5. Kết cấu của Luận vă n
1.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC CHOVAY TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ
NƯỚC TRONG NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
1.2.1. Xây dựng quy trình và xác định đối tượng cho vay
1.2.1.1. Xây dự ng và thự c hiệ n qui trình cho vay
Nhằm đảm bảo an toàn và sử dụng hiệu quả vốn tín dụng đầu tư của nhà
nước trong hệ thống, VDB ban hành quy trình cho vay tín dụng đầu tư của Nhà
nước. Quy trình cho vay quy định cụ thể trình tự các bước xử lý nghiệp vụ trong quá trình quản lý cho vay tín dụng từ khi tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận hồ sơ,
thẩm định hồ sơ vay vốn, ký kết hợpđồng tín dụng, giải ngân, quản lý vốn vay đến khi thanh lý hợp đồng tín dụng với khách hàng.
Giai đoạn 2008-2016 thực hiện theo Quyết định số 653/QĐ-NHPT ngày 22/9/2008 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam vềviệc ban hành Sổ
tay nghiệp vụcho vay đầu tư trong hệthống VDB.
Từ2017 quy trình cho vay được thực hiện theo quyết định số 368/QĐ-NHPT ngày 17/7/2017 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam về việc ban hành quy trình cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.
1.2.1.2. Xác đị nh đố i tư ợ ng cho vay
Giai đoạn 2009-2011 thực hiện theo Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ (Đối tượng cho vay theo Phụlục 01 kèm theo)[3].
Giai đoạn từ 2011-2016 thực hiện theo Nghị định số 75/2011/NĐ- CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ (Đốitượng cho vay theo Phụlục 02 kèm theo)[5].
Từ Tháng 3/2017 thực hiện theo Nghị định số 32/2017/NĐ- CP ngày 31/3/2017 của Chính phủ (Đối tượng cho vay theo Phụlục 03 kèm theo)[7].
1.2.2. Thẩm định chủ đầu tư và dự án đầu tư
Hoạt động cơ bản của VDB là cho vay tín dụng đầu tư đối với các dựán, các dự án này có đặc điểm là quy mô lớn, thời gian hoạt động của dự án dài và thuộc một sốngành, lĩnhvực mang tính chất đặc thù, mức độrủi ro của các dựán vay vốn tín dụng đầu tư thường lớn. Do vậy, công tác thẩm định cho vay đối với các dựán của VDB là rất quan trọng, để công tác thẩm định dự án đạt hiệu quả thì nội dung
thẩm định là yếu tố quyết định phát huy được hiệu quảcủa dự án và hạn chế được rủi ro trong quá trình cho vay. Nội dung thẩm định bao gồm: Thẩm định chủ đầu tư
và thẩm định dự án đầu tư.
1.2.2.1. Thẩ m đị nh chủ đầ u tư
• Thẩ m đị nh năng lự c pháp lý, kinh nghiệ m và uy tín củ a chủ đầ u tư
+ Thẩm định tư cách và năng lực pháp lý của chủ đầu tư, chủsởhữu của chủ đầu tư, người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư phải có đủ năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật; doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập theo đúng quy định của pháp luật. Nghiên cứu Điều lệ hoạt động của chủ đầu tư để xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm, tư cách pháp nhân của Bộmáy lãnhđạo điều hành, người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư...
+ Nhận xét, đánh giá kinh nghiệm tổchức quản lý sản xuất kinh doanh và điều hành dựán của chủ đầu tư; kinh nghiệm, thời gian và kết quảhoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh đầu tư dự án, của người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư; đánh giá sựphù hợp vềmô hình tổchức, bộ máy điều hành của chủ đầu tư.
+ Vềuy tín của chủ đầu tư trong quan hệ với các tổ chức tín dụng: Phân tích và nhận xét vềuy tín của chủ đầu tư trong quan hệ tín dụng đối với VDB và các Tổ
chức tài chính tín dụng khác, các khoản dư nợ quá hạn nếu có phải được giải trình lý do và phương án khắc phục khảthi[21].
• Thẩm định về năng lực tài chính của chủ đầu tư
Việc đánh giá tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư dự án phải được thực hiện trên cơ sởphân tích các thông tin trong Báo cáo tài chính của doanh nghiệp và các thông tin khác nhằm đưa ra được những kết luận chuẩn xác về các điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình hoạt động của chủ đầu tư, về thực trạng, xu hướng của hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính; vềnhững tiềm lực và rủi ro của chủ đầu tư trong quan hệ tín dụng với ngân hàng để đạt được mục tiêu đảm bảo an toàn vốn trong hoạt động cho vay vốn đầu tư[21].
