Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 1051 phát triển dịch vụ NH tại NHTM CP quốc tế việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 93 - 98)

- NHNN cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các NHTM tiếp xúc với thị trường tài chính quốc tế, đặc biệt là các nguồn vốn như ủy thác đầu tư, vay thương mại, ODA, vay ưu đãi từ Chính phủ các nước, tổ chức tài chính, phi tài chính, tổ chức phi chính phủ.

- Hoàn thiện khung pháp lý về thanh toán, khuyến khích các NHTM mở

rộng hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực dân cư. Thực hiện

tốt đề án tổng thể phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006- 2010

và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg với mục tiêu lượng tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán ở Việt Nam sẽ giảm xuống dưới

18% vào năm 2010, đến năm 2020 dự kiến là khoảng 15%.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án Luật do NHNN chủ trì theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là Luật NHNN và Luật các tổ chức tín dụng mới.

- NHNN cần có chỉ đạo nhanh chóng thành lập trung tâm chuyển mạch tài chính quốc gia thống nhất trong cả nước, cho phép kết nối mạng sử dụng máy ATM chung cho các NHTM trên toàn quốc, từ đó thống nhất mức thu phí dịch vụ thẻ giữa các ngân hàng, qua đó tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn nữa dịch vụ thẻ tại Việt Nam và cũng là góp phần đẩy nhanh việc giảm thanh toán bằng lượng tiền mặt trong nền kinh tế.

- NHNN cần tiến hành mở rộng phạm vi thanh toán và thời gian thanh toán của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTĐTLNH). Trong khuôn khổ dự án Hiện đại hoá ngân hàng Việt Nam cho WB tài trợ, giai đoạn II của dự án cũng sẽ đặt trọng tâm vào việc nâng cao khả năng của trung tâm xử lý hệ thống thanh toán liên ngân hàng của NHNN, mở rộng những hoạt động và dịch vụ của các NHTM cũng như giúp đào tạo đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá hệ thống ngân hàng nói chung. NHNN cần đứng ra làm đầu mối, cùng với các NHTM thực hiện tốt dự án Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn II.

- Tăng cường vai trò của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (VNBA)

Hiệp hội ngân hàng (HHNH) Việt Nam được thành lập ngày 14/05/1994, là tổ chức tự nguyện của các TCTD Việt Nam, hoạt động theo

nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự chịu trách nhiệm về mọi mặt, tập hợp, động viên, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh.

Trong quá trình hoạt động của các TCTD và các NHTM, vai trò của HHNH khá quan trọng, là đại diện cho các hội viên trong các mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến ngân hàng và của Hiệp hội. Chính vì vậy, để phát triển hoạt động kinh doanh của NHTM thì nhất thiết cần tăng cường vai trò hoạt động của HHNH. Cần mở rộng sự hợp tác của HHNH Việt Nam với các HHNH các nước trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác, HHNH Việt Nam cũng cần nâng cao vai trò của mình trong việc tổ chức, liên kết, hợp tác giữa các NHTM trong nước về các hoạt động nghiệp vụ, nhằm tạo điều kiện cho các NHTM hỗ trợ nhau, nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam, góp phần thực thi chính sách tiền tệ, đảm bảo cho hệ thống các TCTD Việt Nam hoạt động an toàn, phát triển lành mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), chương 3 đã đưa ra giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện gói sản phẩm dịch vụ của VIB. Trong đó VIB cần đặc biệt chú trọng đến các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, cũng như tận dụng các cơ hội để hiện đại hóa công nghệ NH. Đây là hai yếu tố then chốt quyết định tới hiệu quả của quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ, tạo nên lợi thế canh tranh của VIB.

Chương 3 cũng đã nêu ra một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý vĩ mô và kiến nghị với Chính phủ nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của toàn hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và VIB nói riêng.

KẾT LUẬN •

Hệ thống các TCTD ở VN đã và đang phát triển rất nhanh cả về số lượng và chất lượng. Sự cạnh tranh về lợi ích và tiện ích của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đang diễn ra rất quyết liệt giữa các NHTM, và Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) cũng nằm trong xu thế đó.

