5. Kết cấu của luận văn
2.3. Kết quả khảo sát chất lượng đội ngũ công chức, viên chức huyện Chợ Gạo
2.3.1. Thống kê, mô tả mẫu điều tra
Trong 150 phiếu khảo sát được gởi đến các đơn vị quản lý Nhà nước và các đơn vị Sự nghiệp của Nhà nước trên địa bàn huyện Chợ Gạo có 04 phiếu trả lời không hợp lệ, đã bị loại và còn lại 146 phiếu khảo sát được gởi lại đạt yêu cầu, chiếm tỷ lệ 97,33% tổng số phiếu khảo sát phát ra. Kết quả thu thập được như sau:
Bảng 2.16: Thông tin cá nhân đối tượng tham gia khảo sát
Đvt: Người
Số TT Chỉ tiêu nghiên cứu Số quan sát Tỷ lệ (%) 1 Giới tính 146 100,00
Nam 88 60.3
Nữ 58 39.7
2 Thâm niên công tác 146 100,00
Dưới 5 năm 18 12.3 Từ 5 đến dưới 10 năm 66 45.2 Từ 10 đến dưới 15 năm 34 23.3 Từ 15 năm trở lên 28 19.2 3 Trình độ chuyên môn 146 100,00 Trung cấp 20 13.7 Cao đẳng 46 31.5 Đại học 77 52.7 Sau đại học 3 2.1 4 Thu nhập 146 100,00 Dưới 5 triệu đồng 46 31.5 Từ 5 đến dưới 10 triệu đồng 62 42.5 Từ 10 đến dưới 15 triệu đồng 28 19.2 Từ 15 triệu đồng trở lên 10 6.8
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)
Kết quả thu thập thông tin cá nhân từ khảo sát cho thấy:
Giới tính:
Kết quả thống kê giới tính của mẫu nghiên cứu cho thấy trong 146 người tham gia trả lời phỏng vấn có 88 nam công chức, viên chức và 58 nữ công chức, viên chức tương ứng với 47,5% và 52,5%.
Kết quả này phản ảnh khá chính xác về thực trạng giới tính công chức, viên chức hiện nay. Nhìn chung thì ở bất kỳ địa phương nào thì tỷ lệ nam giới tham gia các cơ quan hành chính đều cao hơn nữ giới.
Thâm niên công tác:
Qua bảng thống kê trên cho thấy thâm niên công tác của công chức, viên chức huyện Chợ Gạo từ 5 đến dưới 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất, tương ứng 45,2%. Kế tiếp công chức, viên chức có thâm niên công tác từ 10 đến dưới 15 năm, chiếm 23,3%. Kết quả thống kê cho thấy phần lớn thâm niên công tác của công chức, viên chức huyện Chợ Gạo là khá lâu nên họ có nhiều kinh nghiệm trong công việc và đang ở độ chín cho công việc. Đây là một lợi thế lớn huyện Chợ Gạo cần khai thác và phát huy tối đa.
Trình độ chuyên môn:
Trình độ chuyên môn của công chức, viên chức huyện Chợ Gạo tham gia trả lời khảo sát chủ yếu có trình độ đại học, chiếm 52,7%. Kế đến công chức, viên chức có trình độ chuyên môn cao đẳng và trung cấp lần lượt là 31,5% và 13,7%. Kết quả này hàm ý cho thấy gần một nữa số lượng công chức viên chức chưa có bằng đại học. Đây là một thách thức rất lớn cho huyện Chợ Gạo trong thời gian tới nếu muốn nâng cấp trình độ chuyên môn đội ngũ công chức, viên chức huyện nhà.
Thu nhập
Lương công chức, viên chức hiện nay thấp, không đủ sống. Đó là hiện trạng chung của cả nước, không riêng gì huyện Chợ Gạo. Nguyên nhân thì nhiều, nhưng nguyên nhân cơ bản là do bộ máy quá lớn. Vì vậy, yêu cầu phải cải cách bộ máy Nhà nước thì mới có thể tăng thu nhập công chức, viên chức.
Tuy vậy, hiện nay càng cải cách, tinh giảm bộ máy thì càng thấy phình thêm. Kết quả thống kê thu nhập của công chức, viên chức huyện Chợ Gạo là khá
thấp và không đồng đều. Nhóm công chức, viên chức có thu nhập từ 5 đến dưới 10 triệu đồng/01 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất, 42,5%. Tuy nhiên, nhóm công chức, viên chức có thu nhập dưới 5 triệu đồng/01 tháng cũng chiếm tỷ lệ khá cao 31,5%. Đây thật sự là một áp lực rất lớn dành cho huyện Chợ Gạo trước bài toán thu hút người trẻ, người tài cống hiến năng lực phát triển huyện nhà.
