2.3 Thách thức đối với xuất khẩu nông sản củaViệt Nam sang Liên Bang
2.3.2 Thách thức từ việc thực thi các quy định của Hiệp định
Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Liên Minh kinh tế Á Âu mang lại rất nhiều cơ hội cho nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Liên Bang Nga nhưng bên cạnh đó nông sản cũng phải vượt qua rất nhiều thách thức. Một trong nhưng thách thức đó là yêu cầu chất lượng.
Nông sản là mặt hàng tiêu dùng hàng ngày số lượng lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khảo người tiêu dùng. Vì thế cho nên yếu tố chất lượng luôn được coi trọng hàng đầu.Việc kí kết tham gia FTA cũng đồng nghĩa với việc chất lượng nông sản phải đáp ứng được những yêu cầu về tiêu chuẩn Hàng rào Kỹ thuật và Kiểm dịch động thực vật của Liên Minh. Mặc dù Liên Bang Nga đã gia nhập WTO vào tháng 8/2012, việc kiểm soát nhập khẩu thực phẩm của LBN vẫn còn nhiều phức tạp và quan liêu. Thứ nhất, quy định và tiêu chuẩn các loại thực phẩm và đồ uống nhập khẩu vào thị trường Liên Bang Nga bị chi phối bởi quá nhiều nguồn luật như Luật Liên minh Hải quan, Luật pháp Liên Bang Nga, các văn bản của chính phủ Liên bang Nga, các văn bản quy định của quyền hành pháp của các cơ quan Liên Bang Nga vì thế rất khó để doanh nghiệp hiểu sẽ phải đáp ứng tiêu chuẩn của cơ quan Nhà nước nào. Thứ hai, số lượng các quy định về tiêu chuẩn chất lượng nông sản của Liên minh thì gồm nhiều rất nhiều các văn bản khác nhau, nhiều khi không thống nhất và thường xuyên có nhiều thay đổi, được cập nhật trên website chính thức của Liên Minh. Các quy định khá phức tạp, gồm nhiều yêu cầu ngặt ngèo chưa rõ ràng nên các doanh nghiệp Việt Nam cần phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu và đáp ứng các quy định. Đặc biệt phải chú trọng hơn đến chất lượng nữa để đảm bảo việc xuất khẩu hàng hóa được thông suốt, tránh tình trạng hàng hóa không đạt chất lượng phải trả về. Trong lịch sử Liên Bang Nga đã từng tạm ngưng nhập gạo Việt Nam và nhiều nước khác vì nghi nhiễm hóa chất năm 2006.
Việc thực thi các quy định của Hiệp Định cũng là một thách thức lớn đối với hàng hóa Việt Nam bởi sản xuất nông nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều yếu tố hạn chế. Nông sản của Việt Nam phải đảm bảo hàm lượng các chất độc hại cũng như dư lượng các chất bảo vệ thực vật ở dưới mức tối đa cho phép theo quy định của Chính phủ Liên Bang Nga. Việc đảm bảo chất lượng không chỉ tập trung vào sản phẩm
xuất khẩu cuối cùng mà còn phải chú ý đến ngay từ khi gieo trồng, quy trình sản xuất, quy trình chế biền và bảo quản. Để bất cứ khi nào cơ quan Nhà nước Liên Bang Nga yêu cầu, các Doanh nghiệp xuất khẩu cũng phải cung cấp đầy đủ các giấy tờ chứng minh nông sản chúng ta đảm bảo chất lượng. Đặc biệt với mặt hàng nông sản đóng hộp, quy định về chất lượng cũng nghiêm khắc hơn vì đây là mặt hàng tiêu thụ trực tiếp. Tất cả các nhóm thực phẩm đóng hộp, nước quả nhập khẩu vào Nga đều phải được chứng nhận an toàn thực phẩm phù hợp với tiêu chuẩn GOST của Nga, đặc điểm sản phẩm phải được ghi rõ bằng tiếng Nga đối với tất cả các loại thực phẩm đóng hộp. Việt Nam đã xuất đựơc nước dứa sang thị trường này, nhưng chất lượng, bao bì như hiện nay đang khó cạnh tranh với hàng cùng loại của các nước đang có bán tại thị trường này. Cũng cần phải quan tâm đến thủ tục thông quan hải quan và thủ tục chứng nhận khá phức tạp.
