Trong điều kiện vốn tín dụng ngân hàng vẫn là kênh tài trợ vốn chủ yếu cho DNNVV phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, đại diện DN, các hiệp hội ngành nghề kiến nghị, cùng với việc giảm lãi suất cho vay, Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam cần tiếp tục có các giải pháp tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách, thủ tục vay vốn nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cho DN.
Hỗ trợ công tác đào tạo cho các cán bộ ngân hàng trong việc nâng cao kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn, NHNN có thể tổ chức các khoá học định kỳ mời các chuyên gia về tài chính ngân hàng từ các nuớc có hệ thống tài chính phát triển.
Ngoài ra, NHNN cần tăng cuờng hoạt động thanh tra, giám sát, đảm bảo môi truờng cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, đánh giá an toàn hoạt động đối với các ngân hàng thuơng mại và các tổ chức tài chính.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên đây là một số giải pháp cũng như kiến nghị với mong muốn góp phần phát triển cho vay DNNVV tại HDBank - chi nhánh Hùng Vương. Tuy nhiên, hoạt động này có thực hiện được tốt hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của ngân hàng trong việc thực hiện các giải pháp. Bên cạnh đó, HDBank - chi nhánh Hùng Vương nên thường xuyên tiến hành đánh giá và xem xét lại thực trạng phát triển cho vay để có những định hướng đúng đắn và phù hợp hơn.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện cơ chế chính sách chưa đồng bộ, trình độ về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật còn ở trình độ thấp, chưa có sự kết nối tập trung dữ liệu cao; về dịch vụ thiếu nhiều tiện ích, chưa tạo ra sự khác biệt mang tính cạnh tranh cao; nguồn nhân lực chưa đáp ứng các yêu cầu nâng cao,... HDBank Hùng Vương còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc cung ứng nguồn vốn tín dụng cho các DNNVV. Cho vay DNNVV đã và đang trở thành một sản phẩm mang lại lợi nhuận cao cho các ngân hàng nói chung và HDBank nói riêng. Việc mở rộng cho vay đối với DNNVV không chỉ tạo ra lợi nhuận cho các NHTM, mà còn hỗ trợ DNNVV phát triển và thực hiện vai trò điều tiết, phát triển kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Chính phủ. Bằng các phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, so sánh, phân tích và thu thập thông tin từ nhiều kênh khác nhau như từ nội bộ HDBank - Chi nhánh Hùng Vương, từ báo chí., luận văn đã thực hiện các mục tiêu sau:
Hệ thống hoá các vấn đề có liên quan đến phát triển cho vay đối với DNNVV của NHTM.
Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNVV tại ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh - chi nhánh Hùng Vương, chỉ ra được những khó khăn và tồn tại của HDBank - chi nhánh Hùng Vương ảnh hưởng đến việc phát triển cho vay DNNVV.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNVV, cùng với định hướng phát triển cho vay DNNVV trong hoạt động của HDBank - chi nhánh Hùng Vương, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm tăng qui mô dư nợ đồng thời kiểm soát chất lượng tín dụng, tăng thu nhập từ cho vay DNNVV.
của HDBank - chi nhánh Hùng Vương, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị đối
với Hội sở HDBank, đối với các DNNVV cũng như đối với Chính phủ. Sự hỗ
trợ từ nhiều phía sẽ giúp cho việc phát triển hoạt động cho vay đối với DNNVV gặp nhiều thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, với thời gian nghiên cứu và sự hạn hẹp về phạm vi kiến thức, tác giả còn chưa đề cập đến các vấn đề liên quan đến rủi ro pháp lý trong hoạt động cho vay đối với DNNVV và các vấn đề khác có thể còn chưa mang tính toàn diện. Tác giả mong muốn nhận được sự góp ý, phản biện từ nhiều góc độ để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thùy Dương đã tận tâm hướng dẫn và quan tâm giúp đỡ trong quá trình hoàn thiện luận văn. Đồng thời, tác giả xin chân thành cảm ơn HDBank - chi nhánh Hùng Vương, các anh chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện nghiên cứu và góp ý để hoàn thiện luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư,http://www.mpi.gov.vn
2. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến, PGS. TS. Nguyễn Kim Anh, TS. Nguyễn Đức Hưởng (2016), Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
3. GS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2018), Giáo trình Quản trị Ngân hàng
Thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
4. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010.
5. Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 ngày 12/6/2017.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, http://www.sbv.gov.vn.
7. Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Thành phố Hồ Chí Minh,
http://www.hdbank.com.vn.
8. Nghị định 39/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11/3/2018 về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
9. Phạm Văn Hồng (2007), Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt
Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh
tế Quốc dân, Hà Nội.
10. Quy định 1627/2001/QĐ-NHNN của NHNN ngày 31/12/2001 về việc ban hành quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
11. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 22/04/2005 về việc ban hành quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
12. Thông tư 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh
nước ngoài đối với khách hàng.