1 Các giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại bệnh viện mắt tiền giang (Trang 83)

Qua phân tích kết quả nghiên cứu, tác giả luận văn dựa vào vào kết quả khảo sát người lao động đang làm việc tại Bệnh viện mắt Tiền Giangở chương , để làm cơ sở hình thành giải pháp chủ yếu cho luận văn này. Kết quả phân tích cho thấy, người lao động hài lòng về công tác quản lý nguồn nhân lực tại bệnh viện Mắt Tiền Giang ở các mức độ khác nhau, từ nội dung “về kết quả thực hiện công việc”, với 1,9 điểm mức “không hài lòng”; “về đào tạo và thăng tiến”, với , điểm, trên mức “không

hài lòng”; “về tạo động lực và quan hệ lao động”, với ,59 điểm, trên mức “không hài lòng”; “chế độ tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi và chế độ đãi ngộ”, với ,9 điểm cận mức “phân vân”; đến nội dung “về phân công và bố trí công việc” với , 8 điểm mức “phân vân”. Qua đó, tác giả đề xuất các giải pháp cụ thể như sau theo thứ ưu tiên (dựa vào kết quả khảo sát sự hài lòng của nhân viên) như sau:

3.2.1.1. Hoàn thiện công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc

Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc không tốt sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng các công tác khác như: khen thưởng không chính xác, xác định không chính xác mức độ hoàn thành công việc, việc lựa chọn người để bổ nhiệm, đề bạt, cử đi đào tạo khó công bằng và chính xác ... dẫn đến không khí làm việc thiếu sự thi đua, sáng tạo và nhân viên không phát huy được hết năng lực làm việc của bản thân. Việc đánh giá công bằng và công khai mới mang lại hiệu quả tích cực có tác dụng khuyến khích người lao động thi đua phấn đấu hoàn thiện mình, nâng cao được chất lượng chung cho toàn Bệnh viện. Vì vậy trong thời gian tới, Bệnh viện cần tập trung vào công tác này trên các khía cạnh sau:

Bộ phận nhân sự phối hợp với bộ phận chuyên môn của Bệnh viện xây dựng hệ thống đánh giá: cấp trên đánh giá cấp dưới, đồng nghiệp đánh giá lẫn nhau, bộ phận này đánh giá bộ phận khác,... các tiêu thức đánh giá phải rõ ràng, thống nhất trên cơ sở của việc phân tích và bảng mô tả công việc cụ thể cho từng vị trí, chức danh, đồng thời phải đảm bảo dễ thực hiện.

Đánh giá năng lực thực hiện công việc của người lao động một cách khách quan, trung thực, giúp cho việc xây dựng chính sách đãi ngộ một cách công bằng, hợp lý, đúng với sức lao dộng mà họ đã cống hiến, tránh đánh giá thiên vị theo tình cảm cá nhân. Bệnh viện cần thành lập Ban giám sát để giám sát việc thực hiện đảm bảo tính công bằng, minh bạch.

Công tác đánh giá cán bộ viên chức không chỉ đánh giá được năng lực công tác của cán bộ mà còn là cơ sở để chi tiền lương tăng thêm, khen thưởng cuối năm, đây là nguồn thu nhập cao hơn thu nhập từ tiền lương theo Quy định của Nhà nước. Do đó công tác đánh giá là hết sức quan trọng và được cán bộ viên chức quan tâm hàng đầu. Tác giả đề xuất bảng đánh giá kết quả thực hiện công việc (Phụ lục ).

3.2.1.2.Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Hiện nay ở Bệnh viện vẫn có tình trạng người lao động sau khi được cử đi đào tạo về hoặc tự đào tạo, bằng cấp được nâng cao nhưng vẫn làm công việc như cũ, đi học chỉ để lấy bằng. Công tác đánh giá hiệu quả sau đào tạo còn chưa hoàn thiện, mới chỉ dừng lại ở giai đoạn đánh giá những người được cử đi đào tạo đã tiếp thu, học hỏi được gì sau khóa học, bằng các kết quả kiểm tra ngay sau khóa học, cần phải gắn liền đánh giá công tác đào tạo với hiệu quả ứng dụng thực tế sau đào tạo.