Về thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ ưu đãi (C/O), trong khi một số FTA thế hệ mới như FTA Việt Nam – EU hướng tới việc áp dụng cơ chế doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ, thì FTA Việt Nam – EAEU vẫn áp dụng quy trình cấp chứng nhận xuất xứ thông qua một cơ quan có thẩm quyền do nhà nước quy định như trong các FTA ký trước đây mà Việt Nam đang thực hiện. Qua đó, thủ tục này sẽ khiến Doanh nghiệp XK phải trải qua thêm một công đoạn xin chứng nhận xuất xứ C/O từ cơ quan Nhà nước, qua đó sẽ khiến quy trình xuất khẩu chậm hơn so với thông thường.
Hiệp định đã mang lại rất nhiều cam kết thuế quan có lợi cho nông sản Việt Nam nhưng trong đó cũng có rất nhiều mặt hàng thế mạnh vẫn phải chịu mức thuế cao kể cả khi hiệp định có hiệu lực. Liên Bang Nga là thị trường xuất khẩu chè lớn thứ 3 của Việt Nam nhưng Hiệp định không cam kết giảm thuế đối với chè xanh đóng gói dưới 3 kg. Cà phê, hồ tiêu chỉ áp dụng thuế 0% với nguyên liệu thô từ Việt Nam. Còn các sản phẩm cà phê hòa tan, các chế phẩm từ chè đều không nằm trong cam kết của FTA. Những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như cà phê, chè, hạt tiêu nếu muốn xuất khẩu mang lại giá trị cao thì phải chế biến sâu. Tuy nhiên, thuế 0% chỉ áp dụng ở những sản phẩm thô, còn chế biến sâu sẽ không được hưởng lợi.
Mặt hàng rau quả đóng hộp của Việt Nam rất được ưa chuộng tại Liên Bang Nga tuy nhiên lộ trình giảm thuế lại kéo dài tận 10 năm, thuế suất mỗi năm chỉ giảm thêm 1,3% hoặc 1,4%. Đặc biệt, mặt hàng dưa chuột và dưa chuột bao tử đóng hộp chiếm tới hơn 50% kim ngạch xuất khẩu rau quả đóng hộp của Việt Nam sang Liên Bang Nga thì nằm ngoài cam kết của FTA nên không được giảm thuế. Tương tự, mặt hàng cà chua chế biến xuât khẩu nhiều cũng nằm trong nhóm không được hưởng lợi. Vì vậy thuế quan cho rau quả đóng hộp có giảm nhưng những mặt hàng đóng hộp xuất khẩu chính của Việt Nam thì không được giảm thuế suất. Vì vậy Việt Nam sẽ rất khó để gia tăng tối đa KNXK của những mặt hàng này.
Mặt hàng gạo, vốn là lợi thế xuất khẩu của Việt Nam nhưng cũng chỉ được cấp hạn ngạch cho 10000 tấn/năm với thuế suất 0%, ngoài hạn ngạch chúng ta phải chịu mức thuế thông thường. Vì thế gạo Viêt Nam phần nào sẽ khó cạnh tranh với các quốc gia xuất khẩu như Ấn Độ, Thái Lan. Hạn ngạch 10000 tấn/năm không phải là con số lớn nên đây vẫn là một bài toán khó cho ngành Gạo Việt Nam trong vấn đề đẩy mạnh hơn nữa kim ngạch xuât khẩu gạo sang Liên Bang Nga.