1.7.1. Khái niệm
Xây dựng chiến lược hợp tác lâu dài và thường xuyên với thị trường lao động
trong đó xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của trường, khoa chuyên môn, bộ môn và vai trò của từng giảng viên trong hoạt động phối hợp với doanh nghiệp, phát triển kỹ năng phối hợp với doanh nghiệp ở từng giảng viên là nhiệm vụ của cơ sở đào tạo trong bối cảnh hiện nay.
Thông qua kỹ năng phối hợp giữa nhà trường với doanh nghiệp của cán bộ quản lý, giảng viên nhà trường giúp cho hoạt động phối hợp có mục đích, nội dung chương trình và đảm bảo được cơ chế phối hợp. đồng thời đảm bảo được xây dựng chiến lược hợp tác lâu dài, thường xuyên với thị trường lao động, thông qua mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp nhằm phát triển chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo, đánh giá kết quả đào tạo.
Kỹ năng phối hợp giữa nhà trường với doanh nghiệp của giảng viên là các hành động và kỹ thuật sử dụng thị trường lao động trong xây dựng, phát triển, tổ chức quá trình đào tạo, đánh giá kết quả đào tạo của giảng viên dựa trên sự nhận thức đúng đắn về vai trò của doanh nghiệp, thị trường lao động và cách thức phối hợp giữa nhà trường với doanh nghiệp trong tổ chức đào tạo một cách hiệu quả.
1.7.2. Vai trò của kỹ năng phối hợp với doanh nghiệp trong phát triển nghề nghiệp
Doanh nghiệp và công giới có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động đào tạo theo yêu cầu xã hội, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp nói chung và phát triển năng lực giảng viên nói riêng. Giảng viên của cơ sở đào tạo có khả năng thiết lập, duy trì,phát triển quan hệ với thế giới nghề nghiệp và phát triển năng lực chuyên môn, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo. Thông qua mối quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp, giảng viên phát triển các năng lực: hợp tác, định hướng kết quả, nhận thức về văn hóa, kết nối, học tập suốt đời, đánh giá chất lượng sản phẩm theo chuẩn đầu ra và yêu cầu của thị trường lao động.
Nhà trường cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp nhằm giúp giảng viên phát triển năng lực chuyên môn, năng lực nghề nghiệp, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo. Thông qua mối quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp, nhà quản lý giúp giảng viên hiểu rõ hơn về các mối quan hệ và trách nhiệm của giảng viên trong thực hiện chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng và định hướng nghiên cứu.
1.7.3. Quy trình phối hợp với doanh nghiệp trong phát triển nghề nghiệp
Quy trình phối hợp với doanh nghiệp trong phát triển nghề nghiệp của giảng viên gồm các bước sau đây:
Bước 1. Nghiên cứu chương trình đào tạo và thị trường lao động Bước 2. Lập kế hoạch phối hợp
Bước 3. Huy động các nguồn lực để phối hợp thực hiện các nhiệm vụ sau đây: - Xây dựng và phát triển chương trình đào tạo
- Tổ chức đào tạo
- Đánh giá kết quả học tập của sinh viên - Đánh giá chương trình đào tạo
- Hoàn thiện chương trình đào tạo
- Triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng - Nghiên cứu các chính sách nghề nghiệp.
Bước 4. Đánh giá các kết quả phối hợp để hoàn thiện phát triển mối quan hệ phối hợp.
1.7.4. Các kỹ năng phối hợp với doanh nghiệp trong phát triển nghề nghiệp
Để thực hiện mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường với doanh nghiệp giảng viên cần có các kỹ năng sau đây:
- Kỹ năng thiết lập mối quan hệ giữa thế giới nghề nghiệp với thế giới học tập; Giảng viên phải xác định được các đơn vị nội dung học lý thuyết, đơn vị học thực hành, thực tế, mối quan hệ của lý thuyết với thực tế sản xuất, kinh doanh để thiết lập mối quan hệ.
- Kỹ năng xác định vai trò của thế giới nghề nghiệp, vai trò của thực tiễn sản xuất, kinh tế, xã hội trong đào tạo để làm rõ mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, giúp sinh viên học theo cách thức vận dụng để cải tạo thực tiễn, phát triển nghề nghiệp.
- Kỹ năng xác định các hình thức và mức độ tham gia của thế giới nghề nghiệp trong phát triển chương trình đào tạo, kinh nghiệm quốc tế và trong nước.
- Kỹ năng nhận diện các đặc điểm văn hóa tổ chức của các loại hình tổ chức trong thế giới nghề nghiệp: doanh nghiệp (ví dụ doanh nghiệp: tư nhân, nhà nước, cổ phần, nước ngoài), các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các Viện/ trung tâm nghiên cứu & chuyển giao công nghệ, các hiệp hội nghề nghiệp, vv…
- Kỹ năng nhận diện đặc điểm và các hình thức hợp tác giữa trường đại học và thế giới nghề nghiệp: đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vv…
- Kỹ năng xác định vai trò và nhiệm vụ của giảng viên trong hợp tác giữa trường đại học và thế giới nghề nghiệp: cầu nối nhà trường với thế giới nghề nghiệp, cập nhật và phát triển năng lực chuyên môn.
