Nội dung và phương pháp thẩm định dự án thủy điện tại Ngân hàng thương

Một phần của tài liệu 1357 thẩm định dự án đầu tư thủy điện tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1 thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 68 - 92)

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH Dự ÁN THỦY ĐIỆN TẠI NGÂN

2.2.3. Nội dung và phương pháp thẩm định dự án thủy điện tại Ngân hàng thương

hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam

Nội dung và phương pháp thẩm định trả lời câu hỏi phân tích cái gì và bằng cách thức nào. Trong phần này tác giả sẽ đưa ra quy trình thẩm định dự án đầu tư thủy điện của BIDV, đồng thời để minh họa tác giả sẽ sử dụng các dự án đầu tư đã thẩm định và đang cho vay tại BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 1:

- Dự án đầu tư nhà máy thủy điện Hồ Bốn (Yên Bái). - Dự án đầu tư nhà máy thủy điện Đăk Mi 2 (Quảng Nam).

Các nội dung và phương pháp thẩm định dự án đầu tư nhà máy thủy điện tại BIDV - Chi nhánh Sở giao dịch 1 như sau:

2.2.3.1. Xem xét sơ bộ một số nội dung cơ bản về dự án

Đơn vị tư vấn lập dự án; Địa điểm đầu tư;

Phương án đầu nối vào hệ thống điện quốc gia; Tổng vốn đầu tư;

Phương án nguồn vốn; Tiến độ đầu tư;

2.2.3.2. Thẩm định sự cần thiết đầu tư và thị trường của dự án

Việc thực hiện đầu tư các công trình nguồn điện (đồng bộ với hệ thống lưới điện) có các ưu điểm (như giá thành rẻ, không bị phụ thuộc vào giá cả của than hay dầu mỏ như các nhà máy nhiệt điện; tuổi thọ lớn hơn các nhà máy nhiệt điện; vấn đề vận hành cũng tương đối đơn giản...) và sẽ tiếp tục được quan tâm, khuyến khích đầu tư trong thời gian tới.

Tuy nhiên, các dự án thủy điện cần phải được đầu tư theo quy hoạch và có sự đảm bảo đầu ra. Vì vậy, trong quá trình thẩm định, cán bộ khách hàng doanh nghiệp cần phải lưu ý đến:

- Sự phù hợp với chiến lược/quy hoạch phát triển điện lực toàn quốc, quy hoạch phát triển điện lực của địa phương. Đến thời điểm ban hành Quy trình này, chiến lược và các quy hoạch phát triển điện lực bao gồm: Chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam giai đoạn 2014 - 2010, định hướng đến 2020; Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến triển vọng 2030 (gọi tắt là Quy hoạch điện VII), Quy hoạch thủy điện nhỏ toàn quốc (ban hành theo Quyết định số 3454/QĐ-BCN ngày 18/10/2015 của Bộ Công Nghiệp), Quy hoạch thủy điện nhỏ của một số tỉnh, Quy hoạch bậc thang thủy điện một số hệ thống sông.

- Đối với dự án chưa có trong Quy hoạch: Phải có văn bản chấp thuận bổ sung vào quy hoạch của Bộ Công Thương.

Thỏa thuận mua bán điện với EVN (sau này là với Công ty mua bán điện) đối với các dự án trên 30MW, trong đó lưu ý các nội dung: Sản lượng điện mua bán phải phù hợp với sản lượng điện thiết kế của dự án; Đối với các dự án thủy điện có công suất trên 30MW áp dụng giá điện theo Quy định về biểu giá chi phí tránh được tại Quyết định số 18/2008/QĐ-BCT ngày 18/07/2008.

Ví dụ: Khi thẩm định dự án thủy điện Hồ bốn, cán bộ khách hàng doanh nghiệp đã phân tích như sau:

Thủy điện Hồ Bốn được xây dựng tại địa phận xã Hồ Bốn, trên suối Nậm Kim, dòng chính của con suối được bắt nguồn từ dãy núi Mí Háng Tẩu, cao hơn mực nước biển 1500m, có nhiều nhánh suối lớn nhỏ từ hai bên sườn núi chảy vào nên có lượng nước khá dồi dào nhất là vào mùa mưa, tiềm năng của con suối này khá lớn phù hợp để đầu tư và phát triển các nhà máy thủy điện nhỏ.