2.3.2. Mã hóa biến quan sát
Bảng 2.17: Mã hóa các biến quan sát
Nội dung Mã hóa Phẩm chất chính trị PCCT
Hiểu biết rõ và tin tưởng vào mục đích, lý tưởng, đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng PCCT1
Trung thành, vững vàng, kiên định về lập trường, tư tưởng chính trị PCCT2 Gương mẫu trong công tác, lao động, học tập, sinh hoạt; đi đầu trong
thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước
PCCT3
Tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đúng đường lối,
chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước PCCT4
Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực về chính trị PCCT5 Tham gia đấu tranh, chống quan liêu, tham nhũng, chủ nghĩa cơ hội PCCT6
Đạo đức, lối sống DDLS
Hiểu biết về các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, các
giá trị, chuẩn mực đạo đức. DDLS1
Thực hiện nghiêm các quy định về đạo đức trong hoạt động công vụ DDLS2
Tích cực rèn luyện, tu dưỡng, giữ gìn đạo đức, lối sống cá nhân DDLS3 Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh DDLS4
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ CMNV
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ CMNV1
Kiến thức về quản lý Nhà nước, quản lý ngành CMNV2
Khả năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn CMNV3
Ý thức học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, lý
luận chính trị CMNV4
Khả năng nhận thức, nắm bắt các quy định của pháp luật về chuyên
môn nghiệp vụ được giao CMNV5
Kỹ năng giải quyết vấn đề, am hiểu thực tiễn, kinh tế - xã hội về lĩnh
vực được giao CMNV6
Tác phong, lề lối làm việc TPLL
Trách nhiệm với công việc TPLL1
Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt trong thực hiện
nhiệm vụ TPLL2
Làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc TPLL3
Hợp tác, hướng dẫn, giúp đỡ đồng nghiệp TPLL4
Môi trường và điều kiện công tác MTDK
Cơ sở, phương tiện vật chất tốt, đầy đủ MTDK1
Chế độ về tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt,
bổ nhiệm đúng theo quan điểm của Đảng, Nhà nước và pháp luật MTDK2 Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức
phải được quan tâm hàng đầu MTDK3
Mối quan hệ tốt giữa lãnh đạo và nhân viên MTDK4
Tập thể hòa đồng, đoàn kết MTDK5
Sức khoẻ, độ tuổi SKDT
Cơ thể khoẻ mạnh, cường tráng SKDT1
Tinh thần sảng khoái, minh mẫn SKDT2
Tuổi đời thích hợp với chức trách, vai trò, nhiệm vụ hiện tại đang đảm
nhận SKDT3
Độ tuổi bảo đảm khả năng phát huy được lâu dài SKDT4
Chất lượng đội ngũ công chức, viên chức huyện Chợ Gạo đạt yêu cầu
so với thực tiễn công việc CL
2.3.3. Mức độ đồng ý đối với các biến quan sát
2.3.3.1. Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng
Bảng khảo sát thu thập thông tin dùng thang đo Likert 5 lựa chọn nên giá trị trung bình của thang đo được tính và có ý nghĩa như sau:
Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum) / n = (5 -1) / 5
= 0.8
Bảng 2.18: Ý nghĩa các mức trung bình Mức trung bình Ý nghĩa
1.00 - 1.80 Rất không đồng ý/ Rất không hài lòng 1.81 - 2.60 Không đồng ý/ Không hài lòng
2.61 - 3.40 Không ý kiến/Phân vân
3.41 - 4.20 Đồng ý/Hài lòng
4.21 - 5.00 Hoàn toàn đồng ý/Hoàn toàn hài lòng
2.3.3.2. Mức độ trung bình cảm nhận của công chức, vên chức
Kết quả thu thập từ khảo sát cho thấy mức độ đồng ý của 146 công chức, viên chức như sau:
Bảng 2.19: Trung bình cảm nhận đối với các biến quan sát Biến quan sát N Trung bình Độ lệch chuẩn
CMNV1 146 4.39 .874 CMNV2 146 4.03 .982 CMNV3 146 4.03 1.023 CMNV4 146 4.10 .964 CMNV5 146 3.71 .879 CMNV6 146 4.38 .856 SKDT1 146 3.88 1.073 SKDT2 146 3.81 1.085 SKDT3 146 3.96 1.043 SKDT4 146 3.99 .932 MTDK1 146 3.92 1.108 MTDK2 146 3.99 1.003 MTDK3 146 3.88 1.056 MTDK4 146 4.04 .968 MTDK5 146 4.16 .876 PCCT1 146 3.97 1.063
