PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II : NỘI DUNG NGIÊN CỨ U
3.2. Giải pháp
3.2.3. Vốn doanh nghiệp
Trên địa bàn huyện Hải Lăng, việc tham gia xây dựng Chương trình nông thôn mới của các doanh nghiệp còn rất hạn chế. Với những quy định hiện hành thì việc đầu tư vào lĩnh vực này không ma lại hiệu quả kinh tế nên không thu hút được tư nhân tham gia vào. Vì vậy để cải thiện tình hình cần có những chế độ ưu đãi, thu hút đối với các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.
Thực hiện đa dạng hóa hình thức đầu tư nhằm thu hút đầu tư của doanh nghiệp. Các hình thức đầu tư vốn xây dựng Chương trình nông thôn mới có thể áp dụng để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp tiến hành xây dựng công trình theo hợp đồng ký kết và thu phí trong một giai đoạn nhất định; có thể thiết kế, xây dựng, tài trợ chocông trình và thu tiền thanh toán theo hợp đồng…
Mức độ và hình thức tham gia của doanh nghiệp vào lĩnh vực xây dựng Chương trình nông thôn mới phụ thuộc rất nhiều vào sức hấpdẫn và tầm quan trọng của từng dự án. Cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, HTX và các loại hình khác đầu tư vào các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp như chợ, công trình cấp nước sạch cho cụm dân cư, điện, thu dọn và chôn lấp rác thải...
Tăng cường các chính sách khuyến khích đầu tư, hỗ trợ cải thiện môi trường pháp lý, tăng cường hiệu quả quản lý và giám sát đầu tư. Cụ thể cơ chế chính sách phải tạo ra được sự hấp dẫn thực sự để thu hút các doanh nghiệp, đi kèm đó là các
chính sách hỗ trợ, ưu đãi với những điều kiện thuận lợi nhất. Xây dựng quy trình thủ tục thông thoáng, nhất quán, đột phá; có cơ chế hợp đồng ràng buộc về sự đóng góp, chia sẻ rủi ro, trách nhiệm cam kết; công khai, minh bạch các quy hoạch, đề án, dự án nhằm kêu gọi đầu tư; đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, trình tự đầu tư, thanh quyết toán vốn,… để huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp.
Tiếp tục nâng cấp CSHT ở các xã nhằm bảo đảm kết nối hiệu quả với hệ thống hạ tầng ở các huyện, tỉnh, đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc vận chuyển hàng hóa, thông thương với thị trường; chăm lo vấn đề giải phóng mặt bằng, bố trí vốn đối ứng... Đồng thời, thực hiện các giải pháp tăng cường khả năng thu hút và sử dụng các nguồn vốn vay và tài trợ quốc tế.