Theo quy hoạch 04 bậc thang về thủy điện (Chế Cu Nha cs 2,7Mw; Khau Mang cs 7,2Mw; Hồ Bốn cs 18Mw; Mường Kim cs 11,4Mw) thì thủy điện Hồ Bốn là một trong số các bậc thủy điện có nhiều lợi thế, vừa khai thác

dòng chảy của tự nhiên, độ cao chênh lệch địa hình tự nhiên lớn, thuận lợi cho việc xây dựng công trình để phát điện. Nếu xếp thứ tự ưu tiên để nghiên cứu và lập bảng cân đối kế toán thì thủy điện Hồ Bốn có lợi thế hơn cả.

Việc xây dựng công trình thủy điện Hồ Bốn có ý nghĩa rất lớn, góp phần khai thác triệt để nguồn tài nguyên nước trên các vùng núi cao, cung cấp điện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi, bổ sung nguồn điện thiếu hụt cho quốc gia.

Mặt khác, dự kiến trong 5 - 10 năm tới ngành điện có kế hoạch xây dựng các nhà máy thủy điện cỡ vừa và nhỏ trên dòng Nậm Mu và Nậm Kim thì nguồn điện của thủy điện Hồ Bốn cũng có thể cung cấp cho các công trình xây dựng này.

Khu vực xây dựng công trình thủy điện Hồ Bốn là vùng đồi núi dốc, hồ nhỏ, ngập lụt ít, dân cư thưa thớt, thuận lợi cho việc đền bù giải phóng mặt bằng khi thực hiện xây dựng công trình. Trong khu vực xây dựng và phía hạ lưu của nhà máy không có cơ sở công nghiệp nào đóng trên địa bàn, việc sử dụng nguồn nước ở phía hạ du chủ yếu để phục vụ sinh hoạt và tưới tiêu hoa màu của nhân dân.

Như vậy việc đầu tư xây dựng công trình thủy điện Hồ Bốn, một công trình có tính khả thi cao, tăng sản lượng điện cho lưới điện hiện có tại khu vực, giải quyết bài toán của địa phương về định hướng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, là việc làm có mục đích rõ ràng và ý nghĩa thiết thực.

2.2.3.3. Phân tích một số nội dung về khía cạnh kỹ thuật

Các công trình thủy điện hầu hết được đầu tư ở khu vực miền núi, địa hình, địa chất phức tạp, quá trình xây dựng và vận hành công trình phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện khí tượng, thủy văn. Các dự án thủy điện có đặc trưng là tính phức tạp cao về mặt kỹ thuật, khối lượng thi công lớn, cần nhiều tài liệu khảo sát địa hình, địa chất, khí tượng và thủy văn để bố trí và tính toán

kết cấu công trình, tính toán thủy năng kinh tế năng lượng, lựa chọn các thông số, lựa chọn thiết bị và giải pháp thi công và cuối cùng là đánh giá tính hiệu quả đầu tư của dự án. Vì vậy, năng lực của đơn vị tư vấn lập dự án là rất quan trọng. Để đảm bảo chất lượng công trình và đánh giá chính xác tính khả thi của dự án, chủ đầu tư cần thiết phải lựa chọn các đơn vị tư vấn chuyên ngành khi lập, thẩm định và giám sát quá trình đầu tư dự án.

Các vấn đề kỹ thuật chủ yếu cần đánh giá đối với các dự án thủy điện được nêu dưới đây:

Địa điểm đầu tư

Địa điểm đầu tư dự án có ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện thi công, khả năng cung cấp nguyên vật liệu, tiến độ thực hiện, chi phí đầu tư và hiệu quả của dự án.

Điều kiện khí tượng, thủy văn

Đây là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng phục vụ cho việc tính toán, lựa chọn các thông số kỹ thuật của công trình cũng như đánh giá hiệu quả về năng lượng của nhà máy thủy điện

Điều kiện địa hình, địa chất, địa chấn

Điều kiện địa hình, địa chất tại khu vực đầu tư dự án có tác động đến điều kiện thi công công trình, độ ổn định và bền vững của công trình.

Đề có thể đánh giá được yếu tố về địa hình, địa chất khu vực dự án, cán bộ khách hàng doanh nghiệp căn cứ và các kết quả khảo sát, kết luận của đơn vị tư vấn lập dự án, đặc biệt là kết luận của tư vấn thẩm đinh báo cáo đầu tư/dự án đầu tư (nếu có) và ý kiến tham gia của các Bộ, ngành liên quan để kết luận dự án/công trình bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào: động đất, đứt gãy, thẩm thấu, hang các tơ ..., có đảm bảo hoạt động được bình thường không.

