Những thuận lợi trong quá trình áp dụng pháp luật

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn ở Việt Nam (Trang 64 - 86)

*Những thuận lợi về pháp luật

Hiện nay, đã có nhiều văn bản pháp luật được ban hành làm cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn: Luật Đất đai năm 2013, Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 …nhất là Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Sự ra đời của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã đánh dấu một bước phát triển đáng kể về đường lối giải quyết tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn, nhất là đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất. Với những quy định cụ thể về căn cứ xác lập quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ, chồng, đường lối giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng một số loại đất của vợ chồng khi ly hôn đã giúp Tòa án giải quyết được thuận lợi, dễ dàng hơn.

Về các quy định pháp luật cụ thể

Thứ nhất, việc Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định một cách rõ

ràng quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung, hoặc có được trước khi kết hôn mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất khi chia tài sản chung của vợ chồng.

Thứ hai, quy định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi cả họ, tên vợ

và họ, tên chồng nếu quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên hai người vợ và chồng tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án khi giải quyết phân chia tài sản chung trong các vụ ly hôn, bảo đảm quyền lợi người phụ nữ. Bởi lẽ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên hai người tạo ra sự bình đẳng, thống nhất về quyền hạn và trách nhiệm của cả hai vợ chồng; khắc phục được nhược điểm của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên chủ hộ chỉ tạo lợi thế cho chủ hộ, mà họ thường là người chồng. Vấn đề chia tài sản

67

chung của vợ chồng sau khi ly hôn là quyền sử dụng đất rất phức tạp do các giấy tờ pháp lý liên quan đến quyền sử dụng đất chỉ đứng tên một người và việc xác định quyền sử dụng đất là tài sản chung hay riêng để bảo đảm lợi ích chính đáng của mỗi người là rất khó khăn. Quy định này giúp các cơ quan giải quyết khắc phục được khó khăn đó.

Thứ ba, theo Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ

quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, việc nhập tài sản riêng của vợ hoặc chồng là nhà ở, quyền sử dụng đất và những tài sản khác có giá trị lớn vào khối tài sản chung của vợ chồng phải được lập thành văn bản có chữ ký của cả vợ và chồng. Văn bản này có thể được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật [3, Điều 13, khoản 1]. Đây là căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp về tài sản chung, tài sản riêng. Tranh chấp về quyền sử dụng đất thường xảy ra khá phức tạp, vì vậy, một khi giữa vợ và chồng đã có văn bản thỏa thuận (có chữ ký của hai bên) tài sản riêng của một bên nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng thì được xác định là tài sản chung.

Thứ tư, cơ chế chuyển toàn bộ vụ việc tranh chấp đất đai có giấy tờ sang Tòa

án nhân dân, khuyến khích chuyển khiếu nại về quyết định hành chính, hành vi hành chính sang khởi kiện lên tòa án hành chính có ưu điểm là nâng cao hiệu lực của Nhà nước pháp quyền.

*Những thuận lợi về phía cơ quan giải quyết tranh chấp

Nhìn chung, tòa án các cấp đã áp dụng đúng đắn các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình , pháp luật dân sự, pháp luật đất đai…về cơ bản, đảm bảo được đường lối xét xử phù hợp, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng và những người khác có liên quan.

*Thuận lợi về tổng kết kinh nghiệm giải quyết

Hàng năm, ngành Tòa án thông qua báo cáo tổng kết công tác của ngành có hướng dẫn đường lối giải quyết cụ thể đã tháo gỡ được một số vướng mắc, khó khăn trong giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, giúp cho các thẩm phán chủ động hơn khi xét xử.

68

2.2.2. Những khó khăn phát sinh khi áp dụng pháp luật hiện hành

*Những khó khăn về quy định của pháp luật

Thứ nhất, kỹ thuật lập pháp của pháp luật Việt Nam đang là vấn đề khiến nhiều nhà làm luật suy nghĩ tìm cách giải quyết. Bởi hiện nay đến ngay cả những người làm việc trong ngành luật nhiều khi còn hiểu tinh thần của điều luật không đúng, vậy làm sao khiến cho người dân đọc điều luật mà hiểu được ngay và hiểu được đúng. Làm cách nào để tìm được lời giải cho bài toán này. Có thể lấy ngay ví dụ để chứng minh về hạn chế của quy định pháp luật như sau:

Quy định của pháp luật “Việc nhập tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất và

các tài sản khác có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 phải được lập thành văn bản, có chữ ký của cả vợ và chồng. Văn

bản có thể được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật”. Vấn đề

ở đây là xác định việc nhập không nhập là rất khó khăn, bởi cũng chẳng có ranh giới nào.

Thứ hai, bên cạnh mặt hạn chế về kỹ thuật lập pháp, còn cần phải nhắc đến một số hạn chế khác như quy định về việc cha mẹ cho vợ chồng con quyền sử dụng đất để tạo lập cuộc sống riêng, khi con cái ly hôn cha mẹ thường khai là mới chỉ cho mượn, cho tạm sử dụng chứ chưa cho hẳn. Theo Điều 722 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định: “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là sự thỏa mãn giữa hai bên, theo đó bên tặng cho giao quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận theo quy định của Bộ luật này

và pháp luật về đất đai”, tuy nhiên quan hệ hôn nhân gia đình là quan hệ tình cảm

nên nhiều quyết định và thỏa thuận không lập thành văn bản mà chỉ bằng lời nói, vì vậy mà khi xét xử Tòa án gặp nhiều khó khăn, bởi hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể thế nào được coi là cha mẹ đã tặng cho vợ chồng người con quyền sử dụng đất.

Hay một ví dụ điển hình cho cả sự hạn chế về mặt kỹ thuật lập pháp và việc

chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể: “Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn ở Việt Nam (Trang 64 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)