1.2.2.2. Thẩ m đị nh dự án đầ u tư
• Thẩm định tính đầy đủ, hợp lệ của Hồ sơ vay vốn
Đối với nội dung thẩm định này phải kiểm tra, đánh giá tính đầy đủ của các
văn bản, tài liệu trong hồ sơ vay vốn, đối chiếu các văn bản của Chủ đầu tư đã gửi với các quy định vềhồ sơ dựán cho vay của ngân hàng. Nhận xét đánh giá tính hợp lệcủa các văn bản, tài liệu; tính nhất quán vềnội dung, số liệu; tính hợp lệvềtrình tự ban hành văn bản, thẩm quyền ký duyệt; nhận xét, đánh giá trình tự thực hiện, thẩm quyền ban hành các loại văn bản, tài liệu liên quan đến dự án theo quy định.
• Thẩm định nhận xét, đánh giá thị trường các yếu tố đầu vào cho sản xuất và sản phẩm đầu ra của dự án
+ Khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất: Nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu; tính ổn định bền vững của nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu; mạng lưới cung cấp nguyên liệu đầu vào; phân tích khả năng biến động giá cả, biến động về tỷ giá ngoại tệ trường hợp dự án có nhập khẩu vật tư, thiết bị, biến
động vềkhả năng cung cấp các yếu tố đầu vào; khả năng đáp ứng yêu cầu vềnguồn nhân lực cũng như trình độ, tay nghềcủa người lao động; kếhoạch và kinh phí đào
tạo nghề cho công nhân, người lao động.
+ Khả năng và phương án tiêu thụ sản phẩm đầu ra của dự án: Đánh giá thị trường tiêu thụsản phẩm; mạng lưới tiêu thụsản phẩm; khả năng cạnh tranh đối với sản phẩm cùng loại, chiến lược chiếm lĩnh, mở rộng thị trường; khả năng tiêu thụ
sản phẩm, sựhợp lý vềgiá bán sản phẩm dựkiến.
+ Nhận xét, đánh giá về địa điểm đầu tư: phù hợp với yêu cầu của dựán về điều kiện tự nhiên, nguồn cung cấp nguyên nhiên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm, hệ
thống cấu trúc hạ tầng; quy mô, công suất thiết kế của dự án phải phù hợp; công nghệthiết bị đánh giá mức độtiên tiến của công nghệ.
• Thẩm định tính tổng mức đầu tư và tính khả thi của các nguồn vốn tham gia đầu tư dự án:
+ Thẩm định vềtổng mức đầu tư: Nhận xét, đánh giá vềsựphù hợp của tổng mức đầu tư với suất đầu tư theo ngành nghề, lĩnh vực đầu tư; so sánh chi phí đầu tư
với các dự án tương tự đã thực hiện; tính đầy đủ, hợp lý của các khoản mục chi phí
trong cơ cấu của tổng mức đầu tư dựán: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có), chi phí quản lý dựán, chi phí
tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác, chi phí dựphòng, thẩm định tổng mức đầu tư chính xác là cơ sở để xác định sốvốn cho vay, tiến độgiải ngân phù hợp với tiến độ
thực hiện đầu tư dựán.
+ Nhận xét, đánh giá về các nguồn vốn tham gia thực hiện dựán (ngoài vốn
vay TDĐT của Nhà nước), bao gồm: vốn tự có, vốn vay tổ chức tín dụng, vốn huy
động khác, trong đó mức vốn tự có tham gia đầu tư dựán tối thiểu bằng 15% tổng số vốn đầu tư tài sản cố định của dự án; đánh giá tính hợp lý về cơ cấu các nguồn vốn và tính khảthi trong việc huy động đủvốn để thực hiện đầu tư dự án; đánh giá
khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng (lãi suất vay, thời gian vay) mà dự án đãđề
xuất đối với từng nguồn vốn dựkiến huy động đểthực hiện dựán.