Lưu ý: Đối với nội dung đánh giá điều kiện khí tượng, thủy văn, địa hình, địa chất và địa chấn, cần lưu ý các khuyến cáo và đánh giá của tư vấn thẩm định, các ban, ngành

Cán bộ khách hàng doanh nghiệp cần xem xét các giải trình của đơn vị tư vấn thiết kế về các kiến nghị của tư vấn thẩm định cũng như các ban, ngành để có thể đưa ra kết luận đầy đủ về điều kiện khí tượng, thủy văn, địa hình, địa chất và địa chấn tại khu vực xây dựng dự án cần làm sáng tỏ trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật và lập tổng dự toán.

Thiết bị của công trình

Thông thường một công trình thủy điện sẽ có các hệ thống thiết bị sau: Hệ thống thiết bị cơ khí thuỷ công, hệ thống thiết bị cơ khí thủy lực, hệ thống thiết bị điện và hệ thống thiết bị vệ sinh môi trường.

Các thiết bị cơ khí thủy công hiện nay đã được sản xuất trong nước có chất lượng tốt và giá thành rẻ.

Các thiết bị cơ khí thủy lực của Nhà máy thủy điện thường được nhập khẩu từ các nước G7, Nga, Ân Độ và Trung Quốc tuỳ thuộc vào qui mô, thông số và tính phức tạp của từng Nhà máy. Nhìn chung, các thiết bị của các nước G7 và Nga có độ ổn định tốt hơn các thiết bị của Trung Quốc. Tuy nhiên, các thiết bị từ Ân Độ và Trung Quốc có giá thành rẻ hơn và hiện đang được lựa chọn để lắp đặt cho nhiều công trình thủy điện.

Khi thẩm định về phần thiết bị của công trình cần chú ý đến ý kiến của tư vấn về lựa chọn công nghệ, số lương tổ máy, khả năng cung cấp thiết bị (những thiết bị do tư vấn thiết kế chọn có hợp lý hay không, có nhiều nhà chế tạo không, có áp dụng công nghệ tiên tiến không, điều kiện chế tạo và vận chuyển có những thuận lợi hay khó khăn gì).

Tùy thuộc vào quy mô dự án, loại Nhà máy thuỷ điện, điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn tại địa phuơng dự kiến xây dựng công trình, điều kiện thi công của các nhà thầu,... một công trình thuỷ điện có thể có nhiều hạng mục công trình khác nhau, các hạng mục công trình này đuợc bố trí, tính toán lựa chọn vị trí, quy mô và kết cấu.

Phương án đầu nối vào hệ thống điện quốc gia

Hiện nay, tất cả các Nhà máy thuỷ điện khi đi vào vận hành đều phải đấu nối vào luới điện quốc gia do EVN quản lý. Hiện nay, hệ thống luới/truyền tải lên hệ thống điện quốc gia chua đuợc đầu tu đồng bộ, một số hệ thống luới điện quá tải, không đảm bảo việc tiếp nhận nguồn điện từ các nhà máy khi hoàn thành đi vào phát điện thuơng phẩm khiến một số nhà máy hoàn thành không bán đuợc điện. Vì thế, nên hạn chế tiếp cận đối với những dự án chua có hệ thống luới điện/truyền tải đấu nối lên hệ thống điện quốc gia hoặc có khó khăn về đấu nối với hệ thống điện, chi phí đầu tu lớn.

Đánh giá tác động môi trường và di dân, tái định canh, định cư

Xem xét các tác động đến môi truờng khi thực hiện và vận hành dự án, đặc biệt là những tác động tiêu cực trên cơ sở Đánh giá tác động môi truờng của dự án và Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi truờng/Giấy xác nhận đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi truờng của cơ quan có thẩm quyền.

2.2.3.4. Đánh giá năng lực quản lý, vận hành của khách hàng

Việc đánh giá nội dung này cần nêu rõ: Thâm niên, kinh nghiệm, năng lực, kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý, công nhân vận hành. của khách hàng, đặc biệt là bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp trong việc xây dựng, quản lý, vận hành nhà máy thủy điện để có những đánh giá, nhận xét khả năng quản lý dự án và vận hành sau này. Qua đó, cán bộ khách hàng doanh nghiệp có thể đua ra các đề xuất, kiến nghị với khách hàng, nhu là thuê các chuyên gia có kinh

nghiệm quản lý điều hành dự án thuỷ điện nếu khách hàng chua đủ kinh nghiệm.

Ngoài ra, cán bộ khách hàng doanh nghiệp đánh giá thêm năng lực, kinh nghiệm của các nhà thầu và của khách hàng (nếu khách hàng trực tiếp thực hiện thi công dự án).