Khóa luận đã tập trung làm sáng tỏ một số nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất: Những vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ ngân hàng thương mại

Thứ hai: Phân tích thực trạng cung ứng các sản phẩm dịch vụ NH tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam , chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động và nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.

Thứ ba: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn được làm rõ, Khóa luận đã đề ra một số những giải pháp cơ bản nhằm phát triển sản phẩm dich vụ mới tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam. Từ đó đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Vì thời gian nghiên cứu Khoá luận không có nhiều và trình độ, kiến thức của bản thân còn hạn chế nên Khoá luận không thể tránh khỏi những sai sót. Chính vì vậy em rất mong nhận được sự thông cảm và giúp đỡ của các thầy cô Khoa Sau Đại học - Học viện Ngân hàng và Thầy giáo - PGS.TS Lê Đình Hợp.

1. Chính phủ (2006), Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/05/2006 về việc phê duyệt Đe án phát triển ngành ngân hàng của Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

2. Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng của hệ thống ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. Tài liệu hội thảo của ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội 2005.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X,

NXB Chính trị Quốc gia , tr. 202-204.

4. Ths. Đỗ Thị Đức Minh, Vũ Hoài Chang (2005), “ Khả năng cạnh tranh của các TCTD Việt Nam trong việc cung cấp DVNH khi các cam kết về dịch vụ tài chính - ngân hàng theo Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực, Kỷ yếu hội thảo khoa học Chiến lược phát triển DVNH đến năm

2010 và tầm nhìn 2020, NXB Phương Đông, tr.163-164.

5. Hà Thị Hào (2007), Giải pháp để phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại tại các NHTM Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học viện Tài Chính.

6. Lê Huy Long (2007), Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại tại ngân hàng Ngoại thương Việt nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học viện Tài Chính.

7. Lê Phương Anh (2008), Một số giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng Công thương Việt Nam trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Học viện Tài Chính.

8. Lê Thúy Anh (2008), Chất lượng dịch vụ của Ngân hàng Nông

nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội. Thực trạng và giải pháp, Luận văn

10.TS. Lê Khắc Trí (2005), “Hệ thống DVNH thực trạng và giải pháp phát triển”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Chiến lược phát triển DVNH đến năm

2010 và tầm nhìn 2020, NXB Phương Đông, tr 204-210.

11.PTS. Nguyễn Thị Mùi (1999), Quản lý và kinh doanh tiền tệ, NXB Tài Chính.

12.PGS,TS. Nguyễn Thị Mùi (2004), Nghiệp vụ ngân hàng thương mạị, NXB Thống kê, Hà Nội.

13.Ngân hàng VIB (2007, 2008, 2009), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

14.Ngân hàng VIB (2007, 2008,2009), Báo cáo thường niên

15.Nguyễn Thị Minh Hiền (2004), Giáo trình Marketing Ngân hàng,

Nhà xuất bản thống kê.

16.Ngân hàng thế giới (1998), Các hệ thống tài chính và sự phát triển,

Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

17.Ths. Phạm Bảo Lâm, Ths. Tô Thị Hồng Anh (2003), “Hệ thống Ngân hàng Việt Nam: Khả năng cạnh tranh, cơ hội và thách thức trong hội

nhập kinh tế quốc tế”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Những thách thức của

NHTM Việt Nam trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế, NXB Thống kê.

18.PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai (2007), “Một số vấn đề về phát triển ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Phát triển DVNH

bán lẻ của các NHTM VN, NXB Văn hóa Thông tin.

19.Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số các năm 2006, 2007, 2008. 20.Tạp chí ngân hàng, số các năm 2006, 2007, 2008.

21.Thời báo Kinh tế Việt Nam (2008), kinh tế 2007-2008 Việt Nam và thế giới.

Nội. Tr. 804-805.

23. Vũ Văn Hoá, TS Đinh Xuân Hạng (2005), Giáo trình lý thuyết tiền tệ, Nhà xuất bản Tài chính.

24. Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng (2003), Kỷ yếu hội thảo khoa học Những thách thức của NHTM Việt Nam trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội.

Các website:

25. http://www.vib.com.vn

26. http://mof.gov.vn

27. http://sbv.org.vn

Một phần của tài liệu 1051 phát triển dịch vụ NH tại NHTM CP quốc tế việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w