Xã Yên Trung, Yên Phong, Bắc Ninh:

Một phần của tài liệu Tapchithang12 - 2015_ver 2 (Trang 42)

Xã Yên Trung, huyện Yên

Phong hiện có nhiều cơ sở sản xuất chế biến gỗ, mộc dân dụng, thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm làm ra chủ yếu là các mặt hàng đồ gỗ nội thất và được tiêu thụ rộng rãi trên toàn quốc. Hàng năm, các cơ sở sản xuất này giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động trong và ngoài xã, với mức thu nhập bình quân từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng.

Để thực hiện thành công các mục tiêu phát triển KT - XH đề ra, những năm qua, Đảng ủy, Chính quyền xã Yên Trung đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích các cá nhân, tập thể trên địa bàn xã du nhập và nhân rộng các ngành, nghề TTCN như: Tạo cơ chế thuận lợi về hành lang pháp lý cho các cá nhân, tổ chức được vay vốn ưu đãi để phát triển TTCN, có chính sách thu hút các doanh nghiệp, hộ sản xuất mạnh dạn đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất… Một số cơ sở sản xuất lớn trên địa bàn, điển hình như: Công ty TNHH Mưu Sinh chuyên sản suất đồ gỗ gia dụng văn phòng, được sự ủng hộ và hỗ trợ về mặt pháp lý của UBND xã, giờ đây hàng năm doanh thu của công ty đạt hàng chục tỷ đồng, tạo việc làm

thường xuyên cho hơn 20 lao động, với mức thu nhập bình quân mỗi người từ 4 - 5 triệu đồng một tháng.

Trao đổi với chúng tôi, Ông Nguyễn Văn Sự, Chủ tịch UBND xã Yên Trung cho biết: Để CN - TTCN trở thành động lực mang tính đột phá cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương, đồng thời khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và ô nhiễm môi trường, UBND xã Yên Trung đang chú trọng phát triển CN - TTCN theo hướng quy hoạch, phát triển, khai thác tiềm năng từ các cụm công nghiệp, làng nghề. Hiện Ủy ban đang quy hoạch phát triển một khu làng nghề với diện tích 13,5 ha, ngay khi có mặt bằng, sẽ di dời tất cả các cơ sở sản xuất TTCN ra khỏi khu dân cư vào khu sản xuất tập trung, tạo điều kiện tốt nhất cho các cơ sở sản xuất phát huy hiệu quả kinh doanh, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong khu vực.

Trong thời gian tới, để CN - TTCN tại địa phương phát triển mạnh mẽ hơn nữa, UBND xã đã đưa ra những nhóm giải pháp như: chính sách hỗ trợ vay vốn của Nhà nước tới các cá nhân và hộ gia đình thực hiện một cách nhanh chóng; đầu tư hạ tầng làng

nghề, cụm - điểm công nghiệp; áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; xây dựng thương hiệu cho sản

Một phần của tài liệu Tapchithang12 - 2015_ver 2 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)