Kinh nghiệm quản trị nguồn nhân lực tại VNPT Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực tại VNPT QUẢNG TRỊ min (Trang 37)

PHẦN 2 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.2. KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Ở MỘT SỐ

1.2.2. Kinh nghiệm quản trị nguồn nhân lực tại VNPT Đà Nẵng

VNPT Đà Nẵng là đơn vịtrực thuộc VNPT, được thành lập theo quyết định số 613/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 06/12/2007 của Hội đồng Quản trị tập đoàn Bưu chính

Viễn thông Việt Nam trên cơ sở tổchức lại các đơn vị kinh doanh dịch vụviễn thông, công nghệ thông tin và các đơn vị trực thuộc khác của Bưu điện Nẵng.

VNPT Đà Nẵng là đại diện của VNPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng với chức

năng hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ chuyên ngành Viễn thông – Công nghệ thông tin trên địa bàn.

VNPT Đà Nẵng là một trong những đơn vị dẫn đầu về kết quả sản xuất kinh doanh của VNPT, với khoảng 850 CBCNV. Để thực hiện các chiến lược kinh doanh mới, VNPT Đà Năng luôn coi trọng việc hoạch định nguồn nhân lực, tìm kiếm nhân

tài đểbổsung cho nguồn nhân lực hiện tại và luôn hoàn thiện chính sách nhân sự, phát triển nghềnghiệp cho CBCNV. VNPT Đà Nẵng khuyến khích nhân viên chủ động học tập, tạo mọi điều kiện giúp mỗi cá nhân phát triển nghềnghiệp, đặc biệt, có chính sách hồ trợ chi phí cho CBCNV tự học tập nâng cao trình độ. Các phương thức cho

CBCNV đơn vịhọc tập như học trên lớp, học tập ngay trong công việc, …

Đểthực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị thời gian qua, ngoài sự nỗ lực của đội ngũ CBCNV, một yếu tố quan trọng khác, đó là nhớ sự quyết tâm cao cũng như sựquyết liệt trong triển khai các định hướng mới liên quan đến công tác quản trịNNL của Ban giám đốc VNPT Đà Nẵng đến toàn thể CBCNV trong đơn vị.

1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho VNPT Quảng Trị

Qua kinh nghiệm quản trị NNL của các đơn vịtrên, có thểrút ra những bài học kinh nghiệm cho VNPT Quảng Trị:

- Vai trò NNL phải luôn được quan tâm và đề cao trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Chú trọng việc thực hiện hoạch định NNL, phân tích công việc,

- Trong tuyển dụng, áp dụng kỹthuật mới nhằm có được những ứng viên tốt, góp phần phát triển doanh nghiệp.

- Chú trọng công tác đào tạo, phát triển, coi đào tạo là một cơ sở quan trọng

cho thăng tiến, bổnhiệm.

- Để kích thích, động viên nhân viên, cần áp dụng các biện pháp khuyến khích cả về vật chất và tinh thần cho nhân viên, kích thích nhân viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

- Chế độ tiền lương không nên chỉ theo thâm niên mà còn có yếu tố hệ thống phẩm chất công việc, thăng tiến có tính đến các yếu tố khả năng và kết quả thực hiện công việc.

Tóm tắt chương 1

Trong chương 1, tác giả đã nêu khái quát một số vấn đề vềquản trị NNL như

khái niệm, vai trò, nguyên tắc và nội dung của quản trị NNL, đồng thời nêu lên kinh nghiệm của một số đơn vịtrực thuộc VNPT vềvấn đềnghiên cứu.

Về mặt kinh tế, quản trị NNL giúp cho doanh nghiệp khai thác các khả năng

tiềm tàng, nâng cao năng suất lao động và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp về

NNL. Về mặt xã hội, quản trị NNL thểhiện quan điểm rất nhân bản vềquyền lợi của

người lao động, đề cao vị thế và giá trị của người lao động, chú trọng giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa tổ chức, doanh nghiệp và người lao động. Để doanh nghiệp phát triển bền vững và quản trị cấp dưới hiệu quả, tất cảcác nhà quản trịcần có nhận thức, hiểu biết và kỹ năng quản trịNNL phù hợp.

