô tả,tổng hợp,phân tích và đánh giá theo hệ thống quy trình công tác đào tạo nguồn nhân lực mà nội dung và quy trính đã được xác định trong chương 1.Việc nghiên cứu theo trình tự này nhằm đảm bảo tính logic từ lý thuyết đến thực tiễn.Đồng thời thông qua quá trình nghiên cứu và đánh giá thực trạng,luận văn cũng đã nêu lên được những kết quả và ưu điểm trong suốt tiến trình thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực của bệnh viện.Tuy nhiên so với kỳ vọng của vị thế một bệnh viện đa khoa cấp 1 nằm trong vùng kinh tế mà đặc khu Phú Quốc đang làm điểm nhấn để thu hút vốn đầu tư thì vẫn còn có những hạn chế nhất định,với việc phân tích nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan của các hạn chế đã nêu thì nội dung này cũng làm tiền đề cho hệ thống giải pháp và kiến nghị đề xuất trong chương 3 tiếp theo của luận văn.
CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG 3.1 ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH
3.1.1 Định hướng phát triển của bệnh viện trong bối cảnh định hướng phát triển kinh tế-xã hội Kiên Giang đến 2020 và những năm tiếp hướng phát triển kinh tế-xã hội Kiên Giang đến 2020 và những năm tiếp theo
L#à một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long ở miền NamViệt Nam, với phần lớn diện tích của tỉnh thuộc địa bàn tỉnh Rạch Giá trước đó. Đây là tỉnh có diện tích lớn nhất miền tây và lớn nhì ở miền nam (sau tỉnh Bình Phước). Tuy nhiên, cũng có thời kỳ toàn bộ diện tích tỉnh Kiên Giang ngày nay đều thuộc tỉnh Rạch Giá, bao gồm cả các vùng Hà Tiên và Phú Quốc. Trung tâm tỉnh là thành phố Rạch Giá, cách thành phố Hồ Chí
Minh 250 km về phía Tây. Kiên Giang tiếp giáp Campuchia ở phía Bắc với đường biên giới dài 54 km và vịnh Thái Lan ở phía Tây có đường bờ biển dài hơn 200 km. Ngoài ra Kiên Giang có hơn 100 đảo lớn nhỏ ngoài biển.
Kiên Giang nằm ven biển thuộc phía Tây Nam của Việt Nam, là vùng đất thuộc trấn Hà Tiên cũ do Mạc Cửu khai phá vào thế kỷ 17 Đầu thế kỷ 18, Mạc Cửu được chúa Nguyễn thuần phục. Vào thời vua Minh Mạng Hà Tiên là một trong sáu tỉnh Nam Kỳ. Sau năm 1975 thành lập tỉnh Kiên Giang cho đến ngày nay. Kiên Giang được nhiều người biết đến là vùng đất văn hóa và du lịch nổi tiếng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cảnh đẹp của Kiên Giang ngày xưa từng được ca ngợi qua "Hà Tiên thập vịnh". Đến ngày nay Kiên Giang được nhiều người biết đến qua danh thắng du lịch nổi tiếng
tế với nguồn lợi vô cùng to lớn về thủy sản. Tỉnh lỵ của Kiên Giang là thành phố Rạch Giá, một thành phố biển duy nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Kiên Giang có vị trí chiến lược quan trong, nằm trong vùng vịnh Thái Lan, gần với các nước thuộc Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan
, Malaysia, Singapore, Chính vì vậy Kiên Giang có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực, đồng thời đóng vai trò cầu nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ với bên ngoài
Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm qua
Giai đoạn 2011-2015, Kiên Giang đã từng bước khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt
10,53%/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.515 USD, gấp 2 lần so năm 2010. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, dịch vụ tăng từ 33,04% lên 40,44%, công nghiệp - xây dựng giữ ở mức trên 24%. Ngành nông - lâm - thủy sản duy trì mức tăng trưởng khá, bình quân tăng 5,75%/năm. Sản lượng lương thực năm 2015 đạt 4,64 triệu tấn, tăng 32,7% so năm 2010. Tỷ lệ lúa chất lượng cao chiếm 70% sản lượng. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 647.000 tấn, tăng 36,7% so năm 2010. Thương mại - dịch vụ tăng trưởng bình quân 14,91%/năm. Hệ thống chợ và siêu thị được đẩy mạnh đầu tư. Đến nay trên địa bàn có 143 chợ, 4 siêu thị và 1 chợ chuyên doanh nông, thủy, hải sản. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2015 đạt 64.450 tỷ đồng, tăng 2,3 lần so năm 2010. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 526 triệu USD, tăng 13% so năm 2010.
