Giai đoạn bệnh lúc chẩn đoán ban đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả phác đồ gemcitabine carboplatin trong ung thư buồng trứng tái phát nhạy cảm platinum tại bệnh viện k (Trang 86 - 88)

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phần lớn bệnh nhân được chẩn đoán ban đầu ở giai đoạn III, chiếm 70,8% và giai đoạn II 16,7%.

Trong nghiên cứu của Dương Vũ Hùng (2015) có 61,4% bệnh nhân được chẩn đoán ban đầu thuộc giai đoạn III, 19,3% giai đoạn II [59]. Trần Bá

Khuyến (2013) nhận thấy bệnh nhân được chẩn đoán ban đầu ở giai đoạn III chiếm 59,6%, giai đoạn II có tỷ lệ 21,2% [56]. Nghiên cứu của Mai Thị Kim Ngân (2015) cho thấy tỷ lệ giai đoạn III 70,2%, II 8,8% [57].

Nghiên cứu của Kose M.S. và cộng sự (2005) cho thấy tỷ lệ giai đoạn II 7,5%, giai đoạn III 87,5%, giai đoạn IV 5% [60]. Nghiên cứu của Sufliarsky J. và cộng sự (2008) ghi nhận tỷ lệ giai đoạn II 7,7%, III 69,8% [41]. Trong nghiên cứu của Flisterer J. (2006), tỷ lệ bệnh nhân giai đoạn I-II là 21,4%, giai đoạn III- IV 78,6% [38].

Như vậy, kết quả của chúng tôi tương tự với các nghiên cứu trong và ngoài nước. Buồng trứng là một cơ quan nằm sâu trong tiểu khung, nên khi có khối u, các triệu chứng mơ hồ, không đặc hiệu dễ nhầm với nhiều bệnh lý nội khoa khác. Do đó, việc chẩn đoán, phát hiện sớm UTBT còn gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các bệnh nhân được chẩn đoán khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, số bệnh nhân được chẩn đoán khi bệnh đã lan tràn ổ bụng hoặc di căn xa đến các cơ quan khác trong cơ thể như gan, phổi, lách,... chiếm tỷ lệ cao. Mặc dù đáp ứng hoàn toàn với điều trị ban đầu, đa số bệnh nhân sẽ tái phát và cần điều trị tiếp.

4.1.3. Đặc điểm mô bệnh học

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ UTBM tuyến thanh dịch chiếm tỷ lệ cao nhất 72,9%, UTBM thể nhầy chiếm 8,3%, UTBM dạng nội mạc tử cung chiếm 12,5%, ngoài ra 6,3% thể khác (UTBM không biệt hóa, UTBM hỗn hợp, u tế bào chuyển tiếp).

Tác giả Nguyễn Đình Tạo (2012) nghiên cứu 60 bệnh nhân UTBM tuyến tái phát thấy UTBM tuyến thanh dịch chiếm tỷ lệ 55%, UTBM thể nhầy chiếm 23,4%, các thể khác 21,6% [55]. Tác giả Trần Bá Khuyến (2013) nghiên cứu trên 52 BN UTBMBT tái phát trong đó UTBM tuyến thanh dịch gặp tỷ lệ

cao nhất chiếm 59,6% tiếp đến là UTBM thể nhầy chiếm 25%, các thể khác là 15,4% [56]. Trong nghiên cứu của Dương Vũ Hùng UTBM tuyến thanh dịch chiếm tỷ lệ cao nhất 59,6%, UTBM thể nhầy chiếm 14%, UTBM dạng nội mạc tử cung chiếm 7%, các thể khác chiếm 19,4% [59]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Tâm ghi nhận tỷ lệ UTBM tuyến thanh dịch 72,7%, UTBM thể nhầy 6,1%, dạng nội mạc tử cung 12,1% [58]. Kết quả của chúng tôi tương đương với các nghiên cứu trong nước của các tác giả trên và cũng phù hợp với đặc điểm mô bệnh học của UTBMBT, phần lớn là UTBM tuyến thanh dịch.

Các nghiên cứu nước ngoài cũng cho kết quả tương tự: Nghiên cứu của Papadimitriou C.A. và CS (2004) cho thấy tỷ lệ UTBM tuyến thanh dịch 70%, thể nội mạc tử cung 7%, thể nhầy 5% [61]. Nghiên cứu của Sufliarsky J. và CS (2008) ghi nhận tỷ lệ UTBM tuyến thanh dịch 77,2%, UTBM thể nhầy 1,9%, dạng nội mạc tử cung 11,3%, UTBM không biệt hóa 5,7% [41].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả phác đồ gemcitabine carboplatin trong ung thư buồng trứng tái phát nhạy cảm platinum tại bệnh viện k (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)