- Kỹ năng tìm kiếm, xây dựng và duy trì quan hệ hợp tác với thế giới nghề nghiệp.
- Kỹ năng thiết kế các hoạt động hợp tác trong đào tạo với thế giới nghề nghiệp.
- Kỹ năng thu thập và sử dụng thông tin phản hồi từ thế giới nghề nghiệp. - Kỹ năng thực hiện vai trò chuyên môn: Giảng viên có khả năng phát triển mạng lưới thế giới nghề nghiệp phục vụ đào tạo, phát huy vai trò cầu nối nhà trường với thị trường lao động trong việc hỗ trợ, tư vấn và giới thiệu sinh viên với thế giới nghề nghiệp.
- Kỹ năng đánh giá sản phẩm nghề nghiệp:
+ Theo nhóm: Phiếu thu thập thông tin cần thiết về thế giới nghề nghiệp và báo cáo;
+ Cá nhân: Chiến lược và kế hoạch cá nhân trong phát triển quan hệ hợp tác với thế giới nghề nghiệp và phát triển năng lực chuyên môn.
1.7.5. Những yêu cầu đối với giảng viên trong rèn luyện phát triển kỹ năng phối hợp với doanh nghiệp trong phát triển nghề nghiệp
Để thực hiện tốt chức năng cầu nối giữa nhà trường với doanh nghiệp, đòi hỏi giảng viên phải thực hiện tốt những yêu cầu sau đây:
- Có kinh nghiệm làm việc trong thế giới nghề nghiệp hoặc cộng tác với thế giới nghề nghiệp: Khảo sát thị trường lao động, phối hợp trong xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo, đánh giá kết quả đào tạo, đánh giá chương trình đào tạo.
- Am hiểu về văn hóa và tổ chức, hoạt động của thế giới nghề nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn; vận dụng kiến thức thực tiễn trong giảng dạy và tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế cho sinh viên.
- Lập kế hoạch, tìm kiếm, xây dựng các mối quan hệ với thế giới nghề nghiệp trong lĩnh vực ngành nghề chuyên môn;
- Thường xuyên duy trì mối quan hệ và thông tin liên lạc giữa trường đại học và thế giới nghề nghiệp; thu thập thông tin phản hồi từ thế giới nghề nghiệp để nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác giữa trường đại học và thế giới nghề nghiệp;
- Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện hoặc tham gia các hoạt động hợp tác giữa trường đại học và thế giới nghề nghiệp; đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ; thực hành, thực tập của sinh viên.
BÀI 2
HOẠT ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP CỦA GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC 2.1. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học cho tổ, nhóm chuyên môn
- Đặt mục tiêu, chủ trì, phối hợp trong tổ nhóm chuyên môn; đề xuất, khai thác, tìm kiếm các đề tài, đề án khoa học;
- Xây dựng kế hoạch, đề cương, dự toán kinh phí và tập hợp lực lượng cho hoạt động nghiên cứu;
- Tổ chức triển khai nghiên cứu và viết báo cáo khoa học;
- Phổ biến khoa học và triển khai chuyển giao ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học.
2.2. Hướng dẫn người học liên kết kiến thức liên ngành để giải quyết vấn đề trong quá trình giảng dạy
- Đưa ra các tình huống, các vấn đề (lý thuyết và thực tiễn) cần giải quyết; - Vận dụng kiến thức chuyên ngành hoặc môn học liên quan để giải quyết các vấn đề đặt ra.
2.3. Phương pháp viết bài báo và báo cáo khoa học
- Phương pháp viết bài báo khoa học;
- Phương pháp viết báo cáo tổng thuật chuyên ngành;
- Phương pháp viết và trình bày báo cáo khoa học tại hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia, quốc tế;
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành TW Đảng (2013), Nghị quyết Hội nghi lần thứ 8 Ban chấp hành TW Đảng (Khoá XI) về đổi mới căn bả và toàn diện giáo dục và đào tạo, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
2. Võ Thị Minh Chí (2009), Nhịp độ nhận thức và tự đánh giá khuynh hướng chọn nghề của học sinh – Một cơ sở khoa học để dạy học phân hóa có kết quả, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 50.
3. Lê Hoàng (2012), Quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa ở trường trung học phổ thông Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Howard Gardner (1995), Cơ cấu trí khôn: Lý thuyết về nhiều dạng trí khôn, NXB Giáo dục, Hà Nội, Người dịch: Phạm Toàn DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau năm 2020.