. Phương pháp nghiên cứu
1. .5 Tạo động lực và quan hệ lao động
1.5.1 Kinh nghiệm của một số Bệnh viện và các nước về quản lý nguồn nhân lực
1.5.1.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản
Nhật Bản hiện nay là quốc gia phát triển đứng hàng thứ hai sau Mỹ. Nhật có một nền văn hóa truyền thống và tính chất nhân bản. Xã hội Nhật Bản có truyền thống, có đẳng cấp rõ rệt, có mục tiêu chú trọng là liên kết, phát triển. Hệ thống quản trị NNL ở xứ sở hoa anh đào này về truyền thống có những nét đặc trưng như sau:
- Công ty là một đại gia đình, làm việc có nhóm, bạn, nhiều mối quan hệ chồng chéo.
- Nhân viên và công ty cùng chung vận mệnh do chế độ thâm niên và làm việc suốt đời.
- Chế độ tuyển dụng lâu dài, có thể suốt đời. Nhân viên trung thành, quan tâm đến lợi ích lâu dài, có lòng tự trọng, có tinh thần tập thể cao, chăm chỉ, tích cực, nhiệt tình trong công việc, thực hiện hết việc, không hết giờ.
- Đào tạo được áp dụng theo diện rộng, đa kỹ năng, chú trọng vấn đề chất lượng và mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng.
- Lương bổng, khen thưởng, kích thích mang tính bình quân, thâm niên vẫn là một yếu tố quan rọng làm cơ sở đề bạt, thăng tiến.
- Mô tả công việc không rõ ràng, phạm vi rộng, nội dung phong phú.
- Có sự phân biệt lớn giữa nam và nữ nhân viên trong tuyển dụng, đào tạo, cơ hội thăng tiến, tiền lương.
- Ra quyết định theo nhóm, nhân viên thích tham gia quản trị.
Tuy nhiên từ cuối năm 1970 đến nay, đặc biệt trong thập kỷ 90, các yếu tố văn hóa, kinh tế, xã hội và công nghệ kỹ thuật của nước Nhật đã có những thay đổi căn bản. Trong nhiều công ty dần hình thành sự đối nghịch về triết lý cuộc sống giữa thế hệ nhân viên trung niên và cao tuổi với lớp thanh niên. Lớp thanh niên Nhật ngày nay đã tiếp nhận một phần nếp sống Phương Tây. Họ không coi trọng yếu tố trung thành với công ty như trước, không đánh giá cao tính ưu việt của chế độ tuyển dụng suốt đời. Ngược lại, họ muốn đề cao yếu tố tự do cá nhân, muốn được hưởng thụ nhiều hơn, chú trọng đến các giá trị vật chất. Quản trị NNL của Nhật vì thế đã có những điều chỉnh như: Chế độ tiền lương thâm niên được bổ sung thêm các yếu tố hệ thống phẩm chất công việc, thăng tiến có tính đến các yếu tố khả năng và kết quả thực tế thực hiện công việc,...
1.5.1.2 Kinh nghiệm của Sigapore
Singapore là quốc gia trẻ của Châu Á (thành một nhà nước tự chủ vào năm 1959) được Âu hóa, thông thạo tiếng Anh. Theo thống kê vào năm 007, dân số của nước này khoảng ,6 triệu người (trong đó 76,8% là người Hoa; 1 ,9% người Mã Lai; 7,9% người Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka; 1, % người gốc khác), NNL của Singapore đa dạng về chủng tộc, văn hóa, tôn giáo. Chính phủ chú trọng đặc biệt đến giáo dục, đào tạo, đầu tư mạnh vào phát triển NNL. Singapore đã xác nhận các giá trị quốc gia cho phép công dân Singapore giữ được các đặc trưng và di sản văn hóa của mình gồm: Quyền lợi quốc gia đặt trên quyền lợi của cộng đồng; quyền lợi của xã hội đặt trên quyền lợi cá nhân; gia đình là hạt nhân cơ bản của xã hội; sự giúp đỡ cộng đồng và tôn trọng đối với cá nhân; đồng lòng, nhất trí, tránh xung đột; hòa chủng tộc và tôn giáo. Lãnh đạo thường xuyên nhắc nhở mọi người về sự cần thiết tôn trọng, hào hiệp giúp đỡlẫn nhau. Chính phủ tham dự vào tất cả các lĩnh vực kinh tế của đất nước, dẫn đạo, định hình sự phát triển kinh tế, xã hội và quản lý xí nghiệp. Singapore đưa ra các chính sách khích lệ thu hút chất xám ở nước ngoài, kích thích đầu tư, chuẩn bị sẵn đội ngũ
công nhân được đào tạo và có kỷ luật cao, tuyển chọn các công ty nước ngoài ổn định có công nghệ tiên tiến và đã được chuẩn bị để đầu tư lâu dài.
