Giải pháp hoàn thiện đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu 0691 kiểm soát nội bộ tại NHTM CP phát triển TP hồ chí minh (Trang 115 - 116)

3.2.2.1 Xác định mục tiêu rủi ro

KSNB tại ngân hàng không đặt việc thiết lập mục tiêu và các chiến lược thực hiện vào trong chu trình kiểm soát. Điều này dẫn đến rủi ro phát sinh do việc thiết lập các mục tiêu và chiến lược thực hiện không phù hợp sẽ không đánh giá, đo lường được mức độ trọng yếu của rủi ro và ước lượng thiệt hại nếu có. Để đáp ứng nhu cầu kiểm soát rủi ro, ngân hàng cần thiết lập mục tiêu và các chiến lược thực hiện gắn liền với chu trình kiểm soát rủi ro bằng cách mở rộng các bộ phận của KSNB. Cần nâng cao nhận thức tầm quan trọng của việc nhận diện, phân tích và đánh giá rủi ro:Mở lớp học đào tạo về đánh giá rủi ro. Tổ chức các buổi hội thảo có mời các chuyên gia đánh giá rủi ro bên ngoài để học hỏi, nâng cao hiểu biết về việc nhận dạng, phân tích và đánh giá rủi ro.

Rủi ro có mặt hầu như trong từng nghiệp vụ ngân hàng, vì vậy các ngân hàng thương mại nói chung và HD BANK nói riêng cần củng cố và tăng cường quản trị rủi ro trong các nghiệp vụ như: kiểm soát chặt chẽ rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất thị trường, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tiếp tục hoàn thiện bộ máy ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu thực tế và chuẩn mực quốc tế.

3.2.2.2 Phân tích và đánh giá rủi ro

Ban lãnh đạo cần phân tích từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể để nhận biết và đánh giá rủi ro một cách đầy đủ, đặc biệt khi ngân hàng mở rộng hoạt động trong một lĩnh vực mới hoặc môi trường kinh doanh có sự phát triển. Thiết lập hệ thống quản lý rủi ro để thường xuyên nhận biết, đánh giá, điều tiết, giám sát rủi ro.

HD BANK cần triển khai hệ thống chỉ số rủi ro chính (KRIs): Thông qua phân tích thông tin về quy trình, các báo cáo và nguồn thông tin khác, ..;

qua phỏng vấn các cán bộ tại đơn vị, Nhà quản trị tại HD Bank cần xác định được hệ thống rủi ro chính được coi là quan trọng nhất đối với ngân hàng và xác định chỉ số các rủi ro chính (KRI) dựa trên mức độ ảnh hưởng và khả năng xảy ra để xây dựng cơ sở dữ liệu chỉ số rủi ro chính - rủi ro hoạt động của HD BANK. Từ đó, thiết lập các chốt kiểm soát mang tính phòng ngừa như các tiêu chuẩn, chính sách, quy trình, các kế hoạch dự phòng và khôi phục, chu trình tự phát hiện và đề xuất hiệu quả; các chốt kiểm soát mang tính phát hiện như kiểm tra và đối chiếu định kỳ, xem xét tình hình hoạt động; xây dựng các kế hoạch giảm thiểu rủi ro một cách chủ động nhằm nỗ lực giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của tổn thất rủi ro hoạt động.

Cần nâng cao nhận thức tầm quan trọng của việc nhận diện, phân tích và đánh giá rủi ro: Mở lớp đào tạo về đánh giá rủi ro. Tổ chức các buổi hội thảo có mời các chuyên gia đánh giá rủi ro bên ngoài để học hỏi, nâng cao hiểu biết về việc nhận dạng, phân tích và đánh giá rủi ro.

Hoàn thiện hệ thống quản lý và đánh giá rủi ro các bộ phận phải tự kiểm tra và chịu trách nhiệm đối với hoạt động, nghiệp vụ, phải đánh giá KSNB có được thiết kế và vận hành ngay trong mọi hoạt động của tất cả các đơn vị trong hệ thống và báo cáo trực tiếp với ban điều hành. Kiểm toán nội bộ sẽ báo cáo tình hình cho Ban điều hành và Ban quản trị, ủy ban kiểm toán, sau đó Ban quản trị và Ủy ban kiểm toán sẽ báo cáo cho kiểm toán bên ngoài và cơ quan quản lý Nhà Nước.

Một phần của tài liệu 0691 kiểm soát nội bộ tại NHTM CP phát triển TP hồ chí minh (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(164 trang)
w