Kinh nghiệm phát triển kiều hối từ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ kiều hối tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39)

triển nông thôn Việt Nam

Agribank từ khi thành lập (26/3/1988) đến nay là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng luới hoạt động, quan hệ đại lý với trên 1000 ngân hàng tại gần 100 Quốc gia và Vùng lãnh thổ.

Ngày 26/02/2014 Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank đã ký Quyết định số 126/QĐ-HĐTV-TCTL thành lập Trung tâm Dịch vụ kiều hối, với

chức năng: “Tham mưu cho Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc trong nghiên cứu xây dựng chính sách, quy chế, quy trình nghiệp vụ; quản lý, điều hành việc phát triển các sản phẩm dịch vụ kiều hối, chuyển tiền cá nhân ra nước ngoài của Agribank đảm bảo an toàn, hiệu quả theo đúng quy định của Agribank, Ngân hàng Nhà nước và pháp luật”.

Hiện nay, Agribank là đại lý lớn nhất tại Việt Nam của công ty chuyển tiền toàn cầu Western Union với hơn 2000 điểm chi trả và 135 điểm chuyển tiền đi, chiếm doanh số khoảng 32% trên tổng doanh số của tất cả các đại lý WU tại Việt Nam.

Tại Trung tâm Dịch vụ kiều hối (trực thuộc Trụ sở chính Agribank) thực hiện các nhiệm vụ chính sau:

Một là, tham mưu cho Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển dịch vụ kiều hối, chuyển tiền cá nhân ra nước ngoài; xây dựng các quy chế, quy trình nghiệp vụ thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý, chỉ đạo các chi nhánh thực hiện dịch vụ kiều hối, chuyển tiền cá nhân ra nước ngoài.

Hai là, nghiên cứu, phát triển thị trường kiều hối, chuyển tiền cá nhân ra nước ngoài; tổ chức, quản lý, triển khai các sản phẩm dịch thuộc lĩnh vực do trung tâm quản lý.

Ba là, quản lý, đối chiếu tài khoản, theo dõi công nợ và thanh quyết toán với các đối tác; thực hiện quản lý, theo dõi, thanh toán hoàn ứng, phí dịch vụ kiều hối cho Sở giao dịch, chi nhánh Agribank theo quy định.

Bốn là, thực hiện công tác thống kê, báo cáo, đánh giá phân tích hoạt động dịch vụ tại các chi nhánh; thực hiện chấm điểm thi đua và kiểm tra chuyên đề ; hỗ trợ chi nhánh và khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ.

Tại Chi nhánh:

sở chi nhánh và đến các chi nhánh Loại III và các phòng giao dịch trực thuộc;

cung cấp dịch vụ chuyển tiền ngoại tệ cá nhân ra nuớc ngoài.

- Chi nhánh loại III: Triển khai thực hiện chi trả kiều hối cho khách hàng tại hội sở chi nhánh và các phòng giao dịch dịch trực thuộc. Chỉ những chi nhánh Loại III đuợc Tổng Giám đốc cho phép mới đuợc thực hiện dịch vụ chuyển tiền ngoại tệ cá nhân ra nuớc ngoài.

- Phòng giao dịch: Trực tiếp thực hiện dịch vụ chi trả kiều hối cho khách hàng.

Đánh giá mô hình tổ chức: - Ưu điểm:

Với mô hình tổ chức này, Agribank đã tận dụng đuợc tối đa lợi thế về mạng luới, hạ tầng công nghệ và hệ thống thanh toán của mình. Hoạt động dịch vụ kiều hổi đuợc quản lý, chỉ đạo xuyên suốt từ Trụ sở chính đến chi nhánh. Trung tâm Dịch vụ kiều hối thực hiện xây dựng chiến luợc, kế hoạch phát triển dịch vụ, xây dựng, phát triển thị truờng, sản phẩm dịch vụ kiều hối, chỉ đạo, điều hành hoạt động dịch vụ kiều hối trong toàn hệ thống. Các chi nhánh trực tiếp bán dịch vụ cho khách hàng.

- Hạn chế:

Trung tâm Dịch vụ kiều hối là đơn vị trực thuộc Trụ sở chính, không có bảng cân đối riêng; kinh phí hoạt động tiếp thị, marketing, quan hệ đối ngoại... phải trình chủ truơng từng lần; chi phí đầu tu triển khai đề án, dự án, khánh tiết,... thực hiện thanh toán qua Văn phòng Trụ sở chính. Do vậy, gặp nhiều khó khăn trong công tác: đào tạo, nghiên cứu, khảo sát thị truờng, chăm sóc khách hàng, triển khai chuơng trình tiếp thị, khuyến mại cũng nhu quan hệ đối ngoại.