Hoạt động quản trị NNL của Singapore có tính chất chuyên nghiệp và có nhiều điểm giống thực tiễn quản lý NNL của Phương Tây, cụ thể là:
- Đề cao vai trò của NNL. - Thực hiện hoạch định NNL.
- Áp dụng các kỹ thuật mới trong tuyển dụng nhằm tuyển được những nhân viên giỏi.
- Chú trọng đặc biệt công tác đào tạo, phát triển; coi đào tạo là một cơ sở quan trọng cho thăng tiến, bổ nhiệm.
- Áp dụng các biện pháp khuyến khích vật chất và tinh thần đối với nhân viên. - Chú trọng các biện pháp nâng cao quyền lực cho nhân viên.
- Kích thích nhân viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Còn phong cách Á Đông trong quản trị NNL của Singapore thể hiện thông qua sự quan tâm đặc biệt đến phúc lợi, công bằng xã hội và gia đình nhân viên. Singapore đã đạt được sự đoàn kết chính trị mà không cần sự đồng nhất chủng tộc, phát triển được tính hiệu năng cần thiết trong cạnh tranh mà vẫn giữ được trọng trách của Nhà nước đối với an sinh xã hội. Kinh nghiệm của Singapore cũng chỉ ra rằng, nếu có cơ chế quản lý kinh doanh tốt thì các DNNN vẫn hoạt động thành công tốt đẹp.
1.5.1.3 Kinh nghiệm của Bệnh viện Mắt Vũng Tàu
Chú trọng và nâng cao năng lực của CBCNV bằng nhiều chính sách tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo để phát triển kỹ năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thái độ làm việc của người lao động cũng được chú trọng.
Tạo lập môi trường hỗ trợ phát triển cho CBCNV nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học tập và phát triển bản thân, phát huy được tính tự chủ trong công việc, có nhiều sáng kiến để thực hiện công việc một cách tốt hơn
Tạo động lực cho CBCNV gắn bó, làm việc hăng say hơn bằng chế độ lương, thưởng và phúc lợi.
Xây dựng môi trường làm việc an toàn, chuyên nghiệp và thân thiện cho người lao động.
1.5.1.4 Kinh nghiệm của Bệnh viện Mắt Tp HCM
CBCNV của Bệnh viện Mắt TPHCM không ngừng được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm nên đã nhanh chóng nắm bắt được các kỹ năng làm việc và ngày càng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh phục vụ nhân dân.
CBCNV được đảm bảo mức thu nhập bình quân cao trong mặt bằng thu nhập chung của xã hội và chế độ phúc lợi hấp dẫn kích thích nhân viên gắn bó lâu dài với Bệnh viện.
Bệnh viện đặc biệt chú trọng công tác đào tạo, phát triển, coi đào tạo là một cơ sở quan trọng cho thăng tiến, bổ nhiệm.
Áp dụng các kỹ thuật mới trong tuyển dụng nhằm tuyển được nhân viên giỏi.
1.5.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Bệnh viện Mắt Tiền Giang
Từ những kinh nghiệm đã nêu trên, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Bệnh viện Mắt Tiền Giang như sau:
Banh lãnh đạo của Bệnh viện phải đặc biệt quan tâm đến công tác QLNNL, đó là công tác hoạch định NNL, phải thiết kế nội dung mô tả công việc và tiêu chuẩn thực hiện công việc cụ thể ở từng vị trí, quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng cho từng người thực hiện.
