PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II : NỘI DUNG NGIÊN CỨ U
1.2. Cơ sở lý luận về huy động vốn trong xây dựng Nông thôn mới
1.2.4.1. Nhân tố bên trong
- Sự ảnh hưởng đến đời sống của người dân ở địa phương: Chương trình nông thôn mới đã và đang có kết quả tích cực đến mọi mặt đời sống của người dân nông thôn từ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, văn hóa, y tế, giáo dục. Người dân được áp
dụng khoa học kĩ thuật vào trồng trọt chăn nuôi. Đời sống người dân cũng được nâng
cao cả về vật chất lẫn tinh thần, bộ mặt làng xã đã thay đổi rõ rệt, cảnh quan môi trường được đảm bảo hơn. Nó làm thay đổi hầu hết bộ mặt đời sống dân cư, đưa chất lượng sống của người dân ngày càng cải thiện. Tạo điều kiện và phát huy tối đa tiềm năng vốn có của địa phương. Mức độ ảnh hưởng này sẽ quyết định đến sự tham gia đóng góp của người dân trong chương trình xây dựng NTM ở từng địa phương.
- Mức đóng góp phù hợp với thu nhập: Muốn huy động nguồn vốn từ cộng
đồng dân cư một cách hợp lý và tương xứng với điều kiện kinh tếđịa phương thì yếu tố
thu nhập của hộ gia đình được quan tâm hàng đầu. Chính mức thu nhập của hộ sẽ ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
quyết định hộ sẽ có mức đóng góp cho chương trình là bao nhiêu. Nếu thu nhập hộ càng cao thì khảnăng đóng góp cho chương trình lại càng lớn và dễ dàng hơn so với những hộcó thu nhập thấp và khó khăn.
- Đã được tuyên truyền về lợi ích chương trình NTM: Chương trình nông thôn
mới có tác động như thế nào? Lợi ích mà nó mang lại khi được thực hiện có tương
xứng với nguồn lực bỏra không? Đó đều là những câu hỏi được người dân đặt ra trước khi quyết định đóng góp vốn cho chương trình. Vì vậy việc làm rõ những thắc mắc và giúp họ nhận ra lợi ích từ chương trình là nhiệm vụ rất cần thiết của các nhà lãnh đạo khi thực hiện huy động nguồn vốn trong cộng đồng dân cư.
- Tinh thần tham gia đóng góp của người dân: Chương trình xây dựng nông thôn mới là cuộc vận động mang tính cách mạng để cộng đồng dân cư nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã khang trang, sạch đẹp; Phát triển sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ một cách toàn diện; Xây dựng nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; Thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Trong cuộc vận động này, người nông dân và cộng đồng dân cư giữvai trò là chủ thể, được biết, được bàn, được quyết định, tự làm, tựgiám sát và thụ hưởng. Vì vậy, vai trò chủđộng, tích cực của nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, hỗ trợ của Nhà nước có ý nghĩa quyết định đến thành công
của xây dựng nông thôn mới.