Nhóm giải pháp về hoàn thiện và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác cho vay tín dụng đầu tư của nhà nước tại chi nhánh ngân hàng phát triển quảng bình (Trang 99 - 100)

5. Kết cấu của Luận vă n

3.2.4. Nhóm giải pháp về hoàn thiện và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát

Cần hoàn thiện và nâng cao công tác kiểm tra nội bộ:

Đây là một trong những hoạt động quan trọng để giúp chi nhánh ngăn ngừa, hạn chếrủi ro tín dụng. Bộphận kiểm tra nội bộnên thuộc biên chế hưởng lương và các chính sách đãi ngộ khác của Hội sở chính, hoạt động độc lập với Chi nhánh.

Qua đó mới nâng cao được tính khách quan, minh bạch và tinh thần trách nhiệm của bộphận này tại Chi nhánh.

Trước hết, chi nhánh phải thực sự coi trọng công tác tự kiểm tra, kiểm tra chéo và chấn chỉnh sau kiểm tra là một nhiệm vụkhông thể thiếu, phải được duy trì

thường xuyên liên tục trong mọi lĩnh vực hoạt động. Công tác tựkiểm tra phải được thực hiện trên cơ sở chương trình kếhoạch kiểm tra cụthể được lãnh đạo chi nhánh phê duyệt, đảm bảo vềnội dung và tiến độthực hiện, kết hợp việc tựkiểm tra, kiểm tra chéo giữa các cán bộtrong phòng nghiệp vụtheo kếhoạch hàng năm.

Rà soát, hệthống hoá các văn bản chế độcủa Nhà nước và của VDB để làm cẩm nang nghiệp vụcho cán bộkiểm tra, hoàn chỉnh các đề cương kiểm tra đối với các nghiệp vụ theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện và phù hợp với các quy chế, sổ tay nghiệp vụ của VDB, tiến tới xây dựng sổtay nghiệp vụvề kiểm tra nội bộcủa VDB.

Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng các kỹ năng chuyên môn, năng lực nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kiểm tra nội bộ, coi công tác đào tạo, học tập nâng cao trìnhđộ là khâu cơ bản để nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ

kiểm tra.

Tăng cư ờ ng việ c quả n lý, giám sát trư ớ c, trong và sau cho vay:

Công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát phải thực hiện một cách chặt chẽ, nghiêm túc sẽ tránh được tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích,

chiếm đoạt vốn và tài sản của Nhà nước. Đa số CĐT khi vay vốn đều có dựán hoặc

phương án sản xuất kinh doanh cụthểvà có tính khảthi cao. Tuy nhiên sựkỳvọng giữa lý thuyết và thực tếlà một khoảng cách, vì vậy khả năng doanh nghiệp sửdụng vốn vay sai mục đích, cố tình chiếm dụng vốn vay để sử dụng cho hoạt động kinh doanh khác vẫn có thểxảy ra.

Khi chi nhánh cho khách hàng vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động, chặt chẽ, đúng quy định, để đảm bảo sẽ được hoàn trả. Theo dõi nợlà một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộtín dụng nói riêng và của chi nhánh nói chung. Lãnh đạo cần yêu cầu phòng tín dụng phải sát sao trong việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng đã ký.

Việc tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý nợ vay là biện pháp quan trọng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đối với chi nhánh, nhất là rủi ro đạo đức khi khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích. Để thực hiện tốt công tác này đòi hỏi tiền vay phải được chuyển trảtrực tiếp cho đơn vị thụ hưởng. Việc giải ngân phải thông qua hệthống thanh toán của VDB. Định kỳhàng quý phải phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, tăng cường kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tài sản

đảm bảo tiền vay và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng đặc biệt khách hàng có nợ quá hạn và lãi treo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác cho vay tín dụng đầu tư của nhà nước tại chi nhánh ngân hàng phát triển quảng bình (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)