Biến quan sát N Trung bình Độ lệch chuẩn PCCT2 146 4.10 1.035 PCCT3 146 4.04 1.036 PCCT4 146 4.08 .972 PCCT5 146 4.01 1.017 PCCT6 146 4.04 .989 DDLS1 146 3.88 1.050 DDLS2 146 3.95 .995 DDLS3 146 3.84 1.061 DDLS4 146 4.08 .951 TPLL1 146 4.41 .711 TPLL2 146 4.30 .718 TPLL3 146 4.36 .742 TPLL4 146 4.29 .733
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)
Qua bảng trên cho thấy mức độ đồng ý của công chức, viên chức huyện Chợ Gạo đối với các biến quan sát có giá trị từ 3,71 đến 4,41 tương ứng với mức từ đồng ý đến mức hoàn toàn đồng ý. Điều này cho thấy các biến quan sát có ý nghĩa trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức. Tuy nhiên, mức độ cảm nhận nhìn chung chỉ ở mức khá điều này cho thấy công tác nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của huyện còn còn nhiều điều phải làm tốt hơn, quyết liệt hơn trong tương lai.
2.3.4. Kiểm định tính phù hợp của thang đo
Thang đo lường các biến quan sát được sử dụng trong nghiên cứu này như đã giới thiệu là thang chia độ Likert gồm có 5 mức độ để người được phỏng vấn tự lựa chọn và biểu thị ý kiến của mình, các mức được thể hiện từ 1 nghĩa là “Hoàn toàn không đồng ý” đến 5 nghĩa là “Hoàn toàn đồng ý”. Thang đo lường các biến quan sát đều được đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thông qua phần mềm thống kê SPSS version 20.0. Hệ số này được phát hiện năm 1951,
dùng để đo lường độ tin cậy của thang đo theo phương pháp nhất quán nội tại. Hệ số Cronbach’s Alpha được tính theo công thức sau:
Với:
k là số biến quan sát trong thang đo; i là phương sai của biến quan sát thứ i, r2 là phương sai của tổng thang đo.
Để nghiên cứu có được độ tin cậy của thang đo cao, các hệ số thu được cần bảo đảm 03 tiêu chí sau [14]:
Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,7 trở lên;
Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại (Nunnaly 1994);
Các biến quan sát có hệ số Alpha nếu bỏ đi mục hỏi (Alpha if Item Deleted), hệ số Cronbach’s Alpha sẽ bị loại (Hoàng Trọng 2005).
Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,8 đến gần 1 thì thang đo lường tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally 1978, Peterson 1994, Slater 1995, Hoàng Trọng 2005).
Kết quả kiểm định thang đo như sau:
Bảng 2.20: Thang đo các nhân tố tác động đến chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại UBND huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang
Nhóm nhân tố Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu biến bị loại Phẩm chất chính trị (PCCT) – Hệ sốAlpha = 0.977 PCCT1 .863 .979 PCCT2 .900 .974 PCCT3 .947 .970 PCCT4 .940 .971 PCCT5 .949 .970 PCCT6 .953 .969
Đạo đức, lối sống (DDLS) - Hệ sốAlpha = 0.932
DDLS1 .859 .907
DDLS2 .911 .888
DDLS3 .828 .916
DDLS4 .773 .935
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (CMNV) - Hệ sốAlpha = 0.898
CMNV1 .669 .889 CMNV2 .744 .877 CMNV3 .712 .883 CMNV4 .731 .879 CMNV5 .737 .880 CMNV6 .766 .874
Tác phong, lề lối làm việc (TPLL) - Hệ sốAlpha = 0.844
TPLL1 .447 .889
TPLL2 .786 .756
TPLL3 .712 .789
TPLL4 .797 .748
Môi trường và điều kiện công tác (MTDK) - Hệ sốAlpha = 0.889
MTDK1 .760 .858
MTDK2 .762 .857
MTDK3 .639 .885
MTDK4 .717 .868
MTDK5 .773 .855
Sức khoẻ, độ tuổi (SKDT) - Hệ sốAlpha = 0.866
(Kết quả kiểm định lần 2 sau khi loại biến quan sát SKDT4)
SKDT1 .882 .680
SKDT2 .669 .878
SKDT3 .702 .858
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)
Trong quá trình kiểm định thang đo lường, biến quan sát SKDT4 có hệ số tương quan biến tổng là 0,465 < 0,5 nên biết quan sát SKDT4 đã bị loại.