Định hướng trong giai đoạn từ nay đến năm 2020
Tỉnh sẽ tập trung vào các kế hoạch và định hướng lớn như sau: Tiếp tục huy động các nguồn lực, khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh cho mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và bền vững; ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
kinh tế; nâng cao chất lượng phát triển giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa - xã hội, tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đẩy mạnh công tác đối ngoại, hợp tác và hội nhập quốc tế.
Mục tiêu của Kiên Giang là phấn đấu đến năm 2020 trở thành tỉnh khá trong cả nước; tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 8,5%/năm trở lên, đến năm 2020 cơ cấu kinh tế: Nông - lâm - thủy sản chiếm 36,3%, công nghiệp - xây dựng 23,4%, dịch vụ 40,3%; GDP bình quân đầu người 3.000 USD trở lên. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 1-1,5%/năm.
Nhóm giải pháp trọng tâm
Một là tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành kinh tế mũi nhọn
như: Nông nghiệp sạch, công nghệ cao, nâng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp; ngành công nghiệp đầu tư theo chiều sâu, hướng đến phát triển các lĩnh vực có lợi thế như xây dựng, chế biến nông - lâm - thủy sản, dệt may, da giày..; cơ cấu lại và phát triển nhanh các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ hàng hóa, cảng biển, nhất là du lịch. Phấn đấu đến năm 2020 du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành các sản phẩm hàng hóa; gắn xây dựng các thương hiệu với nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm nông thủy sản và mở rộng thị trường xuất khẩu. Phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 15%/năm. Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trường; triển khai thực hiện các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đẩy mạnh liên kết phát triển kinh tế - xã hội với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhất là vùng kinh tế trọng điểm (Cần Thơ, Cà Mau, An Giang và Kiên Giang).
tầng như đồng bộ, hiện đại; tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh thu hút đầu tư
vào các lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh của tỉnh như: Giao thông, du lịch, bệnh viện, cảng biển, hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, điện, cấp nước, hệ thống kênh, cống, đê… đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Phấn đấu 80% đường liên ấp nhựa hóa hoặc bê tông hóa; tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 99%; có 50% số xã và thêm 2 huyện đạt tiêu chí nông thôn mới; thu ngân sách gấp 2 lần trở lên so với năm 2015; huy động vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 255.000 tỷ đồng. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải cách hành chính đáp ứng yêu cầu phát triển; xây dựng, phát triển huyện đảo Phú Quốc theo mô hình đặc khu kinh tế để trở thành động lực phát triển của tỉnh; tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ.
Ba là phát triển văn hóa xã hội; nâng cao đời sống nhân dân; đảm bảo
an sinh xã hội; tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo theo Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI); tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường trọng điểm, trường đạt chuẩn quốc gia, trường học tại các xã nông thôn mới; tiếp tục thực hiện Đề án đào tạo sau đại học ở nước ngoài giai đoạn 2016-2020. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông thôn sang thành thị, từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực thương mại - dịch vụ và công nghiệp, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Phấn đấu giải quyết việc làm cho 35.000-40.000 lượt lao động/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 67%, trong đó, lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 50%. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chăm sóc người có công, gia đình thương binh, liệt sĩ. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 1-1,5%/năm; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế trên 90%....
Bốn là tăng cường quốc phòng - an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã
quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
3.1.2 Quan điểm định hướng và mục tiêu trong đào tạo nguồn nhân lực của ngành y tế và bênh viện tỉnh Kiên Giang lực của ngành y tế và bênh viện tỉnh Kiên Giang
3.1.2.1. Quan điểm,định hướng trong đào tạo nguồn nhân lực bệnh viện
Chủ động hình thành và phát triển nguồn nhân lực với chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp nhận công nghệ hiện đại, các kiến thức, kinh nghiệm quản lý phục vụ cho việc chỉ đạo hệ thống bệnh viện trong địa bàn toàn tỉnh . Coi trọng sự năng động, sáng tạo của các tổ chức y tế phụ thuộc trong việc đào tạo và nâng cao trình độ nghề nghiệp Mở rộng đào tạo và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động,đồng thời tổ chức thường xuyên việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và khoa học kĩ thuật cùng với công nhân kỷ thuật sử dụng trang thiết bị y tế hiện đại.Phát triển các kỷ năng mềm như tin học,ngoại ngữ,giao tiếp ….và cần được thực hiện một cách đồng bộ trong mối quan hệ tương tác với kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo.
