Xây dựng và hoàn thiện quy trình chính sách chovay tiêudùng

Một phần của tài liệu 0320 giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại NHTM CP bắc á chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 104 - 107)

Chính sách cho vay bao gồm quy mô và giới hạn cho vay, cơ cấu danh mục cho vay định giá cho vay, các tiêu chuẩn chất lượng cho vay, quá trình giảm sát cho vay.

Mức cho vay hợp lý hấp dẫn: Để xác định một mức cho vay hợp lý thì ngân hàng cần phải đi xem xét nhu cầu và khả năng trả nợ của khách hàng. Hiện tại mức cho vay không tài sản đảm bảo với cán bộ công nhân viên với mức vay tối đa là 50 triệu đồng. Đối với nhóm khách hàng vay vốn để mua nhà, xây sửa nhà cửa. thì mức cho vay như vậy là tương đối nhỏ. Chi nhánh nên linh hoạt hơn về mức cho vay đối với từng đối tượng khách hàng. Nếu khách hàng chứng minh được có thu nhập ổn định, khả năng trả nợ của mình

thì chi nhánh có thể xem xét cho vay với hạn mức cao hơn và thời hạn dài hơn mà không sợ rủi ro.

Đối với cho vay có tài sản đảm bảo mức cho vay tối đa lên đến 50 % giá trị thế chấp, một số trường hợp có thể lên đến 70% giá trị tài sản thế chấp. Một tài sản được đem làm thế chấp phải được xét: thuộc quyền sở hữu của người vay, khả năng chuyển đổi, giá cả. Giá cả là yếu tố không ổn định, biến động theo thị trường bởi vậy Ngân hàng sợ rủi ro về tài sản thế chấo nên chỉ cho vay 50% - 70% giá trị để tránh rủi ro. Tuy vậy, những tài sản có khả năng chuyển đổi cao như trái phiếu, tín phiếu Chính phủ, sổ tiết kiệm rất an toàn thì Ngân hàng cần tăng mức cho vay để đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn.

Lãi suất linh hoạt: Thông thường Tổng giám đốc ngân hàng Bắc Á đưa ra mức lãi suất cho cả hệ thống áp dụng . Nhưng trong điều kiện biến động lãi suất như hiện nay, chi nhánh sẽ dựa trên mức lãi suất chung để điều chỉnh mức lãi suất cho phù hợp với chi nhánh. Mức lãi suất đặt ra đò i hỏi có sức cạnh tranh, giữ vững mối quan hệ với khách hàng truyền thống, thu hút thêm khách hàng mới và đảm bảo mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, người tiêu dùng chú trọng vào việc mình có thể sử dụng được loại hình dịch vụ phục vụ nhu cầu đời sống hay một nhu cầu chi trả cấp bách nên họ s ẵn sàng chấp nhận mức lãi suất này Nhưng với tình hình cạnh tranh khốc liệt, cộng với một khối lượng lớn các tổ chức tham gia vào hoạt động cho vay tiêu dùng đã dẫn tới tình trạng lãi suất cho vay đã được điều chỉnh một cách hợp lý hơn. Vấn đề đặt ra là người tiêu dùng đã có sự so sánh và lựa chọn giữa các ngân hàng, vì họ không chỉ sử dụng một loại sản phẩm hay chỉ sử dụng dịch vụ một lần duy nhất mà họ có thể sử dụng nhiều lần nếu ngân hàng phục vụ tốt và có sức hấp dẫn. Vì vậy, mức lãi suất đưa ra cần có sự cân nhắc hợp lý và đảm bảo sức cạnh tranh không gây tổn thất cho ngân hàng.

nhắc trong lĩnh vực CVTD. Chi nhánh có thể xem xét để áp dụng một mức lãi suất mềm dẻo hơn ho ặc là thỏa thuận với khách hàng . Đặc biệt với những khách hàng quen thuộc hay những khách hàng tiềm năng thì chi nhánh nên áp dụng một mức lãi suất uu đãi để tạo dựng mối quan hệ bền chặt với những nhóm khách hàng này . Để xây dựng đuợc một biểu lãi suất linh hoạt và hấp dẫn thì ngân hàng cần dựa vào việc c ân đối giữa chi phí cho vay và doanh lợi thu về để vừa một mặt thu hút khách hàng mặt khác vẫn thu về lợi nhuận tối đa. Ngoài ra ngân hàng cũng cần phải xem xét lãi suất, phí của các NHTM khác để có thể đua ra đuợc một mức lãi suất hấp dẫn và mang tính cạnh tranh.

Bên cạnh đó ngân hàng cũng cần đa dạng hóa hình thức trả lãi để tạo điều kiện phù hợp với đ c điểm nhu cầu của khách hàng. Dựa vào từng lãi suất, từng kỳ hạn mà khách hàng có cơ hội lựa chọn các khoản vay phù hợp, đảm bảo cho hoạt động của họ có kết quả cao , đảm bảo trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

Điều kiện vay vốn không quá khắt khe

Hiện nay để vay vốn tại ngân hàng thì khách hàng cần phải có tài sản đảm bảo là bất động sản chứ không thể sử dụng bất cứ một loại tài sản đảm bảo nào khác. Hiện nay ở các NHTM khác khách hàng có thể vay vốn thế chấp bằng chính tài sản hình thành trong tuơng lai nhu ô tô hay căn hộ mà họ s ẽ mua, hay có thể thế chấp b ằng sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá khác, thậm chí một số ngân hàng còn thực hiện cho h ch hàng vay đảm bảo b ng uy tín của mình. Với điều kiện nhu vậy m c dù chi nhánh s hạn chế đuợc rủi ro nhung cũng chính là nguyên nhân để làm giảm số luợng khách hàng đến giao dịch. Vì với những khách hàng chỉ vay khoản vay nhỏ hay có nhu cầu vay nhiều món vay ở các ngân hàng khác thì việc đảm bảo b ng bất động sản là một điều quá khắt khe.

phức tạp bao nhiêu s ẽ làm cho khách hàng ngại tiếp cận nguồn vốn vay bấy nhiêu. Do đó , Ngân hàng nên xem xét giảm bớt một số thủ tục giấy tờ nhu chỉ yêu cầu khách hàng sao kê bảng thu nhập 3 tháng gần nhất thay vì 12 tháng, khách hàng đã có bảng luơng thì không cần xác nhận nguồn thu nhập của cơ quan, đơn vị nguời vay. Bỏ xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trên giấy đề nghị vay vốn... Về thời gian xét duyệt cho vay: giảm thời gian xét duyệt tối đa là 5 ngày xuống 2 ngày đối với cho vay ngắn hạn, tối đa là 5 ngày đối với cho vay trung và dài hạn thay vì 5 ngày đối với cho vay ngắn hạn, 10 ngày đối với cho vay trung hạn và 15 ngày đối với cho vay dài hạn theo qui định hiện hành.

Một phần của tài liệu 0320 giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại NHTM CP bắc á chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w