+ Các yếu tố liên quan khác: Điều kiện hạtầng kỹthuật ngoài hàng rào: giao
thông, điện, nước; điều kiện vềkhí hậu, thổ nhưỡng; bảo vệ môi trường; các vấn đề
vềtrìnhđộkỹthuật, công nghệcủa dựán...
• Thẩm định các chỉ tiêu chủ yếu về hiệu quả kinh tế, tài chính dự án.
Các chủ đầu tư quyết định đầu tư dự án chủ yếu dựa trên các chỉ tiêu đánh
giá hiệu quảtài chính của dự án như NPV, IRR, B/C...Tương tự, khi quyết định cho vay ngân hàng cũng dựa vào các chỉ tiêu này của dự án. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ
thẩm định lại cách tính toán, cũng như điều chỉnh lại một số chi phí trong trường hợp chủ đầu tư đưa ra không hợp lý, nhằm hạn chếnhững gian lận, sai sót từphía chủ đầu tư.
• Thẩm định phương án trả nợ vốn vay của dự án
+ Thẩm định khả năng trả nợ của dự án: Xác định các nguồn vốn có thểdùng
để trả nợ (nguồn thu từdựán, từcác nguồn thu nhập khác của chủ đầu tư, từ hỗ trợ
của Nhà nước...); cân bằng Thu - Chi tài chính của dựán.
+ Thẩm định kế hoạch trảnợ: Nhận xét về tính khảthi của kếhoạch trảnợ; khả năng trảnợ phù hợp với điều kiện, thời gian vay của từng nguồn vốn; khả năng
+ Thẩm định sựphù hợp của các điều kiện vay vốn tín dụng đầu tư: Thời hạn vay, thời gian ân hạn; thời hạn trảnợvốn vay; kỳhạn trảnợvà mức vốn trảnợ;
- Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay:
+ Kiểm tra hồ sơ pháp lý về bên bảo đảm như: Quyết định thành lập của cơ
quan có thẩm quyền hoặc giấy chứng nhận đầu tư; điều lệhoạt động...
+ Kiểm tra giấy tờ pháp lý của tài sản bảo đảm (TSBĐ): giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng, quản lý TSBĐ; chứng thư định giá hoặc biên bản thoảthuận giữa các bên về xác định giá trị TSBĐ; Hợp đồng bảo hiểm (nếu có); các giấy tờkhác.
+ Xác định giá trị TSBĐ: việcxác định giá trị TSBĐ có thể bằng thoả thuận giữa ngân hàng và bên bảo đảm, hoặc có thể thuê tổ chức định giá hoạt động hợp
pháp theo quy định của pháp luật thực hiện; Đối với xác định giá trịtài sản bảo đảm hình thành trong tương lai, giá trị tài sản được tạm tính căn cứ vào dự toán hoặc khái toán hoặc tổng mức vốn đầu tư của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi tài sản đầu tư xong, ngân hàng và khách hàng xác định lại giá trị của tài sản
căn cứ vào giá trị quyết toán công trình hoàn thành được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc văn bản của cấp có thẩm quyển cho phép khách hàng được hạch toán
tăng tài sản cố định.
1.2.3. Giải ngân vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước
Việc giải ngân bao gồm giải ngân tạm ứng và giải ngân thanh toán khối
lượng hoàn thành. Chỉ thực hiện giải ngân sau khi dự án đãđược VDB thông báo kế
hoạch giải ngân; đã ký hợp đồng bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm
theo đúng quy định của VDB.
Vốn vay được giải ngân theo đúng công trình, hạng mục công trình, công việc của dự án thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng (hoặc phụ lục hợp đồng tín dụng) đã ký với các chủ đầu tư dựán.
Tổng sốvốn giải ngân cho dự án không vượt tổng dự toán, dựtoán chi tiết, giá trị trúng thầu được duyệt và trong phạm vi số vốn đã chấp thuận cho vay theo Hợp đồng tín dụng đã ký. Dự án chỉ được giải ngân sau khi được VDB chấp thuận thông báo kếhoạch giải ngân.
Sốvốn tạm giữcòn lại theo cam kết tại Hợp đồng tín dụng chỉ giải ngân sau khi Chủ đầu tư đã hoàn thành công tác quyết toán công trình hoàn thành và đăng ký
thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đãđăng ký sau khi tài sản hình thành,đưa vào
sửdụng theo quy định.
