Với chủ đề chính trị đã được chỉ định ra, việc cần thực hiện là gán nhãn dữ liệu cho quan điểm của chủ đề chính trị:
- Quan điểm được gán nhãn Tích cực khi:
+ Nội dung thể hiện cái nhìn, cảm xúc tích cực của người bình luận về một vấn đề. Những cảm xúc, sắc thái tích cực bao gồm sự hàm ẩn về sự yêu thương, tình cảm tốt đẹp, sự bổ ích, sự đồng thuận…
+ Nội dung thể hiện quan điểm của người bình luận khi so sánh với nhiều đối tượng, phạm trù khác và kết quả cao hơn ở khía cạnh tích cực.
- Quan điểm được gán nhãn Tiêu cực khi:
+ Nội dung thể hiện cái nhìn, cảm xúc tiêu cực của người bình luận về một vấn đề, những sắc thái tiêu cực thường bao gồm sự hàm ý về sự thù ghét, thù địch, bất công bằng, bất mãn, sự giã dối, phủ định chê bai v.v…
+ Nội dung thường xuất hiện các từ mang sắc thái, cảm xúc tích cực nhưng lại đi kèm với một từ phủ định như: không, chẳng, không có, không thể v.v…thường để thể hiện sự đối lập.
- Quan điểm được gán nhãn Trung lập khi:
Nội dung không thể hiện cái nhìn, cảm xúc của người bình luận về một nội dung, bình luận không thể hiện quan điểm hoặc không liên quan đến chủ đề.
Ví dụ 1: chủ đề chính trị về phát biểu của Thủ tướng về “Chống suy thoái như chống giặc”
Bình luận Tích cực 1: “Chính xác. Giờ thấy suy thoái nhiều quá.”
Bình luận Tích cực 2: “Chống lợi ích nhóm triệt để.. hết suy thoái mọi cái..”
Bình luận Tích cực 3: “Cả nước chung tay cùng chính phủ Việt Nam phát triển kinh tế mở rộng quan hệ quốc tế”.
Bình luận Tiêu cực 1: “Việc này rất mâu thuẫn và nghiên cứu thực tế mà
nhanh nhẹn hơn”
Ví dụ 2: chủ đề chính trị về tình hình phòng chống dịch Covid 19: “tình
hình covid 19 đến ngày thứ 67 không còn cá mắc mới trong cộng đồng, Chính phủ xem xét mở lại đường bay thương mại, nhưng không được chủ quan”
Bình luận Tích cực 1: “Chúng cháu rất mong chính phủ sớm mở đường
bay thương mại ạ!”
Bình luận Tích cực 2: “Chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước ta đi , chúng ta
đã chiến thắng covid”
Bình luận Tiêu cực 1: “Việc này rất mâu thuẫn”
Bình luận mang tính Trung lập: “Chúc bạn một ngày bình an”