Do có tình trạng trên là do công tác đào tạo và phát triển NNL tại Bệnh viện còn nhiều tồn tại cần khắc phục:

+ Nhu cầu đào tạo và đối tượng đào tạo cần được xác định đúng:

Muốn vậy cần lập kế hoạch đào tạo trước khi xác định nhu cầu đào tạo và lựa chọn người cử đi đào tạo. Đơn vị cần tìm ra kỹ năng người lao động còn thiếu là gì, cần bổ khuyết những kỹ năng gì. Để làm được điều đó cần căn cứ vào kết quả đánh giá thành tích trong công tác, căn cứ vào định hướng chung về NNL của đơn vị.

Để xác định đúng nhu cầu đào tạo, Bệnh viện cần:

- Phân tích sự hợp lý của chương trình đào tạo trong mối liên hệ với kế hoạch phát triển của bệnh viện và các nguồn lực sẵn có của bệnh viện.

- Phân tích lao động tìm ra sự thiếu hụt kỹ năng, kiến thức, khả năng của người lao động, loại trừ đi các nguyên nhân khác liên quan đến động lực làm việc, phân công không phù hợp..

- Phân tích nhiệm vụ bao gồm việc xác định các nhiệm vụ quan trọng và các kiến thức, kỹ năng nào cần được chú trọng để đào tạo cho người lao động nhằm giúp họ đáp ứng được các yêu cầu công việc, thực hiện công việc tốt hơn.

- Phải xác định đúng đối tượng được đào tạo, vì việc xác định đúng đối tượng cần đào tạo giúp đơn vị tránh lãng phí đồng thời đảm bảo hiệu quả của hoạt động đào tạo. Việc lựa chọn đối tượng đào tạo phải đảm bảo rằng người lao động sau quá trình đào tạo sẽ đáp ứng được các yêu cầu của công việc mà đơn vị giao cho. Đối tượng cần đào tạo phải là những người thiếu những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc của họ, và họ phải có đủ khả năng tiếp thu các kiến thức mới trong quá trình đào tạo.

+ Bố trí công việc sau đào tạo:

Mục tiêu quan trọng nhất của đào tạo là nâng cao hiệu quả làm việc của người lao động và muốn làm được điều này cần tổ chức lao động một cách khoa học và hợp lý nhất là với những người được cử đi đào tạo về. Việc đào tạo và phát triển đội ngũ lao động tại đơn vị cần gắn chặt với công tác tổ chức, sắp sếp, bố trí người lao động.

Người lao động sau khi đi đào tạo về có thể được thuyên chuyển tới các phòng ban khác hoặc những công việc đòi hỏi có trình độ chuyên môn cao mới thực hiện được. Điều này sẽ tạo sự hứng khởi, phấn đấu vì công việc của người lao động, năng suất lao động sẽ tăng lên. Tuy nhiên, được cử đi đào tạo không đồng nghĩa với thuyên chuyển công việc hay bổ nhiệm, thăng chức,...Để khắc phục hạn chế này, đơn vị có thể giao thêm khối lượng công việc và tăng thêm tính trách nhiệm trong nội dung công việc ấy đối với người lao động để họ có thể sử dụng được các kiến thức mới, nâng cao hiệu quả công việc.

+ Đánh giá hiệu quả đào tạo:

Việc đánh giá hiệu quả sau khi đào tạo ở Bệnh viện hiện nay hầu như chưa thực hiện được. Do đó để đánh giá chất lượng NNL sau khi được đào tạo, Bệnh viện cần phải tổ chức kiểm tra, việc thuyên chuyển công tác chỉ được thực hiện sau khi người lao động đã trải qua kiểm tra và kết quả được lãnh đạo xác nhận.

3.2.1.3. Hoàn thiện công tác tạo động lực và quan hệ lao động

Bệnh viện cần đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, cải thiện môi trường làm việc, xây dựng bầu không khí dân chủ, tương trợ lẫn nhau, động viên, khen thưởng kịp thời tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đội ngũ y, bác sỹ trong thực hiện nhiệm vụ.

Một môi trường làm việc văn hóa trong Bệnh viện phải được xây dựng từ hai phía, cả về đội ngũ y, bác sỹ và phía bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. Đôi khi bệnh nhân và người nhà bệnh nhân không có thiện cảm với đội ngũ y, bác sỹ mặc dù hiện nay vẫn có rất nhiều y, bác sỹ có tâm, có tài, có nhiệt huyết điều này làm cho những cố gắng của họ chưa được công nhận xứng đáng.

