trên khắp nẻo đường của Tổ quốc, không khí kỷ niệm cho ngày Thống nhất thật rộn ràng. Hòa vào không khí đó, chúng tôi xin trích đăng bài cảm nhận của một đoàn viên trẻ ngành Y tế BR -VT về những năm tháng hào hùng của dân tộc và những tâm tư của thế hệ thanh niên hôm nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
KỶ NIỆM 40 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
đã nhận thấy như thế, nhận thấy mà không làm gì được, không đánh bại nổi… thua ở Việt Nam là keo thua đầu tiên của Mỹ, của Hoa Kỳ trong lịch sử đã dài nhiều trăm năm của nước ấy…”
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, cờ, hoa và nước mắt của ngày thống nhất đoàn tụ, ngày của non sông thu về một mối, ngày Nam – Bắc hòa chung một nhà. Đất nước thống nhất nhưng trên thân hình của đất nước nhỏ bé vẫn còn chằng chịt những vết thương chiến tranh.
Và tôi biết rằng, cái giá để đổi lấy nền độc lập mà tôi đang sống
và được làm việc, được cống hiến ngày hôm nay là vô cùng to lớn. Trên đất nước tôi, có một thời những chàng trai, cô gái tuổi 20 phải xếp bút nghiên lên đường chiến đấu, họ tạm gác lại những ước mơ tuổi trẻ vào trong ba lô, biết bao người ra đi trở về không lành lặn hoặc ra đi mãi mãi không trở về. Làng quê Việt Nam thời chiến chỉ có người già, phụ nữ và trẻ nhỏ. Gánh nặng trên đôi vai gầy của người phụ nữ Việt Nam vừa sản xuất vừa chiến đấu. Những đứa trẻ vô tội ra đời mang hình hài dị dạng của di chứng chất độc da cam. Biết bao bà mẹ
tiễn con đi và chẳng mấy ai trở về, những người mẹ đơn thân, những đứa con không có bố, không có một gia đình trọn vẹn. Chiến tranh đã lấy đi biết bao sinh mạng, chia lìa biết bao số phận, làm tan nát các cuộc đoàn viên. Đất nước tôi 63 tỉnh thành mà có đến hơn 3000 nghĩa trang liệt sĩ, bao nhiêu triệu đồng bào vô tội phải nằm xuống dưới mưa bom bão đạn.
Chiến tranh đã lùi xa, đất nước đang trên đường xây dựng và đổi mới, những vết thương chiến tranh dần rồi sẽ lành sẹo. Thế hệ những người trẻ như chúng tôi – những người lớn lên sau cuộc chiến đang gánh vác những sứ mệnh mới – sứ mệnh xây dựng và bảo về nền độc lập trong thời kỳ mới.
Đâu đó, có người ngờ vực lòng yêu nước của thanh niên ngày nay. Thế hệ đi trước có quyền được lo lắng trước sự xâm lăng văn hóa, trước xu thế thế giới phẳng, lo lắng lối sống thực dụng đang len lỏi vào thế hệ trẻ, lo lắng một thế hệ người Việt sẽ bị ru ngủ bởi những viên đạn bọc đường, lo lắng một thế hệ người Việt chỉ thích chơi game và nghiện facebook, chỉ sống trong thế giới ảo mà quên đi thế giới thực. Những cô bé bỏ học đi đón thần tượng âm nhạc đến từ Hàn Quốc, có cô bé cậu bé suốt ngày chu môi, nhéo mắt chụp ảnh tự sướng đưa lên các trang
Trao giải thưởng cho các đội trong Hội thi tìm hiểu 40 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước tại trường Trung cấp Y tế tỉnh BR-VT. Ảnh: THẾ PHI
mạng xã hội. Và quả thực đâu đó có bộ phận người trẻ ngày nay chỉ biết vun vén lợi ích cá nhân, không quan tâm đến lợi ích chung của cộng đồng, có người chỉ biết hưởng thụ mà không cống hiến; có người luôn tìm chọn cho mình công việc nhẹ nhàng, đẩy phần khó cho người khác, có người thờ ơ, vô cảm với cộng đồng xung quanh... Nhưng cũng ở đâu đó, vẫn có rất nhiều người trẻ miệt mài làm việc, có những cống hiến to lớn trong học tập và trong công tác, vẫn có những người trẻ dám đương đầu với khó khăn nơi biên giới xa xôi, nơi miền hải đảo để làm việc và cống hiến. Có những người trẻ ngày ngoài công việc và học tập họ tham gia các hoạt động xã hội từ thiện, họ biết “gắn bó và san sẻ” bằng cách
