7. Kết cấu của luận văn
1.3. Các nhân tố tác động đến nâng cao chất lƣợng độ ngũ cán bộ cơng
1.3.2. Nhân tố bên ngoài tổ chức
1.3.2.1. Hệ thống chính sách, pháp luật, cơ chế
Chất lượng của đội ngũ cán bộ cơng đồn cịn phụ thuộc vào cơ chế, chính sách sử dụng, đãi ngộ, chính sách bảo vệ cán bộ và phụ thuộc vào việc tổ chức thực hiện tốt cơ chế chính sách đối với cán bộ nói chung, cán bộ cơng đồn nói riêng sẽ tạo động lực khuyến khích cán bộ nỗ lực vươn lên trong công tác, học tập, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơng đồn. Ngược lại nếu cơ chế, chính sách sử dụng, đãi ngộ và bảo vệ khơng tốt thì khơng những khơng khuyến khích nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơng đồn mà cịn có thể làm cho cán bộ cơng đồn khơng thết tha, gắn bó với cơng đồn, hạn chế động cơ phấn đấu, vươn lên của cán bộ cơng đồn.
Thực tế cho thấy, chính sách tiền lương là yếu tố góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước, tạo động lực, kích thích hoạt động quản lý nhà nước, sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển thị trường lao động, khuyến khích người cán bộ rèn luyện nghiệp vụ, nâng cao trình độ
chun mơn, trong đó có đội ngũ cán bộ cơng đồn, góp phần xây dựng tổ chức Cơng đồn ngày càng vững mạnh, ổn định và phát triển tình hình kinh tế - xã hội của đất nước trong tình hình mới. Tuy nhiên, chính sách tiền lương, tiền cơng của cán bộ cơng đồn cịn nhiều bất cập. Dựa trên thu nhập đó, cán bộ cơng đồn và gia đình họ chưa có mức sống trung bình khá trong xã hội. Tiền lương, tiền công, phụ cấp và thu nhập của cán bộ cơng đồn chưa là nguồn thu nhập chính, chưa tạo động lực, nhất là đối với người có năng lực, trình độ, chun tâm cống hiến hết mình trong cơng việc, do đó chưa phát huy được tính sáng tạo để có năng suất, chất lượng và hiệu quả.
1.3.2.2. Bối cảnh hội nhập quốc tế
Trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng; tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư; những điều kiện phát triển mới của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đặt Cơng đồn Việt Nam trước những thách thức, khó khăn cần vượt qua. Trong đó có việc Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP), theo đó, trong tương lai, người lao động có quyền tự do thành lập hoặc gia nhập tổ chức mà họ lựa chọn làm đại diện. Trong khi đó, một bộ phận cán bộ cơng đồn hiện nay cịn nặng tư tưởng bao cấp, trình độ non yếu, trì trệ, bảo thủ không phù hợp với kinh tế thị trường và sự phát triển khoa học công nghệ. Hạn chế của công tác cán bộ sẽ là những thách thức khi cuộc cạnh tranh đến gần, tự người lao động lựa chọn người lãnh đạo cơng đồn của mình. Vì vậy, tổ chức cơng đồn trong tình hình mới rất cần những cán bộ bản lĩnh, trình độ, uy tín tham gia lãnh đạo cơng đoàn, nhất là ở cơ sở.
Tổ chức cơng đồn Việt Nam hiện có nhiều ưu thế nhưng cũng có nhiều bất cập về mơ hình tổ chức; hoạt động mang tính hành chính, tổ chức phong trào thuần túy, bề nổi, chậm thích ứng với tình hình mới. CĐCS có q nhiều nhiệm vụ; ngoài việc triển khai nghị quyết, kế hoạch của cấp trên, còn phải tổ chức những hoạt động của địa phương, doanh nghiệp, trong đó khá
nhiều việc khơng nằm trong chức năng nhiệm vụ của cơng đồn. Thực tế, phần lớn CĐCS chỉ tập trung vào các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan, hiếu hỷ, phong trào bề nổi, các hoạt động chính trị theo chỉ đạo của cấp trên. Trong khi vận hành kinh tế thị trường, quan hệ lao động phức tạp rất cần cơng đồn đại diện bảo vệ người lao động trong lĩnh vực luật pháp, giải quyết tranh chấp, thương lượng, hòa giải... Khi tổ chức đại diện khác của người lao động được thành lập chỉ tập trung vào mục đích, nhiệm vụ chính là đại diện bảo vệ người lao động thì dễ lơi cuốn người lao động. Nếu không đổi mới nội dung phương thức hoạt động cơng đồn ở cơ sở, Cơng đồn Việt Nam sẽ không được người lao động tham gia, ủng hộ ngay từ cấp cơ sở.
Vì vậy, những thách thức về rào cản thương mại và lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay tác động rất lớn đến vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơng đồn.