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNGCÔNG TÁC QUẢN TRỊNHÂN LỰCTẠIVNPT QUẢNG TRỊ

2.1. TỔNG QUAN VỀ VNPT QUẢNG TRỊ 2.1.1. Giới thiệu về VNPT Quảng Trị

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là một doanh nghiệp nhà nước

chuyên đầu tư, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính và viễn thông tại Việt

Nam được thành lập theo Quyết định số 06/2006/QĐ-TTg ngày 09/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

Năm 2008, VNPT Quảng Trịchính thức được thành lập trên cơ sở tách bưu chính

ra hoạt động độc lập, theo chủ trương của Tập đoan Bưu chính – Viễn thông. Trong bối cảnh những ngày đầu thành lập với bộn bề gian khó, tuy nhiên, VNPT Quảng Trị đã từng bước khắc phục, vượt qua khó khăn và dần khẳng định giá trị thương hiệu của mình trong SXKD và nhiều lĩnh vực khác. Những ngày đầu thành lập, cơ sở vật chất thiếu thốn, lãnh đạo và kế toán các trung tâm mới thành lập còn thiếu kinh nghiệm,

năng lực đội ngũ làm kinh doanh còn hạn chế, hệthống nhận diện thương hiệu ít, uy tín với khách hàng chưa cao. Quyết tâm giải quyết những khó khăn với mục tiêu ổn

định sản xuất, trở thành doanh nghiệp viễn thông đứng đầu trên địa bàn, đơn vị đã nhanh chóngổn định tổchức, bộmáy, cơ cấu lại lao động; tập trung xây dựng các nội quy, quy chế; tích cực đào tạo, nâng cao trìnhđộcho CBCNV vềnghiệp vụ.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của VNPT Quảng Trị

Viễn thông Quảng Trị là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam; có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh

và phục vụ chuyên ngành viễn thông –công nghệ thông tin nhưsau:

 Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh;

 Tổchức, quản lý, kinh doanh và cung cấp các dịch vụviễn thông, công nghệ

thông tin;

 Sản xuất, kinh doanh, cungứng, đại lý vật tư, thiết bị viễn thông - công nghệ

thông tin theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vịvà nhu cầu của khách hàng;

 Khảo sát, tư vấn thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông - công nghệthông tin;

 Kinh doanh dịch vụquảng cáo; dịch vụtruyền thông;

 Kinh doanh bất động sản, cho thuê vănphòng;

 Tổ chức, phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương và cấp trên;

 Kinh doanh các dịch vụ được tập đoàn VNPT cho phép.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của VNPT Quảng Trị

Sau đây là sơ đồ bộ máy quản lý của Viễn thông Quảng Trị và chức năng của

từng bộphận:

Ban giám đốc: Gồm 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc

Chỉ đạo, điều hành toàn bộ hoạt động của Viễn thông tỉnh. Xây dựng, thực hiện

kiểm tra các chương trình hành động cụ thể để hoàn thành các chỉ tiêu do tập đoàn giao cho.

Phòng mng dch v

Tìm kiếm đánh giá khách hàng cho đơn vị. Tư vấn các dịch vụ và liên hệ tiến

hành lắp đặt hệ thống mạng cho khách hàng.

Phòng kếhoch kinh doanh ( KHKD)

Chịu trách nhiệm triển khai các kế hoạch kinh doanh của đơn vị, triển khai các

kế hoạch tới các trung tâm huyện, thị xã, thành phố.  Phòng kếtoán thng kê tài chính ( KTTKTC)

Quản lý các thông tin liên quan đến đơn vị: lao động, cơ sở vật chất, kết quả

hoạt động kinh doanh, tài chính...

Sơ đồ2.1: Bộmáy quản lý Viễn thông Quảng Trị

(Nguồn: Viễn thông Quảng Trị)

Phòng tchc tng hp (TCTH)

- Xây dựng quy chế, tổ chức đơn vị

- Quản lý nhân sự, thi đua, lao động

- Tiến hành những công việc phục vụcho nội bộchi nhánh

-Tham mưu cho Giám đốc vềcông tác tổchức bộmáy quản lý và tuyển dụng

Ban Giám đốc

Phòng, ban chức năng Trung tâm

TT Bảo dưỡngứng cứu TT Phát triển CNTT TTVT Gio Linh Phòng mạng DVụ TT Điều hành (OMC) Phòng TCTH TTVT Cam Lộ TTVT Triệu Phong Phòng KHKD Phòng KTTK-TC TTVT TP Đông Hà PhòngĐTXDCB TTVT Vĩnh Linh TTVT Hải Lăng TTVT Đakrông TTVT Hướng Hóa TTVT TX. Quảng Trị

Phòngđầu tư xây dựng cơ bản (ĐTXDCB)

Tham mưu cho ban Giám đốc trong công tác: Xây dựng kế hoạch đầu tư dài

hạn và ngắn hạn; Thẩm định dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế, dự toán; Định kỳ báo cáo, giám sát đánh giá đầu tư cho toàn bộ các dự án, bao gồm đầu tư xây dựng mới, cải tạo sửa chữa, mua sắm thiết bị, sản xuất sản phẩm sau

nghiên cứu. Trực tiếp quản lý, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng mới và sửa

chữa lớn.

