không khi nói
ĐỜILÀ LÀ BỂ KHỔ” ?
TƯ VẤN ☸
mà gặp nhau cũng khổ… Nói chung, đời là bể khổ. Chính vì vấn đề này mà có một vài người không hiểu Phật giáo vội cho rằng: Đạo Phật là đạo bi quan và đệ tử của Phật là những người yếm thế. Lời nhận xét này có đúng không?
Theo nội dung của Khổ đế trong Tứ Thánh Đế, ngay từ khi còn trong bào thai, thai nhi đã chịu không biết bao nhiêu sự hãi hùng, khổ sở, lúc thì như ở trong băng tuyết, lúc thì như ở trong nước sôi lửa bỏng, lúc thì như bị treo ngược. Đến khi sinh ra, do sức ép của cơ thể người mẹ và do sự thay đổi đột ngột của môi trường sống nên đứa bé đau đớn vô cùng. Lúc về già, thân hình tiều tụy, mắt mờ, tai điếc, da nhăn, lưng còm, ăn không ngon, ngủ không yên, khổ sở muôn bề. Khi bị bệnh cũng có lắm điều đau khổ. Có một sự thật mà ai cũng sợ, nhưng không ai tránh được, đó là cái chết. Nỗi ám ảnh về sự đau khổ của cái chết làm cho con người khủng hoảng trầm trọng. Cái chết nó cướp đi tất cả, phá vỡ tất cả những gì con người đã lao khổ gầy dựng trong suốt cuộc đời. Rồi mong cầu mà không đạt được cũng khổ, thương yêu nhau mà phải sống xa nhau cũng làm cho nhau nhớ thương sầu khổ, ghét nhau mà phải đối mặt nhau cũng khổ. Những nỗi sầu, bi, ưu não trong cuộc sống là khổ. Đấy là những nổi khổ đau luôn hiện hữu trong cuộc sống đã được đức Phật dạy rõ trong Khổ đế.
Nếu như đức Phật chỉ trình bày về khổ đau của cuộc sống không thôi thì đúng là hơi bi quan. Và như thế thì sự thấy biết của đức Phật cũng không khác gì lắm so với sự thấy biết của người thường, bỡi hầu như mọi người đều nhận thấy được sự thực đau khổ của kiếp nhân sinh. Mục kích sự đau
☸TƯ VẤN
khổ ấy, cụ Nguyễn Du đã than:
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Ôn Như Hầu thì ão não hơn:
“Nghĩ thân phù thế mà đau
Bọt trong bể khổ, bèo ngoài bến mê”. Và bi đát, da diết hơn:
“Phong trần đến cả sơn khê
Tang thương đến cả hoa kia cỏ này Tuồng ảo hoá đã bày ra đấy
Kiếp phù sinh trông thấy mà đau”.
Chao ôi, khổ quá, khổ quá đi thôi! Trước khổ đau của kiếp người, nhiều người chỉ biết than vãn, chán chường và thất vọng, không tìm được lối thoát cho mình. Nhưng đức Phật đã không như thế, Ngài không chỉ nhìn thấy sự thật khổ đau của kiếp người mà còn biết rõ nguyên nhân dẫn đến khổ đau, và chỉ ra cho mọi người biết phương pháp thoát khỏi khổ đau. Chính Ngài đã cảm nhận, đã sống với niềm hạnh phúc chơn thường khi không còn khổ đau vì không còn bị chi phối bởi những nhân tố đem đến khổ đau. Đức Phật dạy giáo lý Tứ Thánh Đế để giúp cho mọi người thấy rõ khổ đau của kiếp sống, đối diện với những nỗi khổ ấy và tìm cách thoát ra khỏi khổ đau chứ không phải nhìn thấy khổ đau rồi sinh chán nãn, than khóc, nhụt chí. Ngài như là một vị thầy thuốc, trước hết là chẩn đoán bệnh, thấy được các triệu chứng
TƯ VẤN ☸
của bệnh, sau đó tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương pháp điều trị để giúp bệnh nhân lành bệnh. Với tinh thần như thế thì không thể cho là bi quan được.