Khi đã xây dựng được môi trường văn hóa lành mạnh thì tất cả y, bác sỹ nói riêng và đội ngũ cán bộ y tế nói chung sẽ có cơ hội cống hiến nhiều hơn nữa cho Bệnh viện, sẽ là động lực để học nâng cao trí lực và tâm lực với nghề góp phần phát triển bệnh viện trong tương lai.

Bệnh viện nên tổ chức những buổi giao lưu toàn bộ nhân viên trong bệnh viện, có thể mời chuyên gia tâm lý để truyền đạt, để họ có cơ hội hiểu nhau hơn, thông cảm cho nhau hơn từ đó dẫn đến tâm lý thoải mái trong công việc, cùng cố gắng giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ.

Lãnh đạo nên quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình và chí hướng để từ đó có những điều chỉnh trong cách quản lý sao cho phù hợp. Trong những buổi họp khoa, phòng, cần có những ý kiến thẳng thắn, nhìn thẳng vào vấn đề, đưa ra những ý kiến đóng góp thiết thực, tránh tâm lý e dè, sợ bị trù dập từ đó giúp tập thể khoa, phòng cũng như cá nhân cán bộ, viên chức có tinh thần làm việc thoải mái hơn, cảm thấy được tôn trọng hơn.

Đội ngũ làm công tác quản trị nhân lực hiện nay tại Bệnh viện nằm trong phòng Tổ chức Hành chính và Tài vụ, đây chính là bộ phận tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo bệnh viện các chính sách nhân lực nói chung và chính sách nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sỹ nói riêng. Bệnh viện nên bố trí đúng người có trình độ chuyên môn phù hợp, tạo điều kiện cho người phụ trách công tác tổ chức cán bộ được tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc tạo điều kiện để họ được tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn.

Hiện nay, Bệnh viện vẫn chưa tạo được một đội ngũ quản trị nhân lực chuyên nghiệp, mà vẫn còn y, bác sỹ làm công tác tổ chức, cần tiến hành tuyển dụng thêm đội ngũ chuyên trách công tác tổ chức để đội ngũ y, bác sỹ làm công tác chuyên môn khám, chữa bệnh giúp họ phát huy hết khả năng của mình đảm bảo tay nghề ngày càng được nâng cao.

3.2.1.4. Hoàn thiện chính sách tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi, chế độ đãi ngộ cho nhân viên

Kết quả phân tích chỉ ra rằng để hoàn thiện công tác quản lý NNL, Bệnh viện cần thực hiện tốt hơn nữa các công tác quản lý NNL, trong đó công tác tiền lương, tiền thưởng cần được quan tâm đầu tiên, Trước hết, Ban Giám đốc cần nhận thức được rằng chế độ tiền lương, tiền thưởng là yếu tố quan trọng tác động đến chất lượng NNL. Đây là yếu tố đảm bảo lợi ích người lao động từ đó tạo tinh thần, động lực và thái độ của người lao động, từ đó nâng cao hiệu quả lao động. Đặc biệt là đối với đặc thù của lĩnh vực y tế thì nó càng có ảnh hưởng lớn đối với sự hài lòng của bệnh nhân cũng như hình ảnh của bệnh viện.

Chế độ tiền lương, phụ cấp mà Bệnh viện đang áp dụng đã đầy đủ theo quy định của Nhà nước, tuy nhiên Bệnh viện vẫn chưa thực hiện được chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm theo thông tư số 1 1/ 011/TT-BTC ngày 0/10/ 011 của Bộ tài chính mà chỉ giải quyết cho nghỉ phép. Để giải quyết tình trạng thiếu nhân lực nhất là đội ngũ y, bác sỹ như hiện nay thì Bệnh viện nên thực hiện thanh toán theo thông tư 141/2011/TT-BTC và chi trả tiền ngoài giờ nếu y, bác sỹ không ra trực và mức chi trả có thể cao hơn mức lương mà cán bộ viên chức được nhận để khuyến khích cán bộ viên chức ở lại làm việc.