riêng của họ. Họ chia sẻ thông tin các chuyến làm tự thiện trên facebook, nhờ có facebook mà những bạn trẻ nhóm Tình Nguyện Hải Đăng Vũng Tàu bán hết 2 tấn Dưa hấu cho bà con Quảng Ngãi trong 1 tiếng đồng hồ, hay những người trẻ ở Trường trung cấp y tế họ gom quần áo cũ, sách vở cũ tặng cho trẻ em vùng khó khăn, họ hăng hái xung phong đi hiến máu tình nguyện, (mà năm nào cũng vượt chỉ tiêu). Đoàn viên thanh niên các chi đoàn Giám định Y khoa, Trung tâm Truyền thông - GDSK dẫn đầu trong các đợt khám, phát thuốc từ thiện, gói bánh chưng tặng người nghèo… Không ít những người thầy thuốc trẻ, dù công việc bận rộn và quá tải, những ngày nghỉ vẫn nhiệt
tình tham gia các hoạt động khám chữa bệnh từ thiện cho đồng bào nghèo, vùng xa…
Không chỉ thế, những người trẻ cũng thể hiện lòng yêu nước rất riêng của họ. Những Avatar trên facebook rợp màu đỏ nhân ngày quốc khánh, ngày thống nhất. Sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 xuất hiện, nó thực sự là chất thử cho lòng yêu nước của thế hệ thanh niên sinh ra sau cuộc chiến. Họ biểu hiện sự phản đối với nhiều màu sắc và đầy hiệu quả. Những câu chuyện và những dòng comment trong những ngày đó không còn là việc mua một chiếc áo đẹp, việc bàn luận về một cô ca sĩ nổi tiếng mà về sự kiện của cái giàn khoan! Những du học sinh và Việt kiều ở Pháp, Đức, ở Mỹ, Úc họ chia sẻ thông tin về những sự kiện ngoại giao, hẹn nhau xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc, để nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của các nước trên bàn ngoại giao.
Và sẽ không còn nghi ngờ gì nữa khi chúng ta chứng kiến những người trẻ biểu hiện tình yêu của họ với vị Đại tướng nhân dân khi ông từ biệt cõi trần về với đất mẹ. Đã có rất nhiều bạn trẻ không quản nắng nóng, gió bụi, đứng quạt cho người dân đến viếng Đại tướng. Họ ân cần hướng dẫn giúp đỡ người
Tuổi trẻ Trung tâm TTGDSK và các chi đoàn bạn tổ chức khám chữa bệnh miễn phí và tặng quà cho các đối tượng chính sách. Ảnh: KHÁNH CHI
dân, đưa cho những người không quen biết chai nước, cái bánh mì ấm bụng.
Rồi hòa vào dòng người dài hàng cây số, họ đến viếng Đại tướng với tất cả lòng thành kính và biết ơn. Giọt nước mắt không hiểu từ đâu cứ tuôn trào khi cúi đầu đi qua di ảnh của người. Ai bảo người trẻ vô tâm khi nhìn những bàn tay đặt lên trái tim, quỳ gối tiễn đưa người về với đất mẹ Quảng Bình? Ai bảo người trẻ vô tâm khi họ có mặt từ 3, 4h sáng để xếp hàng bái biệt vị anh hùng dân tộc lần cuối?
Cảm động biết bao khi một nhóm bạn trẻ đạp xe 1.300 cây số từ TP.Hồ Chí Minh ra Quảng Bình, qua mỗi tỉnh đều lấy một nắm đất gói cẩn thận để đắp lên phần mộ của Đại tướng với tâm ý “nơi người nằm có tình cảm của các tỉnh miền Nam ruột thịt”.
Cộng đồng mạng cũng bày tỏ tình yêu của mình bằng nhiều hình thức khác nhau. Có bạn cập nhật từng phút thông tin về Đại tướng, không ít bạn để hình đại diện là ảnh của người, rồi treo cờ rủ như chính gia đình mình vừa có người thân ra đi vậy….
Và vì chính tất cả điều đó, cá nhân tôi tin rằng, truyền thống yêu nước vẫn chảy trong huyết mạch của chúng tôi. Và tôi cũng tin rằng, những việc mà thế hệ trẻ hôm nay đang thể hiện vẫn xứng đáng với sự đánh giá của chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa tới nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”
Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước đã kết thúc 40 năm, quá khứ đau thương nên khép lại, lịch sử dân tộc đã bước sang một trang mới, hòa bình và thống nhất. 20 năm chúng ta đã bắt tay với Mỹ, bình thường hóa quan hệ; hiện nay, Mỹ trở thành đối tác toàn diện của Việt Nam, trở thành bạn của chúng ta, vậy thì chẳng có lý do gì khi đất nước thống nhất mà lòng người Việt lại không thống nhất, chúng ta phải thống nhất và đoàn kết để xây dựng đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.
Thư giãn