8. Kết cấu của Luận văn:
1.3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
- Đào tạo và phát triển và xây dựng nguồn nhân lực để nâng cao khả năng cạnh tranh là một trong những mục tiêu quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Nhƣng bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có rất nhiều các mục tiêu khác cần phải thực hiện nhƣ: lợi nhuận, mở rộng quy mô, cải tiến dây chuyền sản xuất kinh doanh.... Chính vì vậy các nhà quản lý cần phải cân đối để duy trì hài hòa các mục tiêu trong khả năng có thể của doanh nghiệp.
- Mong muốn của doanh nghiệp và mong muốn của ngƣời lao động luôn luôn có những mâu thuẫn nội tại và cần phải dung hòa để đạt đƣợc mục tiêu chung của đơn vị. Ngƣời lao động luôn mong muốn đƣợc làm việc trong môi trƣờng tốt hơn, nhận đƣợc mức lƣơng cao hơn, đƣợc hƣởng các chế độ phúc lợi xã hội nhiều hơn. Tuy mong muốn là vậy, nhƣng không ít nhân viên lại làm việc thu động, né tránh trách nhiệm, không chủ động đƣa ra sáng kiến. Doanh nghiệp luôn mong muốn ngƣời lao động gắn bó, cống hiến hết mình cho công việc song lại không không chịu lắng nghe hoặc bày tỏ với nhân viên về những vấn đề liên quan đến việc cải thiện cung cách kinh doanh, điều kiện làm việc...
- Văn hóa doanh nghiệp cũng là một nhân tố ảnh hƣởng không nhỏ đến quản lý nguồn nhân lực. Đó là bầu không khí xã hội, là hệ thống giá trị, niềm tin và các thói quen đƣợc hình thành trong doanh nghiệp, chúng tác động đến cấu trúc của mỗi tổ chức và tạo ra các chuẩn mực hành vi của toàn doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là sản phẩn của toàn bộ các khía cạnh nhƣ: phong cách của ngƣời lãnh đạo, mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên, ý chí quyết tâm của lãnh đạo, việc tạo động lực, truyền nhiệt huyết, tạo niềm tin cho ngƣời lao động... Các biện
pháp, giải pháp để quản lý nguồn nhân lực cần phải điều chỉnh theo hƣớng tích cực của văn hóa doanh nghiệp.
- Năng lực, đạo đức của nhà quản lý: Nhƣ đã nói ở trên, quản lý nguồn nhân lực vừa là khoa học vừa là nghệ thuật vì đối tƣợng ở đây là con ngƣời. Chính vì vậy đòi hỏi ngƣời làm công tác quản lý phải có kỹ năng, kiến thức, năng lực và đạo đức nghề nghiệp mới có thể đảm đƣơng đƣợc công việc này. Họ phải có hiểu biết sâu sắc về xã hội về con ngƣời, quan hệ lao động xã hôi, lựa chọn và thay thế nhân viên, tổ chức lao động, đào tạo và phát triển ngƣời lao động, sức khỏe và an toàn lao động, trả công và lợi nhuận... Bên cạnh “tài”, nhà quản lý cần phải có lòng tâm huyết, có lƣơng tâm và đạo đức nghề nghiệp đối với tập thể ngƣời lao động mà họ quan lý.