7. Kết cấu luận văn
3.1. Ưu điểm của Hệ thống quản lý áp dụng theo tiêu chuẩn ISO
45001:2018 so với hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động hiện nay tại Công ty
Để kịp thời giải quyết được những thách thức về an toàn vệ sinh lao động và nhằm đảm bảo sức khỏe người lao động, nhất thiết phải xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật. Với đặc điểm khả thi và linh hoạt, hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động đã trở thành công cụ hữu hiệu giúp cho người sử dụng lao động và người lao động kịp thời đối phó với những thay đổi về an toàn vệ sinh lao động trong thực tế sản xuất, hay nói cách khác là hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động chính là công cụ, biện pháp hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp, người sử dụng lao động, người lao động và cơ quan quản lý các cấp không ngừng cải thiện điều kiện lao động và hoàn thiện công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động.
Tại Công ty Cổ phần CDC Hà Nội, việc quản lý ATVSLĐ theo các quy định trong văn bản pháp luật, quy định nội bộ Công ty là việc quản lý bị động. Một phía người sử dụng lao động và Nhà nước xây dựng các quy định và một phía người lao động có trách nhiệm tuân thủ những nội dung đã được đưa ra nên hiệu quả chưa cao. Còn với hệ thống quản lý áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 thì người lao động luôn luôn chủ động tham gia, cải tiến diễn ra liên tục để kết quả công việc tốt hơn.
Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 nêu ra mục tiêu để buộc phải có các phương pháp thực hiện nhận diện mối nguy hiểm một cách có hệ thống, từ đó sẽ kiểm soát được các rủi ro về ATLĐ thông qua việc ngăn ngừa, giảm thiểu và loại trừ các mối nguy trong môi trường làm việc của người lao động, giảm
thiểu tối đa tai nạn lao động. Mà hiện nay, các mối nguy và rủi ro trong thi công chưa được thực hiện trước khi triển khai công việc.
Các quy trình tại Công ty hiện nay chưa được xây dựng và thực hiện đầy đủ, liên tục. Khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý ATVSLĐ sẽ giúp đơn vị đặt ra một cách có hệ thống các yêu cầu theo chu trình P-D-C-A (Plan – Do – Check - Action), cải tiến những quy trình đã có, bổ sung những quy trình mới để thực hiện công việc được cụ thể và hiệu quả hơn.
Sơ đồ 3.1. Chu trình cải tiến liên tục trong hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động
Nguồn: tác giả
Việc quan tâm và đáp ứng các yêu cầu của pháp luật tại Công ty sẽ được thể hiện và tích hợp kèm khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý ATVSLĐ, giúp uy tín và khả năng cạnh tranh của Công ty được nâng cao cạnh tranh với so với các doanh nghiệp khác.
Bên cạnh đó, áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động là cơ hội để Công ty Cổ phần CDC Hà Nội:
-Định hình lại và thực hiện Chính sách cũng như mục tiêu về ATVSLĐ: Công ty Cổ phần CDC Hà Nội đã ban hành chính sách an toàn - sức khỏe -
môi trường và được niêm yết thông qua hệ thống biến báo được thiết lập tại tổng mặt bằng tầng 1, tuy nhiên điều này chưa được nhiều người quan tâm và biết đến, thì tiêu chuẩn ISO 45001:2018 sẽ đưa ra các mục tiêu về ATVSLĐ và buộc phải có các hành động cụ thể hóa những nội dung trong chính sách này hoạt động thực tế.
-Cơ hội cho Lãnh đạo cao nhất chứng tỏ sự lãnh đạo và cam kết của mình đối với hệ thống quản lý ATVSLĐ: thực hiện công việc để đạt theo tiêu chuẩn này là một minh chứng và cam kết từ lãnh Tổng giám đốc, để các bên liên quan bên trong và bên ngoài thấy được sự quan tâm của Công ty đối với người lao động về an toàn, sức khỏe và môi trường làm việc.
-Thiết lập một hệ thống nhận dạng, kiếm soát và cải tiến liên tục việc ngăn ngừa, giảm thiểu và loại trừ các các mối nguy gây mất an toàn lao động.
-Nâng cao nhận thức về ATVSLĐ, các hoạt động kiểm soát ATVSLĐ có liên quan thông qua thông tin, truyền thông và đào tạo.
-Xây dựng môi trường làm việc An toàn, đảm bảo sức khỏe cho người lao động: tiêu chuẩn này khuyến khích người lao động tham gia bằng cách xác định mối nguy hiểm, loại bỏ hoặc giảm rủi ro kết hợp trong quá trình làm việc. Cách tiếp cận này có thể cải thiện văn hóa an toàn, giảm thiểu rủi ro góp phần tăng năng suất lao động.