Vốn vay được giải ngân thanh toán thuếgiá trị gia tăng (VAT) đối với những khối lượng không được khấu trừ thuế theo quy định của pháp luật. Đối với các
trường hợp còn lại, nếu dự án có quy mô đầu tư lớn (nhóm A) và tổng mức đầu tư
theo quyết định được duyệt có bao gồm thuế VAT, chủ đầu tư tạm thời chưa thu
xếp được nguồn vốn khác để thanh toán thuế VAT, trên cơ sở đề nghị của Chi nhánh và Chủ đầu tư, VDB có văn bản hướng dẫn từng trường hợp cụthể để không
ảnh hưởng đến tiến độ dự án, đồng thời Chi nhánh chịu trách nhiệm phối hợp với Chủ đầu tư, cơ quan thuế thỏa thuận toàn bộ số thuế ngay sau khi được hoàn sẽ
chuyển trảthẳng vào tài khoản của Chủ đầu tư mở tại Chi nhánh để thu hồi đầy đủ
khoản cho vay nộp thuếVAT.
1.2.4. Xử lý rủi ro và các giải pháp tín dụng
Trong một số trường hợp cụthể, các dựán vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà
nước được áp dụng biện pháp xử lý nợ xấu theo quy định hiện hành của Nhà nước, cụthể như sau:
Chuyển theo dõi ngoại bảng: Là việc VDB thực hiện chuyển theo dõi khoản nợtừtài khoản nội bảng ra tài khoản ngoại bảng;
Xóa nợ lãi phạt: Là việc VDB thực hiện xóa số dư lãi phạt tính trên nợ gốc quá hạn và sốdư nợlãi phạt tính trên dư nợ lãi quá hạn
Cơ cấu lại nợ: Là việc VDB điều chỉnh lại thời hạn vay vốn, thời hạn trảnợ, mức trảnợtrong từng kỳhạn của khoản nợ.
Khoanh nợ: Là biện pháp không tính lãi trên số dư nợ gốc trong thời gian khoanh nợvà tạm thời chưa thu nợ(gốc, lãi) trong một thời gian nhất định;
Bán nợ: Là việc chuyển nhượng khoản nợ, theo đó, bên bán nợ(VDB) chuyển giao quyền chủnợ của khoản nợcho bên mua nợ và nhận thanh toán từ bên mua nợ;
Đối tượng bán nợlà khoản nợvay của các doanh nghiệp Nhà nước đang chuyển đổi sở
Bán tài sản bảo đảm để thu hồi nợ: Là việc các bên nhận bảo đảm (VDB), bên thế chấp, cầm cố tài sản và các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương (nếu có) tổchức bán tài sản bảo đảm đểthu hồi nợ cho VDB; Đối tượng bán tài sản là các tài sản bảo đảm có thể bán đểthu hồi nợcho vay thuộc các khoản nợxấu.
1.2.5. Thu nợ vốn vay (gốc và lãi) và tài sản đảm bảo
1.2.5.1. Thu nợ vố n vay
- Trách nhiệm trảnợ.
Đến kỳhạn phải trảnợ (gốc và lãi) quyđịnh trong hợp đồng tín dụng đã ký, chủ đầu tư có trách nhiệm chủ động trả đủnợcho Chi nhánh.
Nguồn trảnợbao gồm khấu hao hoặc nguồn thu phí sửdụng tài sản hình thành từvốn vay, lợi nhuận sau thuếvà các nguồn vốn hợp pháp khác của chủ đầu tư.
- Nguyên tắc thu nợ vay (gốc và lãi).
Chi nhánh thực hiện thu hồi nợ vay theo nguyên tắc thu nợ lãi trước (trong
đó thu nợ lãi quá hạn trước), thu nợ gốc sau (trong đó thu nợ gốc quá hạn trước); Việc thu nợ (gốc và lãi) khác với nguyên tắc nêu trên do Tổng Giám đốc VDB quyết định.
Thứtựthu nợ trong trường hợp xửlý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ: Tiền thu được từxử lý tài sản bảo đảm sau khi trừ chi phí xửlý, VDB thu nợ theo thứtự: nợ gốc, lãi vay, lãi vay quá hạn, các khoản chi phí khác[12].
1.2.5.2. Tài sả n bả o đả m tiề n vay
Các biện pháp bảo đảm tiền vay được áp dụng tại VDB theo quy định chung của pháp luật là:
- Biệ n pháp thế chấ p tài sả n.