Không áp dụng đuợc cơ chế khoán tài chính để động viên khuyến khích nguời lao động nâng cao năng suất, chất luợng và hiệu quả công việc.

Trung tâm có 2 phòng nghiệp vụ (1) Sản phẩm và Phát triển thị trường, (2) Hỗ trợ nghiệp vụ và Quản trị hệ thống. Bộ phận kiểm soát tuân thủ phòng chống rửa tiền, kiểm tra kiểm soát nội bộ và tổng hợp đều nằm trong phòng Hỗ trợ nghiệp vụ và Quản trị hệ thống, cho nên chưa phân tách rạch ròi giữa bộ phận tác nghiệp và bộ phận kiểm soát.

KE T LUẬN CHƯƠNG 1

Như vậy, chương 1 đã khái quát dịch vụ chuyển tiền kiều hối của ngân hàng thương mại, các tiêu thức phản ánh mức độ phát triển cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối. Đồng thời tác giả cũng nêu lên khái quát tình hình kiều hối về Việt Nam những năm gần đây và kinh nghiệm về phát triển dịch vụ kiều hối của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Từ đó chúng ta có cái nhìn khái quát được dịch vụ chuyển tiền kiều hối để đánh giá được thực trạng dịch vụ chuyển tiền kiều hối của Ngân hàng TMCP Quân Đội.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ KIỀU HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

2.1KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Quân Đội ra đời và hoạt động trong bối cảnh chung của nền kinh tế đang chuyển mình đổi mới. Cuối năm 1989, những tiến bộ đạt đuợc trong nền kinh tế, cho phép Việt Nam chuyển thời kỳ đua ra thực thi các chính sách và mô hình ngân hàng thích hợp với cơ chế thị truờng trong nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần. Nhà nuớc chủ truơng cải cách hệ thống ngân hàng thành 2 cấp: cấp quản lý nhà nuớc do Ngân hàng Nhà nuớc đảm nhận và cấp kinh doanh do các ngân hàng thuơng mại đảm nhận. Hoạt động của ngân hàng đã có sự chuyển biến cơ bản trong việc mở rộng mạng luới hoạt động và phục vụ cho mọi thành phần kinh tế. Đồng thời cũng trong thời kỳ này, Nhà nuớc có chủ truơng thành lập một số ngân hàng thuơng mại cổ phần nhằm thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nuớc. Với chủ truơng mới này là sự xuất hiện của hàng loạt ngân hàng thuơng mại cổ phần bên cạnh các ngân hàng thuơng mại quốc doanh đã tồn tại khá lâu đời, góp phần vào sự phát triển chung của thị truờng tài chính - tiền tệ ở Việt Nam.

Theo quyết định số 00374/GP-UB của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội và giấy phép hoạt động 0054/NH-GP ngày 14 tháng 9 năm 1994 của thống đốc Ngân hàng Nhà Nuớc Việt Nam, ngày 4 tháng 11 năm 1994 ngân hàng TMCP Quân Đội bắt đầu chính thức đi vào hoạt động. Đuợc thành lập duới hình thức là ngân hàng cổ phần chuyên doanh về tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng. Các cổ đông chủ yếu là các doanh nghiệp Quân Đội và một số thể nhân đóng góp với thời gian hoạt động

quy định trong điều lệ ngân hàng là 50 năm. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động ngân hàng TMCP Quân Đội đuợc coi là một pháp nhân, hoạch toán kinh tế độc lập và đuợc quyền tự chủ về tài chính, chủ động kinh doanh có tài khoản mở tại Ngân hàng Nhà Nuớc. Hội sở chính của ngân hàng đặt tại Hà Nội, truớc đây là 28A - Điện Biên Phủ, từ năm 2004 - 2012 là số 3 - Liễu Giai, và hiện nay là toà nhà MB 21 Cát Linh - Hà Nội. Tính đến 31/12/2014, NH TMCP Quân Đội có 224 điểm giao dịch tại 38 tỉnh thành trên cả nuớc, tăng 126 điểm giao dịch so với năm 2008. NH TMCP Quân Đội hiện có 2 chi nhánh ở nuớc ngoài bao gồm tại Lào và Campuchia.

