Những thuận lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của việt nam sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại (Trang 90 - 92)

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đã và đang tham gia kí kết vào nhiều FTA khu vực hay FTA song phương với kì vọng FTA sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho nền kinh tế Việt Nam. Với Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu, chúng ta có nhiều thuận lợi lớn để tận dụng được tối ưu những ưu đãi mà FTA mang lại. Cụ thể:

Thứ nhất, trong các nước thuộc EAEU, Liên Bang Nga là thị trường lớn nhất và có mối quan hệ làm ăn lâu dài nhất với Việt Nam. Liên Bang Nga là quốc gia có dân số lớn thứ 9 trên thế giới tính đến năm 2016 nên đây là một thị trường hết sức rộng lớn và tiềm năng cho ngành nông sản Việt Nam được biệt là khi Liên Bang Nga đang nhập khẩu rất nhiều nông sản, thực phẩm, rau củ từ thế giới. Mặc dù đã gia nhập WTO nhưng mức thuế nhập khẩu trung bình vào Liên Bang Nga của hàng nông sản theo nguyên tắc tối Huệ quốc là 15,634%, đây vẫn là một mức thuế cao và gây nhiều khó khăn cho hàng nông sản của các quốc gia khác. Với FTA này, Việt Nam có thế khai thông được hàng rào thuế quan cho nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam, trong đó những mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam đang được tận hưởng nhiều lợi thế hơn các quốc gia khác như hạt tiêu, hạt điều, cà phê, chè… Với bề dày quan hệ thương mại truyền thống 67 năm, đây là thuận lợi lớn để các Doanh nghiệp Việt Nam không ngừng đẩy mạnh việc đa dạng hóa các mặt hàng nông sản xuất khẩu cũng như gia tăng giá trị xuất khẩu của những mặt hàng này sang Liên Bang Nga. Qua đó, góp phần củng cố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga

Thứ hai, Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên của EAEU đến thời điểm này. Trên thực tế, khu vực EAEU đã từng tiến hành đàm phán FTA với một số quốc gia

nhưng chưa mang lại một kết quả cụ thể nào. Vì vậy, việc chúng ta là quốc gia đầu tiên kí kết FTA với khu vực này sẽ mang lại cho Việt Nam những lợi thế đặc biệt đi trước so với các quốc gia khác. Bản chất Việt Nam đã có rất nhiều điều kiện thuận lợi về điều kiện tư nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, sông ngòi để phát triển nông nghiệp nên việc đa dang hóa các sản phẩm nông sản cũng như nâng cao chất lượng nông sản không phải là không thế với chúng ta. Nếu phát huy tốt các thế mạnh sẵn có để đảm bảo chất lượng, cũng như tận dụng tốt các ưu đãi thuế quan để đảm bảo giá nông sản Việt Nam sẽ giá rẻ hơn tương đối so với các quốc gia khác, thì không có lí do gì chúng ta không đi trước các quốc gia khác và chiếm lĩnh thị trường Liên Bang Nga.

Thứ ba, cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam và các nước thành viên của Liên Minh không mang tính cạnh tranh trực tiếp mà bổ trợ cho nhau. Cụ thể, Các nước EAEU nhập khẩu từ Việt Nam các sản phẩm chủ yếu là điện thoại và linh kiện, nông sản, máy vi tính và sản phẩm điện tử, hàng dệt may, giày dép, thủy sản … Và Việt Nam chủ yếu nhập từ Liên Minh các sản phẩm xăng dầu, sắt thép, phân bón, máy móc thiết bị…( Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, 2016). Nông sản là nhóm hàng có giá trị xuất khẩu sang Liên Bang Nga lớn thứ hai trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam nên chúng ta rất chú trọng đến nhưng cam kết thuế quan liên quan đến nông sản của Việt Nam dành cho EAEU. Tuy nhiên, Liên Bang Nga phụ thuộc rất nhiều vào nông sản, thực phẩm rau quả nhập khẩu từ nước ngoài nên trong thời gian ngắn họ không thể xuất khẩu những mặt hàng này vào Việt Nam vì hiện tại năng suất sản xuất trong nước chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu của dân số Liên Bang Nga. Vì vậy, chúng ta sẽ giảm thiểu được tương đối những bất lợi đối với thị trường nông sản trong nước sau khi FTA có hiệu lực.

Thứ tư, Với mối quan hệ truyền thống lâu dài, hiện nay số người Việt sống, học tập, lao động và làm việc tại Liên Bang Nga rất đông đảo. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham khảo cũng như tận dụng các thông tin, kinh nghiệm của cộng đồng người Việt tại Liên Bang Nga để mở rộng thị trường tại Liên Bang Nga. Không nhưng vậy, hội đồng doanh nghiệp và diễn đàn doanh nghiệp giữa Việt Nam và các nước thành viên EAEU cũng góp phần gắn kết các doanh nghiệp lại với nhau

thông qua các buổi gặp gỡ, trao đổi và thảo luận, qua đó sẽ đẩy mạnh mối quan hệ thương mại Việt Nam – EAEU nói chung và Việt Nam – Liên Bang Nga nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của việt nam sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)