Hơn nữa, những người học Phật thấy được sự đau khổ trong cuộc đời tức là đã mạnh dạn nhìn thẳng vào sự thật, dám đối diện với sự thật, nhìn nhận sự thật khổ đau để chuyển hóa sự thật ấy. Đấy là việc làm của những con người có dũng khí, có trí tuệ. Một khi đã chuyển hóa được khổ đau, đã loại bỏ hết những nguyên nhân dẫn đến khổ đau thì sẽ không còn khổ đau nữa, khổ đau nhường chỗ cho niềm hạnh phúc hiện hữu. Như vậy, hạnh phúc không phải ở đâu xa, hạnh phúc cũng ở ngay trong cuộc đời này, ngay trong đời sống của chúng ta. Nếu biết sống thì chúng ta sẽ vui hưởng hạnh phúc, còn nếu không biết sống thì khổ đau sẽ đến với chúng ta.
Như vậy chúng ta có thể khẳng định rằng, Phật giáo không bi quan, yếm thế. Phật giáo đã nói lên sự thật, Phật giáo nhìn sự vật, hiện tượng một cách khách quan. Phật giáo không giả ru con người vào trong một thiên đường của người ngu, cũng không làm cho mọi người hãi hùng, thất vía với đủ mọi thứ sợ hãi tưởng tượng và đủ mọi tội lỗi. Phật giáo chỉ cho mọi người biết một cách chân xác và khách quan về con người và thế giới mà chúng ta đang sống. Hơn thế nữa, Phật giáo đã chỉ bày cho mọi người thấy được con đường thoát ra khỏi khổ đau, đến được với sự an lành, hạnh phúc trong cuộc sống.
☸TIN TỨC
CBETA công bố phiên bản Đại Tạng Kinh điện tử 2006
Hiệp hội kinh điển điện tử Phật giáo Trung Hoa gọi tắt là CBETA (Chinese Buddhist Electronic Text Association) vừa công bố phiên bản mới nhất,
CBETA 電子佛典集成 Version
2006. Nó được xem là kho tư liệu kinh điển điện tử Phật giáo bằng chữ Hán đầy đủ nhất thế giới từ trước đến nay.
Nội dung phiên bản mới này bao gồm Đại Chánh Tạng (từ quyển 1-55, 85) và Tục Tạng chữ Vạn (từ quyển 54-88), tổng cộng gần 100 quyển, hơn 100 triệu chữ Hán. Đây là thành quả 8 năm tận lực thực hiện công tác điện tử hóa kinh điển Phật giáo của CBETA kể từ ngày thành lập 15/2/1999.
CBETA đã hoàn thành kế hoạch nhập liệu, đối chiếu, chú thích, xử lý chữ khuyết, hiệu đính… Đại Tạng Kinh. Riêng
Tục Tạng chữ Vạn dự định sẽ hoàn thành việc nhập liệu vào cuối Xuân năm tới.
Cho đến nay, Đại Tạng Kinh với tập hợp toàn bộ giáo pháp của Phật giáo mà CBETA đã phát hành đã có hơn mười vạn CD Đại Tạng Kinh điện tử và vô số lượt tải xuống từ địa chỉ website www.cbeta.org đã có ảnh hưởng rất lớn đến các giới Phật giáo và các nhà nguyên cứu Phật học.
Để kỷ niệm 8 nằm thành lập, đồng thời công bố phiên bản điện tử Đại Tạng Kinh tập thành mới nhất và đề ra kế hoạch họp tác phát triển cách đánh dấu mới của Đại Tạng Kinh điện tử CBETA đã cử hành lễ chu niên tại Đài Bắc vào ngày 18/02/2006 vừa qua. Tham dự lễ này có các đơn vị thuộc Đại học Trung Ương, ĐH. Huyền Trang, Sở nghiên cứu Phật học Trung Hoa Pháp Cổ Sơn, Học viện Phật học Hương Quang, HV. Phật học Viên Quang, HV. Phật học Phước Nghiêm và Hoa Nghiêm Liên Xã tham dự.
Pháp sư Huệ Mẫn, chủ tịch hiệp hội đã bày tỏ dự kiến vào dịp lễ chu niên lần thứ 10 sẽ tổ chức Hội nghị Quốc tế nhằm nâng CBETA lên tầm Quốc tế.
TIN TỨC ☸
Những mảnh gỗ khắc ghi kinh điển Phật giáo vừa được Tổ chức khoa học và kỹ thuật hạt nhân Úc dùng kỹ thuật phóng xạ carbon tại lò phản ứng hạt nhân Lucas heighs ở Sydney xác định có niên đại từ thế kỷ thứ I đến thứ kỷ thứ V.