Trung tâm bảo dưỡngng cu thông tin

Tổ chức lắp đặt, quản lý, vận hành khai thác, bảo dưỡng, ứng cứu, sửa chữa các

thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin; điều hành hoạt động mạng lưới viễn thông,

công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh. Quản lý và kinh doanh các dịch vụ viễn thông,

công nghệ thông tin.

o Quản lý nhân sự, thi đua, lao động

o Tiến hành những công việc phục vụcho nội bộchi nhánh

o Tham mưu cho Giám đốc vềcông tác tổchức bộmáy quản lý và tuyển dụng

2.1.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT Quảng Trị

2.1.4.1 Mạng lưới cung cấpvà khai thác dịch vụ

Hiện nay có 18 phòng, ban chức năng và các trung tâm trực thuộc VNPT Quảng Trị. Trong đó, tại thành phố Đông Hà và 09 huyện, thị xã có trung tâm viễn thông đại diện cho VNPT Quảng Trị.

Các dịch vụ viễn thông chính hiện đang cung cấp gồm dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ điện thoại vô tuyến cố định Gphone, dịch vụ điện thoại di động Vinaphone, dịch vụ internet MegaVNN, FiberVNN, MegaWAN dịch vụ truyền hình theo yêu cầu MyTV, dịch vụ nội dung qua tổng đài 1080, chữ ký số VNPT- CA, thiết kế Website, dịch vụ Web-Hosting, tên miền… Qua các năm, các dịch vụ

mới được triển khai đáp ứng tốt nhu cầu của người dân địa phương và các vùng

lân cận.

2.1.4.2Cơ sở vật chất kỹ thuật

Bảng 2.1: Tình hình trang thiết bị cơ sởvật chất của VNPT Quảng Trị

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2013 2014 2015 So sánh So sánh 2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % Trạm BTS thu/phát sóng di động Trạm 273 315 337 42 15.4 22 6,9 Cáp quang trung kế Km 848 1261 1573 413 48.7 312 24,7

Tuyến Viba Tuyến 34 46 60 12 35.3 14 30,4

Thiết bị truy nhập Thiết bị 211 256 317 45 21.3 61 23,8

Cáp quang ODN Km 1452 1659 1851 207 14.3 192 11,6

(Nguồn: Viễn thông Quảng Trị)

Viễn thông Quảng Trị đang cố gắng để có thể đầu tư cải thiện trang thiết bị, cơ sở vật chất của mình. Theo số liệu được cung cấp ở một vài chỉ tiêu cho chúng ta thấy:

Số lượng trạm BTS thu/phát sóng di động tăng dần theo từng năm, năm

2014 so với 2013 tăng 42 trạm từ 273 lên 315 trạm tương đương với 15.4%, năm

2015 so với năm 2014 tăng 22 trạm từ 315 lên 337 tương đương 6,9 % với mục tiêu tăng cường chất lượng sóng dịch vụ nhằm đáp ứng cao hơn nhu cầu của

khách hàng. Cáp quang trung kế tăng từ 848 km lên 1573 km từ năm 2013 đến năm 2015. Ngoài ra, nhân viên của đơn vị luôn cố gắng kiểm tra thường xuyên hệ

thống cáp nhằm tránh tình trạng đứt gãy do sự cố, trục trặc khiến tình hình mạng,

dịch vụ bị tắc nghẽn.

Năm 2014, số lượng tuyến Viba là 46tăng 12 tuyến so với năm 2013, tương đương 35,3 %, năm 2015 so với năm 2014 tăng 14 tuyến lên 60 tuyến Viba, tương đương 30,4%. Tổng số thiết bị truy nhập năm 2015 tăng so với năm 2013 là 106 thiết

bị đạt mức 317 thiết bị. Chiều dài cáp quang ODN năm 2013 là 1452 km, năm 2014

tăng thêm 207 km, năm 2015 tăng thêm 192 km lên 1851 km.