2.2.3.5. Xem xét hình thức đầu tư và tiến độ thực hiện dự án

Hình thức thực hiện dự án: Các dự án thuỷ điện thuờng đuợc đầu tu thông qua hai hình thức: Xây dựng - Kinh Doanh - Chuyển giao (BOT) và Xây dựng - Sở hữu - kinh doanh (BOO). Một số dự án có quy mô lớn, có tính chất đặc thù, cấp bách đuợc áp dụng chế độ uu đãi riêng của Chính phủ. Vì vậy, cần xác định dự án đang thẩm định đuợc áp dụng theo những cơ chế nào.

Xem xét khối luợng, giá trị đã thực hiện đầu tu cho các hạng mục công trình, cơ cấu nguồn vốn đã tham gia vào công trình tính đến thời điểm thẩm định dự án. So sánh giá trị đã thực hiện với kế hoạch ban đầu để đánh giá khả năng thực hiện dự án theo tiến độ kế hoạch.

2.2.3.6. Thẩm định khía cạnh tài chính và khả năng trả nợ của dự án Tổng mức đầu tư

Xác định số liệu để phân tích: Trong nhiều truờng hợp, hồ sơ dự án có một số số liệu khác nhau về tổng mức đầu tu: Tổng mức đầu tu đuợc phê duyệt theo hQuyết định phê duyệt dự án; Giá trị Tổng dự toán đuợc phê duyệt theo Quyết định phê duyệt Thiết kế kỹ thuật - Tổng dự toán; giá trị dự toán từng phần... Nhiệm vụ của cán bộ khách hàng doanh nghiệp là phải xác định đuợc số liệu nào hợp lý nhất, thông thuờng đó là số liệu có tính pháp lý cao nhất.

Phân tích cơ cấu tổng mức đầu tu: Căn cứ vào hồ sơ dự án/khoản vay (Dự án đầu tu đuợc lập; Quyết định phê duyệt dự án; Quyết định phê duyệt

TKKT - TDT, các tài liệu giải trình của khách hàng và các tài liệu có liên quan khác).

Điều chỉnh một số hạng mục chi phí: - Hỗ trợ của tỉnh

- Đuờng dây truyền tải điện: Trong phuơng án đấu nối điện từ nhà máy vào hệ thống điện quốc gia, một hoặc một số đoạn đuờng dây có thể đuợc EVN đầu tu (nếu dự án không do EVN làm chủ đầu tư) hoặc được tách ra thành một dự án riêng (nếu dự án do EVN làm chủ đầu tư). Trong những trường hợp này, chi phí đầu tư cho các đoạn đường dây đó cũng phải được tách ra khỏi tổng mức đầu tư của dự án

- Lãi vay trong thời gian xây dựng (thuộc hạng mục Chi phí khác)

- Tổng hợp các chi phí đã thực hiện, đã ký hợp đồng để tính toán giá trị phát sinh tăng/giảm so với mức đã lập.

Tổng mức đầu tư sau khi đã điều chỉnh những nội dung trên sẽ là căn cứ để tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án ở phần sau.

Đánh giá tính khả thi của phương án nguồn vốn

Xác định cơ cấu nguồn vốn đầu tư:

- Tổng hợp các nguồn vốn và xác định tỷ lệ tham gia của các nguồn vốn mà chủ đầu tư dự kiến thu xếp cho dự án. Đối với các dự án thủy điện hiện nay, ngoài nguồn vốn tự có, chủ đầu tư thường sử dụng các nguồn: vốn vay thương mại, vốn vay nước ngoài, vốn tín dụng ưu đãi (nếu đủ điều kiện).

Ngoài ra, một số dự án có thể sử dụng một phần vốn từ ngân sách, vốn ODA, trái phiếu chính phủ ...

- Sử dụng một phần vốn từ ngân sách, vốn ODA, trái phiếu chính phủ NHNN, BIDV và Bộ Công thương không? Nếu không đảm bảo, cán bộ khách hàng doanh nghiệp làm việc chủ đầu tư để có phương án bổ sung theo đúng quy định.

Đánh giá tính khả thi phương án huy động vốn:

- Các nguồn vốn ngoài vốn tự có (trừ nguồn vốn cán bộ khách hàng doanh nghiệp đang thẩm định): Xem xét đến thời điểm thẩm định các nguồn vốn này đã được chính thức chấp thuận hay thỏa thuận nguyên tắc ban đầu hay chưa có ý kiến nào của bên cung cấp vốn? Khả năng được chính thức

Một phần của tài liệu 1357 thẩm định dự án đầu tư thủy điện tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1 thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 68 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w