Mục tiêu ban đầu của ngân hàng là đáp ứng nhu cầu về vốn và các dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp Quân Đội làm kinh tế. Song cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nuớc, với đuờng lối chính sách đúng đắn, ngân hàng TMCP Quân Đội đã gặt hái đuợc nhiều thành công, không chỉ đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp Quân Đội mà còn phục vụ tốt các thành phần kinh tế, đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế, sự thành công của khách hàng, của ngân hàng.

Với tuổi đời hoạt động khá trẻ, tuy nhiên trong kĩnh vực hoạt động kinh doanh tiền tệ này, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã có những buớc tiến vuợt bậc trên tất cả mọi mặt. Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân Đội đã liên tục phát triển về qui mô, vốn điều lệ, mạng luới, tổ chức, hoạt động bảo đảm an toàn, kết quả kinh doanh có lãi, liên tục trong nhiều năm liền.

Cũng nhu nhiều ngân hàng thương mại khác, Ngân hàng TMCP Quân Đội cũng được phép hoạt động trên các lĩnh vực như kinh doanh tiền tệ, cung cấp các dịch vụ thanh toán cho toàn bộ nền kinh tế. Hiện nay, các dịch vụ mà Ngân hàng cung cấp khá đa dạng và phong phú, phần nào đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu ngày càng đa dạng phong phú của khách hàng. Không những

thế, Ngân hàng luôn cố gắng tìm kiếm, phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới phù hợp với xu thế phát triển chung của toàn xã hội. Các hoạt động chủ yếu hiện nay của ngân hàng bao gồm:

- Hoạt động huy động vốn.

+ Huy động vốn từ các doanh nghiệp, các tổ chức và dân cu.

+ Nhận vốn uỷ thác đầu tu của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nuớc. - Hoạt động tín dụng.

+ Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Tài trợ, đồng tài trợ cho các dự án.

+ Cho vay mua cổ phần hóa của các doanh nghiệp cổ phần hoá.

+ Cho vay trả góp tiêu dùng, sinh hoạt gia đình; Cho vay mua ô tô trả góp; Cho vay trả góp mua, xây dựng và sửa chữa nhà; Cho vay du học.

- Hoạt động dịch vụ.

+ Thanh toán quốc tế, tài trợ xuất khẩu.

+ Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh bao gồm: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng...

+ Dịch vụ thanh toán.

+ Dịch vụ ngân quỹ, chi trả luơng hộ doanh nghiệp. + Dịch vụ chuyển tiền nhanh trong nuớc.

+ Dịch vụ kiều hối.

+ Kinh doanh mua bán ngoại tệ. + Dịch vụ tu vấn tài chính.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Ngân hàng TMCP Quân Đội đuợc tổ chức duới hình thức Công ty Cổ phần của những nguời chủ sở hữu tài sản và các doanh nghiệp theo luật định, trong đó các doanh nghiệp Quân đội chiếm số luợng vốn lớn trong tổng số

vốn của ngân hàng.

Cơ quan quyết định cao nhất của Ngân hàng TMCP Quân Đội là Đại hội cổ đông.Đại hội cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Điều hành ngân hàng là Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị chọn và bổ nhiệm, đuợc Thống đốc NHNN chấp thuận.

Hội đồng quản trị MB bao gồm: Chủ tịch - thuợng tuớng Lê Hữu Đức - thứ truởng Bộ Quốc Phòng, 2 phó chủ tịch và 8 thành viên.

Ban điều hành bao gồm: Tổng giám đốc - thiếu tuớng Lê Công và 8 Phó Tổng giám đốc.

Ngoài ra, về chuyên môn nghiệp vụ, bộ máy tổ chức NH TMCP Quân Đội đuợc chia thành các khối: Quản trị rủi ro, Kiểm soát nội bộ, Quản lý hệ thống (Khối tài chính kế toán, Khối Tổ chức nhân sự, Trung tâm Công nghệ thông tin), Hỗ trợ kinh doanh (Khối vận hành, Khối Hành chính và Quản lý chất luợng, Khối Quản lý mạng luới và kênh phân phối), Kinh doanh (Khối Tresuary, Khối Doanh nghiệp lớn, Khối Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Khối Khách hàng cá nhân, Khối Đầu tu) và các chi nhánh trên cả nuớc.

Trung tâm Kiều hối MB thuộc khối Khách hàng cá nhân.

2.2CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ KIỀU HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

2.2.1 Dịch vụ chuyển tiền kiều hối qua Western Union

Chuyển tiền đến (Western Union Inbound): là dịch vụ chi trả tiền chuyển từ nuớc ngoài về Việt Nam qua dịch vụ Western Union.

Dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, với lịch sử phát triển hơn 135 năm kinh nghiệm, hiện có mặt tại hơn 200 quốc gia. Western Union xuất hiện tại Việt Nam năm 1994, chiếm thị phần lớn tại Việt Nam với 8 đại lý chính và khoảng 8600 điểm giao dịch [22].

ngày 01/04/2010, trở thành đại lý chính thức thứ 8 của WU. Western Union phối

hợp với NH TMCP Quân Đội nâng cấp phần mềm xử lý giao dịch Host to Host.

Máy chủ của NH TMCP Quân Đội kết nối thẳng với Western Union giúp cho

giao dịch viên thực hiện lệnh nhanh chóng và thuận tiện. Từ đó nâng cao tối đa

khả năng phục vụ khách hàng đến giao dịch Western Union tại MB. Nhận tiền tại Việt Nam chỉ sau 15 phút kể từ lúc gửi.

- Được chi trả bởi mạng lưới giao dịch của NH TMCP Quân với 224 phòng giao dịch, hơn 45 điểm chi trả của Đại lý phụ.

Sơ đồ 2.1: Quy trình chuyển và nhận tiền qua Western Union

Nguồn: Sản phẩm dịch vụ kiều hối, Trung tâm kiều hối MB [15]

(1) NH TMCP Quân Đội xin cấp phép từ điểm giao dịch Western Union (2) Điểm giao dịch Western Union cấp phép cho NH TMCP Quân Đội

(3) Người gửi tiền ở nước ngoài đến điểm giao dịch Western Union để gửi tiền

(4) Sau khi chuyển tiền người gửi tiền sẽ nhận được mã số chuyển tiền và thông báo mã số chuyển tiền đó cho người nhận tiền trong nước

(6) NH TMCP Quân Đội xin cấp phép từ điểm giao dịch Western Union

Cách thức chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam

Bước 1: Quý khách hàng tới đại lý Western Union nơi gần nhất và điền

thông tin vào “Phiếu chuyển tiền” (“To send Money”).

Bước 2: Quý khách hàng chuyển “Phiếu chuyển tiền” đã điền đủ thông

tin và số tiền gửi, phí chuyển tiền cho nhân viên đại lý Western Union.

Bước 3: Nhân viên Đại lý cập nhật dữ liệu vào hệ thống của Western Union. Bước 4: Nhân viên Đại lý chuyển cho quý khách hàng biên nhận và mã

số chuyển tiền (MSCN) gồm 10 chữ số.

Bước 5: Quý khách hàng cần thông báo cho người nhận các thông tin

cần thiết và MSCN. Khi đến nhận tiền tại chi nhánh, hoặc phòng giao dịch MB gần nhất, quý khách hàng cần mang theo giấy tờ tùy thân.

Nhận tiền tại Việt Nam

Bước 1: Quý khách hàng nhận tiền đến chi nhánh hoặc phòng giao dịch

bất kỳ của MB nơi gần nhất và cung cấp các thông tin sau: + Tên đầy đủ của người gửi tiền (tên, họ, tên đệm) + Quốc gia chuyển tiền

+ Số tiền gửi

+ Mã số chuyển tiền (MTCN)

+ Giấy tờ tùy thân có dán ảnh do cơ quan thẩm quyền cấp (CMND hoặc Chứng minh sỹ quan quân đội nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực).

Bước 2: Quý khách hàng điền các thông tin trên vào phiếu nhận tiền. Bước 3: Quý khách hàng xem lại các thông tin đã điền và ký vào Phiếu

nhận tiền, người nhận tiền sẽ nhận được giấy biên nhận.

Bước 4: Quý khách hàng nhận tiền.

Chuyển tiền đi (Western Union Outbound)

Western Union. Nhận tiền tại nước ngoài chỉ sau 15 phút kể từ lúc gửi từ Việt

Nam với phí chuyển tiền trọn gói và hợp lý và người nhận tại nước ngoài không cần có tài khoản tại ngân hàng.

Đối tượng khách hàng: Công dân Việt Nam, cá nhân là người nước ngoài đang sinh sống, làm việc, nhập cảnh hợp pháp tại Việt Nam.

Mục đích chuyển tiền:

- Học tập, chữa bệnh cho bản thân hay thân nhân ở nước ngoài. - Trợ cấp cho thân nhân ở nước ngoài.

- Du lịch, công tác tại nước ngoài.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ kiều hối tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w