Tuyển dụng, đào tạo, đào tạo lại để nâng cao kiến thức, kỹ năng, giữ vững đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn cho CBCC VC trong BV, không ngừng thu hút lao động có trình độ chuyên môn cao về làm việc cho BV nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh đáp ứng yêu cầu không ngừng phát triển của xã hội trong thời gian tới.
Làm tốt công tác khen thưởng, kỷ luật, công tác quy hoạch cán bộ để nhân viên hăng say học tập và cống hiến cho BV.
Lương, thưởng và chính sách đãi ngộ mang tính chất công bằng và kích thích tinh thần làm việc cho nhân viên. Đặc biệt phải tương xứng với công sức, trình độ chuyên môn và hiệu quả kinh tế của công việc hoàn thành mang lại.
Tạo môi trường làm việc thoải mái và yên tâm công tác, quan hệ bình đẳng giữa các nhân viên.
Có chính sách trọng dụng nhân tài, linh hoạt trong chính sách trả công thỏa đáng cho người tài.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BỆNH VIỆN MẮT TIỀN GIANG
2.1 Tổng quan về Bệnh viện Mắt Tiền Giang 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
- Từ năm 1978 đến 1998: chuyên ngành mắt tuyến tỉnh có cơ sở riêng biệt: + Khoa Mắt thuộc Bệnh viện Đa khoa Trung tâm TG, số , đường Hùng Vương, TP.Mỹ Tho; có nhiệm vụ: phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh nội, ngoại trú tại Bệnh viện.
+ Trạm Mắt thuộc Sở Y tế tỉnh Tiền Giang, số 6, đường Nam Kỳ Khỏi Nghĩa, phường 1, TPMT; nhiệm vụ: chủ yếu phục vụ cho công tác phòng chống mắt hột, khô mắt do thiếu vitamine A và phòng chống mù lòa tại cộng đồng.
- Từ ngày 08 tháng 01 năm 1999 đến ngày 1 tháng 5 năm 00 : Thành lập Trung tâm Mắt trực thuộc Sở Y tế Tiền Giang, trên cơ sở hợp nhất Trạm Mắt thuộc Sở và Khoa Mắt thuộc Bệnh viện Đa khoa Trung tâm TG, số , đường Phan Hiến Đạo, phường 7, TP.Mỹ Tho; biên chế: 0 người; có nhiệm vụ hoạt động phong trào chỉ đạo tuyến cơ sở làm công tác chăm sóc mắt ban đầu, phòng chống mắt hột, phòng thiếu Vitamine A ở mắt, mổ đực thủy tinh thể tại tuyến huyện... giải phóng mù lòa cho bệnh nhân nghèo ở vùng sâu, vùng xa; Khám và điều trị phẩu thuật các bệnh lý về mắt; Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ chuyên khoa mắt huyện.
- Từ ngày 1 tháng 5 năm 00 đến nay: Bệnh viện Mắt Tiền Giang được thành lập theo quyết định số 1 5/QĐUB ngày 1 /5/ 00 trên cơ sở tổ chức lại Trung Tâm Mắt được thành lập theo Quyết định số 16/QĐUB ngày 8/1/1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang. Biên chế thành lập Bệnh viện: người; Hiện nay 50 người và lao động hợp đồng theo Nghị định 68/CP nhiệm vụ: Tổ chức xây dựng mạng lưới, chỉ đạo chuyên môn, kỹ thuật, kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động của công tác phòng, chống các bệnh về Mắt trên địa bàn tỉnh;Tổ chức khám và điều trị nội trú và ngoại trú cho người bệnh.
Bệnh viện Mắt Tiền Giang là đơn vị sự nghiệp y tế có thu trực thuộc Sở Y tế Tiền Giang, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở Y tế thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về phòng chống, khám chữa bệnh về chuyên khoa mắt cho nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
Bệnh viện Mắt Tiền Giang có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Y tế; đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật của Bệnh viện Mắt Trung ương.
