Nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 37 - 39)

Có thể thấy rằng, có những yếu tố thể hiện đặc điểm của đối tượng khách hàng cá nhân có ảnh hưởng tới khảnăng trả nợ của khách hàng, điều này đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nhắc đến. Vì thế, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu đểxem xét các đặc điểm cá nhân này ảnh hưởng như thế nào tới mức độ

rủi ro tín dụng của khách hàng Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu. Để có thể phân tích được mô hình này, việc khảo sát

khách hàng được thực hiện, trong đó, thu thập các thông tin về đặc điểm khách hàng, và thu nhận thông tin về tình trạng tín dụng của khách hàng. Qua đó, phân

tích số liệu có liên quan để tìm ra mức độ ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân đối với mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng tại Chi nhánh.

3.2.2.1 Quy mô mẫu

Trường hợp lý tưởng nhất là thực hiện nghiên cứu này trên tất cả các khách hàng cá nhân có quan hệ tín dụng với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu. Tuy nhiên, do hạn chế về chi phí, thời gian cũng như

sự dễ dàng, sự thuận tiện nên nghiên cứu này sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện.

Theo nghiên cứu của Allergol IM &Munopathol (2011), kích thước mẫu tối thiểu trong mô hình hồi quy Binary Logistic là (10*(k+1) quan sát, với k là số biến

độc lập trong mô hình. Mô hình đang nghiên cứu của đề tài có 10 biến độc lập thì cỡ mẫu tối thiểu phải là 110 quan sát.

Theo nghiên cứu của Hair và cộng sự (2006), để xác định kích thước mẫu cho nghiên cứu, yêu cầu tối thiểu quy mô mẫu phải có ít nhất 5 lần mỗi biến. Tổng biến

trong đề tài có 10 biến quan sát, tương đương với kích thước mẫu tối thiểu bằng 5* 10 = 50 quan sát.

Một sốtrường hợp khác khi lựa chọn mẫu nghiên cứu lại dựa trên tổng thể của quy mô mẫu nghiên cứu. Để xác định cỡ mẫu, nhóm nghiên cứu sử dụng công thức

27

của Slovin (1984; trích dẫn bởi Võ Thị Thanh Lộc, 2010), lựa chọn mẫu theo

phương pháp này cũng được nhiều tác giả sử dụng trong các nghiên cứu hiện nay.

Dưới đây là công thức tổng quát của Slovin: n = N/ (1 + Ne2)

Trong đó: N là tổng thể

e là sai số.

n là cỡ mẫu.

Trong nghiên cứu này, tác giảước lượng độ tin cậy là 95%, mức sai số là e = 5%. Tổng số khách hàng cá nhân có quan hệ tín dụng với Ngân hàng TMCP Công

thương Việt Nam - Chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu đến hời điểm cuối năm 2018 là

4.086 khách hàng. Áp dụng công thức củ Slovia thì cỡ mẫu cần chọn là:

n = 4.086/ (1 + 4.086*0.052)= 364,33. Làm tròn số thì cỡ mẫu tối thiểu cần đạt

đến là 364 mẫu.

Việc lựa chọn mẫu nghiên cứu là khá thuận tiện, bằng hình thức phát phiếu khảo sát trực tiếp các khách hàng và thông qua email, trong đó, danh sách email của

các khách hàng được lấy trên hồsơ theo dõi nợ của Chi nhánh. Việc khảo sát bằng email phần nào giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho công việc khảo sát, chính vì thế, tác giả có thể bổ sung thêm sốlượng phiếu khảo sát, nhằm tăng thêm độ tin cậy cho nghiên cứu mà không ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện luận văn, vì vậy tác giả

tiến hành thực hiện với quy mô mẫu lớn hơn mức 364 mẫu, số mẫu khảo sát thực tế

là 400 khách hàng, và danh sách email của 450 khách hàng được chọn bằng phương

pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, thuận tiện. Thời gian thực hiện khảo sát từ ngày

01/06/2018 đến ngày 30/12/2018, trong đó, có ba lần tác giả gửi lại email cho các khách hàng không phản hồi trong lần khảo sát trước đó, thời gian giữa các lần gửi email nhắc lại là 04 ngày tính cả ngày nghỉ. Với việc được Ban Giám đốc Chi nhánh tạo điều kiện thực hiện nghiên cứu, email được sử dụng để gửi thư cho khách

hàng là email hệ thống của Chi nhánh, để làm tăng tính tin cậy, cũng như mức độ

28

400 phiếu, trong quá trình nhập số liệu, có 18 phiếu bị thiếu nội dung, do đó, tổng số phiếu hợp lệ là 382 phiếu.

3.2.2.2 Dữ liệu nghiên cứu

Sử dụng bảng khảo sát thiết kế sẵn, bao gồm các câu hỏi đóng, mở, cả định

tính và định lượng.

- Dữ liệu thứ cấp: báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Vietinbank chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu, giai đoạn 2015 – 2018;.

- Dữ liệu sơ cấp: được thu thập bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên 400

khách hàng cá nhân đã và đang vay vốn tại Vietinbank chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu để điều tra về rủi ro tín dụng cá nhân. Bên cạnh đó, đề tài tiến hành phỏng vấn một số cán bộ phòng chuyên môn để thu thập ý kiến của những người có kinh nghiệm trong công tác quản lý nhằm đưa ra các kết luận một cách xác đáng, có căn cứ khoa học nhằm đề xuất giải pháp có khảnăng ứng dụng vào thực tiễn ngân hàng.

Dựa vào phiếu thu thập thông tin để đánh giá thực trạng đặc điểm cá nhân tác động như thế nào đến rủi ro tín dụng cá nhân tại Vietinbank chi nhánh Bà Rịa Vũng

Tàu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)