Tổ chức này tin rằng các tác phẩm viết tay được mệnh danh là “Dead sea scrolls of Buddhism” (tác phẩm viết tay bằng tiếng Hê-brơ cổ đại của Phật giáo được phát hiện ở vùng Biển Chết) là những tác phẩm viết tay cổ xưa nhất của Phật giáo. Những tác phẩm này có nguồn gốc từ Pakistan và Afghanistan, được bán ra thị trường cổ vật quốc tế trong thời gian chiến tranh.
Trong số những bản chép
tay này có hai bản được xác nhận niên đại trong khoảng thời gian từ năm 130 đến 250, ba bản có niên đại từ thế kỷ thứ I đến thứ V.
Tiến sỹ Mark Allon thuộc đại học Sydney phát biểu: “Những bản chép tay này sẽ soi sáng sự truyền thừa của Phật giáo vào Trung Quốc. Tông phái Phật giáo nào đã được truyền vào, được truyền bằng cách nào, kinh điển từ đâu mang đến và được phát triển như thế nào.”
Kinh điển Phật giáo vốn bắt nguồn từ truyền thống truyền khẩu và sự phát hiện này sẽ giúp các sử gia hiểu được kinh điển Phật giáo đã bắt đầu như thế nào.
Theo ABC Asia Pacific TV / Radio Australia Thanh Quang dịch
Australia: Các thủ bản kinh điển Phật giáo được xác định có niên đại từ thế kỷ thứ I
Lò phản ứng hạt nhân Lucas heighs Bảng kinh viết tay cổ xưa nhất của Phật giáo
☸TIN TỨC
Lễ khánh thành ở tu viện Kong Meng San Phor Kark See vừa qua có hơn một ngàn Phật tử và các cấp lãnh đạo tham dự.
Các nhà lãnh đạo đến từ 5 quốc gia tham dự buổi lễ với chủ đề “Gratitude - Connecting Lives” (lòng biết ơn - sự kết nối cuộc sống).
Phát biểu tại buổi lễ, bộ trưởng Goh Chok Tong nói, các tổ chức tôn giáo đã có vai trò rất tích cực trong sự nghiệp phát triển của Tân-gia-ba bằng cách đóng góp vào các công tác xã hội và ủng hộ những nổ lực quốc gia để giải quyết vấn đề sắc tộc và tôn giáo ôn hòa.
Ông nói: Chúng ta đang đối mặt với sự đe dọa của khủng bố, nếu có những hành động khủng bố xảy ra ở đây thì những nhà lãnh đạo tôn giáo đóng vai trò quan
trọng trong việc làm lắng dịu tình hình và giúp đỡ trong việc khôi phục niềm tin.
Trong buổi lễ Tổng hội Phật giáo Tân-gia-ba cam kết sẽ tiếp tục khuyến khích quan hệ ôn hòa giữa các tôn giáo.
Tu viện lớn nhất ở Tân-gia- ba này cũng đã cử hành lễ tưởng niệm lần thứ 100 ngày sinh của cố Hòa thượng Seck Hong Choon.
Cố hòa thượng Seck viên tịch năm 1990, là người đã xây dựng tu viện từ hai điện thờ đơn giản mà nay trở thành một trong những công trình kiến trúc lớn của Tân- gia-ba, đã mở rộng diện tích bằng 10 sân bóng đá. Tu viện này cũng là điểm du lịch nổi tiếng dành cho du khách đến tham quan và tìm hiểu đời sống tinh thần của người dân Tân-gia-ba.
Tu viện cũng đã xây dựng viện bảo tàng để triển lãm giáo pháp của Phật và lịch sử của ngôi tự viện.
Tu viện này thông báo sẽ miễn phí đón khách thuộc mọi tầng lớp và mọi tôn giáo đến du lịch và tìm hiểu về lịch sử của tự viện này.
Phật tử Tân-gia-ba có hơn 1 triệu người, là số lượng tín đồ đông nhất trong các tôn giáo ở Tân-gia- ba và còn đang phát triển.
Thanh Quang Theo Channel News Asia
Tân-gia-ba: Tu viện lớn nhất nước làm lễ khánh thành và cam kết xúc tiến quan hệ ôn hòa giữa các tôn giáo