Vai trò của dịch vụ HTX trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ của các hợp tác xã NÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 34 - 36)

5. Kết cấu luận văn

1.2.2. Vai trò của dịch vụ HTX trong nông nghiệp

Dịch vụ của HTXNN có vai trò vô cùng quan trọng đối với sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp, kinh tế hộ nói riêng trong quá trình phát triển nền kinh tế theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, vai trò đó thể hiện ở những mặt sau:

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

Một là, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Các HTXNN có tác động tích cực đến việc hỗ trợ thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, tạo ra mối liên kết, hợp tác giữa những ngƣời sản xuất nhỏ, tăng cƣờng sức cạnh tranh trong cơ chế thị trƣờng, khai thác các tiềm năng về vốn, kỹ thuật, để phát triển các ngành nghề, đa dạng hóa kinh tế nông thôn, góp phần thúc đẩy quá trình xã hội hoá, thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa các hộ nông dân, xã viên với nhà nƣớc và các tổ chức kinh tế nhà nƣớc, tăng cƣờng mối quan hệ liên minh công nông về kinh tế. Mặt khác, hiện nay sản xuất nông nghiệp nƣớc ta chủ yếu là sản xuất nhỏ, phân tán, các hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp còn nhiều bất cập, bởi vậy phát huy vai trò hỗ trợ, mở rộng các hoạt động dịch vụ, tín dụng nội bộ của HTX nông nghiệp để giúp đỡ các hộ nông dân sản xuất kinh doanh nông sản hàng hoá, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng.

Hai là, góp phần mở rộng thị trƣờng nông sản. Cùng với quá trình phát triển sản xuất hàng hoá của các ngành trong nền kinh tế quốc dân, nông sản hàng hoá ở nông thôn, nhất là các vùng chuyên canh và các hộ trang trại ngày càng tăng lên đòi hỏi tăng cƣờng khâu tổ chức sản xuất, chế biến nông lâm sản để tăng thêm giá trị kinh tế, nâng cao chất lƣợng, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, giảm thiểu rủi ro và sự chèn ép của tƣ thƣơng, không những chiếm lĩnh thị trƣờng trong nƣớc mà còn hƣớng ra xuấtkhẩu.

Ba là, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động trên địa bàn nông thôn. Phát triển các HTXNN sẽ góp phần phát triển các ngành nghề nông thôn, bao gồm các ngành nghề nông lâm thuỷ sản, thủ công mỹ nghệ, đan lát gốm sứ; Khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí nông thôn, dịch vụ thƣơng mại, cung ứng vật tƣ hàng hoá phục vụ sản xuất đời sống, tiêu thụ sản phẩm của nông dân. Trong quá trình hình thành và phát triển các ngành nghề nông thôn sẽ sử dụng một số lƣợng nông dân đáng kể, tạo nhiều sản phẩm hàng hoá, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời nông dân vùng nông thôn.

Bốn là, góp phần tiếp nhận khoa học công nghệ, thiết bị hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp. Khoa học công nghệ là nhân tố có vai trò quan trọng quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhƣng kinh tế hộ gia đình, các cá nhân xét về cơ sở vật chất kỹ thuật ở khu vực nông thôn còn rất nhỏ bé, chỉ có thành lập HTXNN mới tập hợp đƣợc sự đóng góp của đông đảo xã viên, khai thác mọi tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, các HTXNN còn là nơi tổ

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

chức thực hiện việc phổ cập thông tin khoa học công nghệ và thông tin thị trƣờng đến các hộ nông dân, xã viên.

Năm là, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo cho ngƣời dân nông thôn. Mặc dù Đảng và Nhà nƣớc đã có nhiều chính sách nhằm giải quyết việc làm cho ngƣời lao động nói chung và ngƣời dân nông thôn nói riêng, nhƣng tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn chiếm tỷ lệ khá cao. Vì vậy, phát triển HTXNN phù hợp với những đặc điểm cụ thể của từng nơi sẽ có vai trò từng bƣớc giải quyết mâu thuẫn giữa lao động và việc làm ở nông thôn.

Mô hình HTX ở Việt Nam đã trải qua hơn 54 năm hình thành và phát triển với nhiều lần tìm tòi, thử nghiệm, sửa đổi nhằm phù hợp với từng giai đoạn phát triển khác nhau cũng nhƣ tìm kiếm mô hình phù hợp, hiệu quả. Không thể phủ nhận những đóng góp của các HTX trong mỗi giai đoạn nhất định nhƣng cũng cần thẳng thắn nhìn nhận, vai trò của các HTX hiện nay còn mờ nhạt trong xu thế phát triển mạnh của các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế nhƣ mô hình tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, doanh nghiệp tƣ nhân, công ty cổphần….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ của các hợp tác xã NÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)