- Trong lĩnh vực đào tạo nghiệp vụ: xác định đội ngũ công chức là nhân tố quyết định mọi sự thành công KBNN Hải Phòng đã luôn quan tâm, đưa việc đào tạo và phát triển
TÁC KIỂM SOÁT CHI NSNN:
khó khăn như:
- Chế độ chính sách trong công tác kiểm soát chi liên tục sửa đổi, bổ sung. Các chủ đầu tư chưa nắm bắt kịp thời các thay đổi về cơ chế, chính sách nên lúng túng, chậm triển khai, dẫn đến tỷ lệ giải ngân hàng năm chưa cao, số dư chuyển nguồn sang năm sau còn khá lớn.
- Trong lĩnh vực đầu tư công, công tác đền bù giải phóng mặt bằng chậm, chưa được chủ đầu tư quan tâm đúng mức. Nhiều dự án công trình không đền bù giải tỏa được dẫn đến không có mặt bằng để thi công hoặc có phương án đền bù được duyệt nhưng các hộ dân chậm nhận tiền đền bù nên ảnh hưởng lớn đến tiến độ giải ngân vốn.
- Bên cạnh đó, tình hình giá cả vật tư nguyên liệu, nhân công trên thị trường liên tục biến động. Các đơn vị thi công đã ký kết hợp đồng nhưng chậm thi công, chờ điều chỉnh giá. Năng lực tài chính của một số nhà thầu còn yếu. Tình trạng chiếm dụng vốn công trình, chậm thanh toán tạm ứng còn diễn ra khá phổ biến.
2. GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH, NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC KIỂM SOÁT CHI NSNN:
Từ thực tế trên, tôi cùng với tập thể Lãnh đạo Phòng đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác kiểm soát chi, đảm bảo kiểm soát chi chặt chẽ, đúng chế độ quy định và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Cụ thể:
- Trong những năm qua tôi luôn thực hiện nghiêm túc các nội dung Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ, sự chỉ đạo điều hành của Bộ Tài chính và KBNN về công tác kiểm soát chi. Thường xuyên đôn đốc kiểm tra tình hình sử dụng vốn của đơn vị chủ đầu tư, nhất là các dự án có số dư tạm ứng lớn. Đôn đốc các đơn vị chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải ngân nhất là các đơn vị có nguồn vốn được phép kéo dài, thanh toán đúng thời gian quy định.
153
- Tôi đã tham mưu đề xuất với Ban Giám đốc cử cán bộ có năng lực đi cơ sở hướng dẫn, kiểm tra giúp đỡ KBNN cấp huyện thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công tác kiểm soát chi, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, đẩy mạnh tiến độ giải ngân.
- Trực tiếp thực hiện công tác kiểm soát chi, kịp thời chỉ ra những sai sót của cán bộ, công chức trong Phòng để đề ra hướng khắc phục. Thực hiện tốt công tác tự kiểm tra. Thông qua các đợt thanh tra, kiểm toán hàng năm đều được đánh giá cao trong công tác kiểm soát chi, cơ bản đúng quy trình nghiệp vụ.
- Luôn quan tâm đến năng suất, chất lượng, hiệu quả của công việc, quan tâm đến công tác bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, tác phong và lề lối làm việc của cán bộ, công chức trong Phòng. Trong việc phân công nhiệm vụ kiểm soát chi (KSC) theo Đề án Thống nhất đầu mối KSC, tôi đã chủ động bàn bạc trong tập thể Lãnh đạo Phòng, bố trí cán bộ lãnh đạo phụ trách từng cán bộ chuyên quản, tổ chức phân luồng công việc. Phối hợp chặt chẽ với Phòng Kế toán Nhà nước trong xử lý nghiệp vụ chuyên môn. Bố trí công việc hợp lý, phù hợp với năng lực sở trường của từng cán bộ. Kết quả trong quá trình thực hiện đề án rất thuận lợi, không chậm trễ, phiền hà, ảnh hưởng đến việc giao dịch cũng như thời gian xử lý chứng từ của các đơn vị sử dụng ngân sách.
- Triển khai ứng dụng dịch vụ công trực tuyến: tôi đã tham mưu tổ chức tập huấn quy trình nghiệp vụ giao dịch điện tử cho cán bộ trong toàn hệ thống KBNN tỉnh và các đơn vị sử dụng ngân sách. Đến nay đã triển khai 100% tại Kho bạc Nhà nước tỉnh và Thị xã Buôn Hồ. Từ nay đến cuối năm 2020 sẽ thực hiện 100% tại các KBNN trực thuộc.