Về khen thưởng, Bệnh viện cần xây dựng Quy chế thi đua khen thưởng cụ thể đối với từng đối tượng. Ngoài việc thưởng thường xuyên theo Luật Thi đua khen thưởng, cần xây dựng thêm các hình thức thưởng và đưa ra các mức thưởng hợp lý như : thưởng do có sáng kiến cải tiến mang lại hiệu quả cao trong công việc, thưởng do hoàn thành vượt mức chỉ tiêu được giao, thưởng do tiết kiệm chi phí, thưởng do chấp hành tốt kỷ luật và đảm bảo ngày giờ công, thưởng do có tinh thần tham gia các cuộc thi do cấp trên phát động, thưởng do có thái độ giao tiếp tốt, thân thiện với bệnh nhân,… Khi đã xây dựng được các quy định khen thưởng cần thông báo công khai cho cán bộ y tế biết để khuyến khích họ phát huy khả năng của mình.

Chế độ nâng lương trước hạn cho cán bộ viên chức hiện nay mang tính chất xoay vòng chưa là động lực cho cán bộ y tế phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ,

cần phải xây dựng lại Quy chế nâng lương trước hạn cho phù hợp tình hình hiện nay khi Bệnh viện Mắt đang thực hiện cơ chế tự chủ tài chính toàn bộ.

Để có căn cứ thưởng, bệnh viện phải thường xuyên phát động các phong trào thi đua ngắn hạn, tổ chức các cuộc thi kiểm tra tay nghề,…và từ đó tìm ra được những cán bộ ưu tú để bồi dưỡng.

Song song đó cần có quy định rõ ràng về các mức phạt, xử lý khi vi phạm. Hiện nay bệnh viện chưa xây dựng quy định này, khi xây dựng cần dựa vào tính chất, mức độ hành vi, vi phạm, mức độ ảnh hưởng… Các quy định về kỷ luật lao động và xử lý vi phạm cần được công khai và giải thích rõ đến từng nhân viên. Khi thi hành kỷ luật, xử lý vi phạm cần xem xét, cân nhắc nhằm tạo cơ hội cho người vi phạm có cơ hội sửa chữa sai lầm, khuyết điểm.

Việc khen thưởng –kỷ luật tồn tại song song một cách dân chủ, nghiêm minh sẽ tạo quan hệ chặt chẽ, công bằng giữa quyền lợi và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ với công việc đang đảm nhiệm. Và phải đảm bảo rằng việc khen thưởng hay kỷ luật này không có sự thiên vị hay trù dập để cán bộ yên tâm công tác.

Về phân phối thu nhập tăng thêm, hiện tại, thu nhập tăng thêm được chia ra: mỗi tháng chi 1/ theo hệ số lương theo quy định Nhà nước, phụ thuộc vào thâm niên công tác, cuối năm chi 1/ xét theo khen thưởng A, B, C hàng tháng. Với cách tính thu nhập như trên vẫn chưa thu hút cũng như chưa tạo ra được sự khích lệ, động viên đội ngũ cán bộ y tế cống hiến hết năng lực của mình.

Để tăng hiệu quả của thu nhập tăng thêm, Bệnh viện cần phải xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả thực hiện công việc, chi tiết rõ trong bảng chấm điểm thi đua cá nhân để đánh giá phân loại A, B, C có hiệu quả, chi thu nhập tăng thêm theo hiệu quả công việc, công sức đóng góp không chi theo hệ số lương như hiện nay.

Vì thu nhập tăng thêm phụ thuộc vào nguồn thu sự nghiệp, vì vậy muốn tăng thu nhập tăng thêm mỗi cán bộ viên chức của bệnh viện đặc biệt là đội ngũ y, bác sỹ phải nổ lực hơn nữa để tăng nguồn thu:

+ Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tạo uy tín, thương hiệu cho Bệnh viện nhằm thu hút bệnh nhân đến khám và điều trị, giúp tăng nguồn thu dịch vụ, tăng nguồn thu khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, tăng thu viện phí.

+ Tiết kiệm chi thường xuyên như tiết kiệm điện, nước, vật tư tiêu hao, tài sản, văn phòng phẩm,... Bệnh viện xây dựng định mức hợp lý khoán cho các khoa, phòng tự quản lý, sử dụng.

Khi Bệnh viện áp dụng các biện pháp giúp cải thiện một phần thu nhập tăng thêm của đội ngũ y, bác sỹ sẽ phần nào làm tăng nhiệt huyết làm việc, tăng sự cống hiến, nâng cao y đức để họ phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn. Cùng với cải thiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại bệnh viện mắt tiền giang (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)