2.1.4.3.Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị

Bảng 2.2: Một sốchỉtiêu kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh tại VNPT Quảng Trị trong 3 năm 2013-2015 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh So sánh 2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % 1. Số thuê bao Cố định 23.680 24.080 20.570 400 1.7 -3510 -14.6 Internet 23.566 24.536 27.952 970 4.1 3416 13.9 Di động 120.638 125.389 159.560 4751 3.9 34171 27.3 2. Doanh thu (tỷ đồng) Cố định 26 30 28 4 15.4 -2 -6.7 Gphone 23 25 25 2 8.7 0 0.0 Di động 260 283 313 23 8.8 30 10.6 Mega VNN 32 40 45 8 25.0 5 12.5 FTTx 20 22 25 2 10.0 3 13.6 MyTV 47 55 60 8 17.0 5 9.1 Sim thẻ 33 60 74 27 81.8 14 23.3 Hàng hóa 30 48 60 18 60.0 12 25.0 Khác 25 40 52 15 60.0 12 30.0 4. Nộp ngân sách địa phương (tỷ đồng) 12 13 15 1 8.3 2 15.4

(Nguồn: Viễn thông Quảng Trị)

Tình hình kinh doanh các dịch vụ viễn thông của VNPT Quảng Trị thời

gian 2013-2015 nhìn chung tương đối tốt. Mặc dù nền kinh tế trong giai đoạn này gặp nhiều khó khăn, người dân cũng hạn chế tiêu dùng, sử dụng các dịch vụ nhưng nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông thì vẫn phát sinh. Tuy vậy, do trên địa

bàn tỉnh đã có nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cạnh tranh khá gay gắt nên thị phần đã bị chia sẽ.

Dịch vụ điện thoại cố định, một dịch vụ truyền thống theo xu hướng chung

giảm mạnh do thị trường đã bảo hòa, lại có sự cạnh tranh mạnh của dịch vụ di động,

gần như nhu cầu người tiêu dùng cá nhân chuyển sang sử dụng di động, chỉ còn các tổ

chức, doanh nghiệp duy trì thuê bao đã sử dụng từ trước. Năm 2013, số thuê bao cố định là 23.680 thuê bao, đến năm 2015 số lượng thuê bao chỉ còn 20.570 giảm 3.110 thuê bao, tương đương 13,1%.

Dịch vụ internet từ năm 2013 đến năm 2015 có sự cạnh tranh mạnh, chia sẻ thị

phần thuê bao cho các mạng Viettel, FPT nhưng số lượng thuê bao vẫn tăng liên tục qua các năm. Theo bảng số liệu, năm 2013 là 23.566 thuê bao internet đến năm 2015 là 27.952 thuê bao tăng 4.386 thuê bao tương đương 18,6%.

Dịch vụ di động biến động nhiều nhất do tùy thuộc vào các chương trình khuyến mãi triển khai trong năm. Từ năm 2013-2015 tại VNPT Quảng Trị nói riêng

và Vinaphone nói chung đều có những chương trình khuyến mãi hấp dẫn, gói cước

gọi miễn phí thuê bao nội mạng hay miễn phí đên thuê bao VNPT với một số tiền

nhất định hàng tháng nên đã thu hút lượng thuê bao tăng khá nhiều. Năm 2013, số lượng di động là 120.638 thuê bao đến năm 2015 là 159.560 tăng 38.922 thuê bao

tương đương 32,3%.

Tổng doanh thu của Viễn thông Quảng Trị năm tăng dần từ năm 2013-2015 cụ

thể lần lượt là: 496 tỷ đồng, 603 tỷ đồng và 682 tỷ đồng, năm 2015 so tăng 186 tỷ đồng tương đương với 37,5 % so với năm 2013. Cụ thể: doanh thu lớn nhất của Viễn

thông Quảng Trị là từ di động và các dịch vụ liên quan đến di động, năm 2015 doanh

thu di động là 313 tỷ đồng tăng 53 tỷ đồng so với năm 2013. Doanh thu cố định tăng2 tỷ đồng là 28 tỷ đồng năm 2015, doanh thu Gphone năm 2015đạt 25 tỷ đồng tăng 2 tỷ đồng so với năm2013.

Doanh thu từ băng rộng chiếm tỉlệlớn trong tổng doanh thu năm 2015của Viễn thông Quảng Trị. Cụthểso với năm 2013, năm 2015 doanh thu từ Mega VNN đạt 45 tỷ đồng tăng 13 tỷ đồng, doanh thu FTTx đạt 25 tỷ đồng tăng 2 tỷ đồng, MyTV đạt 60 tỷ đồng tăng 13 tỷ đồng. Viễn thông Quảng Trị xác định đây là một trong những lĩnh

vực đạt doanh thu chủ lực trong thời gian tới và đang đầu tư kĩ thuật lẫn nguồn lực để đạt mục tiêu gia tăng số lượng khách hàng.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠIVNPTQUẢNG TRỊ QUẢNG TRỊ

2.2.1. Cơ cấu nguồn nhân lực

Tổng số lao động thực tế tính đến 01/01/2015 của VNPT Quảng Trị là 427

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực tại VNPT QUẢNG TRỊ min (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)