Sau khi loại biến quan sát SKDT4, kết quả kiểm định được trình bày như bảng trên cho thấy hệ số Cronbranch’s Alpha bằng từ 0,844 đến 0,977 là khá cao. Do đó thang đo lường các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu đạt yêu cầu và có thể sử dụng.
Các chỉ số trong cột Corrected Item - Total Correlation (hệ số tương quan biến tổng) đều có giá trị từ 0,639 trở lên cho thấy các biến quan sát có ý nghĩa nên tất cả các mục hỏi đều có thể được sử dụng để nghiên cứu, không có biến quan sát nào bị loại. Có thể kết luận được được rằng các đánh giá của các đối tượng trên là đầy đủ, đáng tin cậy để sử dụng cho nghiên cứu.
2.3.5. Phân tích các nhân tố tác động đến chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tại UBND huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang chức tại UBND huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang
Kết quả xử lý số liệu đã xác định được mô hình nghiên cứu gồm 06 nhóm nhân tố với 28 biến quan sát đo lường.
Hệ số KMO = 0,811 > 0,5 và Sig = 0,00 chứng tỏ giả thuyết H0 “Các biến không có tương quan với nhau” bị bác bỏ. Do đó, việc phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) là phương pháp phù hợp. Sử dụng kết quả tổng phương sai giải thích được (Total Variance Explained) theo tiêu chuẩn giá trị Eigenvalues > 1, kết quả cho thấy các nhóm nhân tố vẫn giữ nguyên (không tách thành nhóm mới) và với 06 nhóm nhân tố được trích ra có thể giải thích đến 77.442% sự biến thiên của dữ liệu.
Kết quả phân tích nhân tố được trình bày trong các bảng sau:
Bảng 2.21: Hệ số KMO và Kiểm định Bartlett
Hệ số KMO 0.811 Kiểm định Bartlett Chi bình phương xấp xỉ 3796.738 Df 378 Sig. .000
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)
Bảng 2.22: Phân tích các nhóm nhân tố tác động đến chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tại UBND huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang
Biến quan sát Nhóm 1 2 3 4 5 6 PCCT6 .968 PCCT5 .965 PCCT3 .963 PCCT4 .958 PCCT2 .929 PCCT1 .902 CMNV2 .843 CMNV4 .820 CMNV6 .819 CMNV5 .793 CMNV3 .788 CMNV1 .748 MTDK1 .848 MTDK5 .846 MTDK2 .846 MTDK4 .827 MTDK3 .738 DDLS2 .909 DDLS3 .882 DDLS1 .839 DDLS4 .838 TPLL4 .913 TPLL2 .903 TPLL3 .814 TPLL1 .595 SKDT1 .879 SKDT3 .870 SKDT2 .721
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra với SPSS)
Nhóm nhân tố: Phẩm chất chính trị (PCCT)
Nhóm nhân tố Phẩm chất chính trị có giá trị Eigenvalues lớn nhất, bằng 6.352. Nhóm nhân tố này bao gồm các vấn đề như sau: Hiểu biết rõ và tin tưởng vào mục đích, lý tưởng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; Trung thành, vững vàng, kiên định về lập trường, tư tưởng chính trị; Gương mẫu trong công tác, lao động, học tập, sinh hoạt; đi đầu trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; Kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực về chính trị; Tham gia đấu tranh, chống quan liêu, tham nhũng, chủ nghĩa cơ hội. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đạt giá trị từ 0.902 trở lên (> 0,5). Do đó, các biến quan sát của nhóm nhân tố này đồng nhất và đều đạt chuẩn của thang đo lường.
Nhóm nhân tố: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (CMNV)
Nhóm nhân tố Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ có giá trị Eigenvalues lớn thứ nhì, bằng 5.331. Nhân tố này bao gồm các vấn đề như sau: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ; Kiến thức về quản lý Nhà nước, quản lý ngành; Khả năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn; Ý thức học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị; Khả năng nhận thức, nắm bắt các quy định của pháp luật về chuyên môn nghiệp vụ được giao; Kỹ năng giải quyết vấn