Tổng quan về các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị min (Trang 27 - 30)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.2. Tổng quan về các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp và doanh nghiệp ngoài quốc doanh

1.2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp

Theo mục 7 điều 1 chương 1 Luật doanh nghiệp 2014: “Doanh nghiệp (DN)

là một tổ chức kinh tế, có tài sản và tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được cấp

giấy đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động

kinh doanh trên trị trường”. [14]

Quá trình kinh doanh thực hiện một cách liên tục, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích để sinh lợi. Như vậy, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế vị lợi, mặc dù thực tế một số tổ chức doanh nghiệp có các hoạt động khơng hồn tồn nhằm mục tiêu lợi nhuận.

1.2.1.2. Khái niệm Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là toàn bộ các đơn vị sản xuất kinh doanh của tư nhân đứng ra thành lập, đầu tư kinh doanh và tổ chức quản lý.

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (NQD) có thể hiểu là DN khơng có vốn đầu tư của Nhà nước. Tuy khơng có vốn của Nhà nước, nhưng những DN này phải hoạt

động trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam (hoặc nước khác nếu doanh nghiệp đó lập chi nhánh ở nước ngoài).

Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm: - Doanh nghiệp tư nhân

- Các công ty: + Công ty cổ phần

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn:

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

+ Cơng ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên + Công ty hợp doanh

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi: + Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài + Doanh nghiệp liên doanh

+ Doanh nghiệp tập thể + Doanh nghiệp đồn thể

1.2.2. Đặc điểm và vai trị của doanh nghiệp ngoài quốc doanh

1.2.2.1. Đặc điểm của doanh nghiệp ngồi quốc doanh

- Thứ nhất, vốn ít, số lượng cơ sở nhiều, nằm rải rác, phân tán ở tất cả các

địa phương trong cả nước. Doanh nghiệp ngồi quốc doanh nhìn chung có quy mơ

nhỏ và vừa, với mức độ đầu tư không lớn nhưng có tính năng động, nhạy bén, có thể lan tỏa vào mọi vùng miền, dễ dàng thích nghi với mọi biến động của nền kinh tế thị trường, dễ điều chỉnh mặt hàng, ngành nghề sản xuất kinh doanh. Đây là khu vực kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất.

- Thứ hai, sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, do tư nhân quản lý và phân

phối lợi nhuận. Về sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà nước thì tồn bộ vốn và tài sản thuộc 100% sở hữu Nhà nước, còn đối với doanh nghiệp NQD thì thì vốn, tài sản chủ yếu thuộc sở hữu tư nhân và một phần của Nhà nước. Chủ DN NQD chịu trách

nhiệm toàn bộ về hoạt động sản xuất kinh doanh và phương thức phân phối lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

- Thứ ba, có tính tư hữu cao, trình độ phổ biến thấp, cho nên hiểu biết về luật

cũng như ý thức chấp hành pháp luật chưa cao. Về trình độ văn hóa, trình độ quản lý, chun mơn nghiệp vụ của chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh phần lớn chưa cao, chưa được đào tạo chính quy, chủ yếu do tự phát hoặc kinh nghiệm. Vì vậy, nhìn chung, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp NQD không cao, thường hoạt động ở các lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thương mại hoặc sản xuất nhỏ lẻ. Hơn nữa, đối với nhóm doanh nghiệp này, hiểu biết về pháp luật, chính sách đặc biệt chính sách thuế cịn hạn chế, có tâm lý chây ì, trốn tránh nghĩa vụ thuế.

- Thứ tư, số thu hàng năm chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng số thu ngân

sách. Số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh tương đối lớn. Số lượng doanh nghiệp NQD chiếm tỷ trọng lớn, hoạt động sản xuất, kinh doanh ở tất cả mọi lĩnh vực của nền kinh tế, từ sản xuất, gia công, chế biến, xây dựng, vận tải đến các loại hình thương mại, dịch vụ và được trải rộng trên khắp các địa bàn trong cả nước. [5]

1.2.2.2. Vai trị của doanh nghiệp ngồi quốc doanh

Sự phát triển của các DN NQD đã và đang tiếp tục có những đóng góp tích cực và vơ cùng quan trọng cần thiết sự nghiệp phát triển đất nước, cụ thể:

- Số lượng doanh nghiệp lớn, luôn chiếm tỷ trọng trên 80% tổng số doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ngồi quốc doanh có xu thế phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường. Hoạt động rộng khắp trong mọi lĩnh vực sản suất kinh doanh, phát triển rộng khắp trên mọi địa bàn góp phần quan trọng để tạo ra thành tựu tăng trưởng kinh tế chung, đổi mới bộ mặt kinh tế xã hội, tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ cho xã hội và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tạo ra được một khối lượng lớn công việc cho xã hội, thu hút và giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động nhất là lực lượng lao động phổ thơng. Góp phần nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân, đảm bảo giữ gìn ổn định kinh tế - xã hội - an ninh - quốc phịng. Thơng qua đó giúp

giải phóng sức lao động và huy động tối đa các nguồn lực trong dân cư vào công cuộc phát triển kinh tế.

- Doanh nghiệp ngồi quốc doanh thường là có quy mơ nhỏ và vừa, nguồn vốn đầu tư còn nhiều hạn chế do vậy nhu cầu về vốn rất cao. Đây là nguồn động lực thúc đẩy thị trường tài chính, ngân hàng phát triển nhằm thu hút được mọi nguồn lực tài chính nhàn rỗi trong nhân dân.

- Bên cạnh những ưu điểm thì doanh nghiệp ngồi quốc doanh còn bộc lộ những đặc điểm hạn chế sau: Trình độ, nhận thức của nhiều doanh nghiệp còn bất cập dẫn đến việc chấp hành các quy định của pháp luật còn chưa nghiêm như: Gian lận thương mại, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, hạch toán, kê khai thuế còn sai, thiếu hoặc trốn thuế. Phần lớn các doanh nghiệp ngồi quốc doanh có quy mơ nhỏ và vừa do vậy còn chịu ảnh hưởng rất lớn của biến động thị trường nhiều khi không làm chủ được kế hoạch sản xuất kinh doanh. [7]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị min (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)