Ngày 1 tháng 5 năm 01 , theo Quyết định số 1 0/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang: Bệnh viện Mắt được phân loại là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động theo quy định của Nghị định số / 006/NĐ-CP; áp dụng từ 01/01/ 01 đến 1/1 / 015.
Ngày 18 tháng năm 016, theo Quyết định số 06/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang: Bệnh viện Mắt được phân loại là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động theo quy định của Nghị định số / 006/NĐ-CP; áp dụng từ 01/01/ 016.
Ngày 0 tháng 1 năm 016, theo Quyết định số 7 /QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang: Bệnh viện Mắt được phân loại là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động theo quy định của Nghị định số / 006/NĐ-CP; áp dụng từ 01/01/ 017.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện Mắt Tiền Giang
- Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật: khám bệnh, chữa bệnh, phòng các bệnh về mắt trên cơ sở của chương trình y tế Quốc gia và thực tế ở địa phương trình Giám đốc Sở Y tế phê duyệt để tổ chức thực hiện.
- Cấp cứu, Khám bệnh, Chữa bệnh:
+ Tiếp nhận và giải quyết mọi trường hợp bệnh tật có liên quan đến chuyên khoa mắt để khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú;
+ Thực hiện khám, chữa bệnh mắt cho các đối tượng bảo hiểm y tế, khám và điều trị theo yêu cầu;
+ Tham gia khám giám định sức khỏe và giám định khi Hội đồng Giám định y khoa tỉnh hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu; Chuyển người bệnh lên tuyến tên khi bệnh viện không đủ khả năng giải quyết.
- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật:
+ Giúp tuyến dưới lập kế hoạch chăm sóc mắt cộng đồng và tổ chức thực hiện việc chỉ đạo chuyên khoa tuyến dưới để phát triển kỹ thuật chuyên khoa và nâng cao chất lượng cấp cưu, khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa;
+ Kiểm tra, giám sát, đôn đốc tuyến dưới thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch và hỗ trợ thực hiện chuyên môn, kỹ thuật;
+ Cung cấp cho tuyến dưới một số trang thiết bị về mắt;
+ Kết hợp với các cơ sở y tế thực hiện chương trình chăm sóc mắt ban đầu và các chương trình hoạt động chuyên khoa tại cộng đồng trong khu vực được phân công.
- Đào tạo cán bộ y tế:
+ Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế chuyên khoa ở bậc cao đẳng và trung học, đồng thời tham gia giảng dạy chuyên khoa ở bậc cao đẳng và trung học;
+ Nghiên cứu, triển khai dịch tễ học cộng đồng thuộc lĩnh vực chuyên khoa để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.
- Về phòng bệnh : phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe thực hiện hoạt động tuyên truyền, giáo dục về công tác phòng, chống mù lòa và các bệnh về mắt.
- Hợp tác quốc tế : hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ở trong và ngoài nước theo đúng quy định của Nhà nước.
- Quản lý kinh tế y tế :
+ Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp.
+ Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của Bệnh viện.
+ Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế : viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Y tế giao và theo quy định của pháp luật.
Bệnh viện Mắt được tổ chức với qui mô ban đầu là 50 giường.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
Cơ cấu tổ chức bộ máy:
Ban Giám đốc bệnh viện, gồm có Giám đốc và 0 Phó Giám đốc. Các phòng, khoa: có 07 khoa/ phòng chức năng :
- Phòng Tổ chức Hành chính và Tài vụ - Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp
- Phòng Chỉ đạo tuyến
- Khoa Khám bệnh và Cận lâm sàng - Khoa Điều trị
- Khoa Giải phẫu, hậu phẫu và Kiểm soát nhiễm khuẩn - Khoa Dược
Về biên chế : Biên chế Sở Nội Vụ giao năm 016 : 50 người + 0 HĐ 68 Số lao động có mặt thực tế đến 1/12/ 017 : 50 người
+ Trong đó biên chế là : 8 người
+ Hợp đồng theo Nghị định 68 là : 0 người Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận :
Giám đốc : Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và bố trí các chức danh viên chức của phòng, khoa thuộc Bệnh viện Mắt phù hợp với chức năng, nhiệm