3.1.2.2. Các mục tiêu của đào tạo nguồn nhân lực bệnh viện
Mục tiêu tổng quát của đào tạo nguồn nhân lực là : nâng cao tri thức,
phát triển kỹ năng nghề nghiệp và phát triển toàn diện người lao động về chính trị, trí tuệ, đạo đức,ý chí, tầm vóc, thể trạng và thể lực. Hình thành đội ngũ người lao động có trình độ và cơ cấu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, nhất là trong lĩnh vực y tế nhằm phục vụ cho công tác phòng và chửa bệnh trong bối cảnh chiều hướng bệnh tật đang diễn biến đa dạng,phức tạp và rất khó khăn trong điều trị,chửa bệnh.
Mục tiêu cụ thể: Dự kiến nhân lực giai đoạn 2017 – 2020 và tầm nhìn
Căn cứ vào Thông tư liên tịch số 08/TTLT-BYT-BNV ngày 5/6/2007 của Liên bộ y tế - Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế Nhà nước và Quy hoạch phát triển Bệnh viện đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
Bảng 3.1. Dự kiến nhân lực giai đoạn 2017 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 Chỉ tiêu Bác sĩ Dược sĩ ĐD,KTV,NHS ThS.ĐH Khác Tổng Sau ĐH ĐH ĐH TC ĐH,CĐ 2015 – 2017 30 60 18 65 22 195 2017 – 2020 50 30 12 40 27 159 2020 – 2025 60 20 10 20 50 160 Nguồn: Phòng Tổ chức
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO
NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG 3.2.1 Giải pháp hoàn thiện việc xác định nhu cầu đào tạo
Hoàn thiện việc xác định nhu cầu đào tạo thông qua đánh giá thực hiện công việc theo định mức được giao cho mỗi người,mỗi bộ phận trong bệnh viện.
Việc xác định nhu cầu đào tạo được thực hiện chủ yếu dựa vào danh sách đề xuất từ các khoa, phòng. Như vậy, có thể thấy rằng những nhận định chủ quan của người lãnh đạo, điều này khiến cho việc xác định nhu cầu đào tạo của Bệnh viện vẫn chưa bám sát thực tế. Do vậy, cần có những biện pháp cụ thể nhằm làm tăng hiệu quả công tác đào tạo ngay từ khâu đầu tiên. Muốn như vậy thì bệnh viện phải có giải pháp để phân tích hiệu quả công việc của mỗi cá nhân để làm căn cứ xác định được những kiến thức, kỹ năng cần đào tạo của nhân viên trong mỗi công việc cụ thể.
Như vậy hoàn thiện nội dung này có nghĩa là thực hiện quy trình : đánh giá công việc thực hiện của người lao động trong bệnh viện theo thời gian
định kỳ-tiêu chí đánh giá là đối chiếu công việc đã làm với khối lượng công việc định mức-thường xuyên rà soát và điều chỉnh định mức công việc sao cho phù hợp với thực tiễn thay đổi-so sánh thực hiện với định mức để xác định nội dung và nhu cầu cần đào tạo hay phải bổ sung cho phù hợp với khối lượng.Như vậy nhu cầu bao giờ cũng xuất phát từ thực hiện khối lượng công việc định mức quy định.
Hoàn thiện xác định đối tượng đào tạo dựa trên quy chế tổ chức của bộ Y tế và nhu cầu của một dạng bệnh viện cấp 1.
Xác định đúng đối tượng để đào tạo là một yếu tố quan trọng trong khâu đào tạo và sử dụng đạt mục tiêu sau này. Việc xác định đối tượng đào tạo phải căn cứ vào nhu cầu công việc của vị trí việc làm, căn cứ vào quy hoạch phát triển Bệnh viện.
*Đối với đội ngũ trợ thủ y khoa
Căn cứ nội dung của Bộ y tế về thực hiện đề án chuẩn hóa cán bộ ngành y tế đến năm 2021 với tiêu chí cụ thể: bắt đầu từ ngày 1.1.2021,các chức dnah điều dưỡng,hộ sinh,kỷ thuật y,dược hạng IV [hạng thấp nhất trong các chức danh nêu trên] được tuyển dụng phải có trình độ cao đẳng chuyên ngành phù hợp trở lên.Riêng đối với viên chức ở những chức danh trên có trình độ trung cấp đã được tuyển dụng và bổ nhiệm vào chức danh nhà nước hạng IV trước ngày 1.1.2021 phải được chuẩn hóa để đạt trình độ cao đẳng đúng chuyên