Chất lượngtín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á chi nhánh đại an,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Chất lượngtín dụng ngân hàng

Theo quan điểm của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS 9000:2000 đã đưa ra khái niệm về chất lượng như sau: iiChat lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên liên quan ”.

Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định về chức năng, hoạt động của ngân hàng thương mại, trong đó, tín dụng là hoạt động chính, đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Vì vậy, chất lượng tín dụng trong ngân hàng cần được quan tâm, đặt lên hàng đầu.

Tóm lại chất lượng tín dụng ngân hàng phải được biểu hiện ở sự gia tăng về lợi nhuận, tăng trưởng dư nợ, giảm tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn, thực thi theo đúng mức quy định cân đối giữa nguồn vốn huy động với dư nợ của ngân hàng, ổn định cơ cấu tín dụng,...

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại

1.2.2.1. Chỉ tiêu định tính

Thứ nhất, là những chỉ tiêu mang tính tương đối. Hoạt động tín dụng của ngân hàng cần đúng mục tiêu, định hướng phát triển trong ngắn hạn cũng như hạn chế đến mức tối đa trong dài hạn, thực hiện đúng mục đích, nguyên tắc cho vay để đánh giá chính xác nhu cầu, năng lực trả nợ của khách hàng để giảm thiểu tối đa rủi ro.

Thứ hai, hoạt động tín dụng phải đảm bảo thực hiện đúng trình tự, tuân thủ các nguyên tắc đặt ra: vốn vay phải được khách hàng sử dụng đúng mục đích, có

tài sản đảm bảo để thế chấp cho khoản vay, khách hàng phải thực hiện việc thanh toán gốc và lãi đúng thời hạn quy định.

Thứ ba, chất lượng tín dụng được thể hiện ở sự hài lòng của khách hàng với ngân hàng về các chính sách sản phẩm, dịch vụ, về chất lượng, thái độ, thời gian phục vụ.

Thứ tư, là trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng về nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng, áp dụng công nghệ mới, kỹ thuật tiên tiến trong hoạt động cấp tín dụng.

Thứ năm, là việc phối hợp tốt giữa các cơ quan có thẩm quyền, như văn phòng công chứng, trung tâm giao dịch bảo đảm, các tổ chức tín dụng khác để đảm bảo tốt công tác cho vay.

1.2.2.2. Chỉ tiêu định lượng

a)Chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu: Theo Khoản 5 và 6 Điều 2, Quyết định ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng số 22/VBNN - NHNN ngày 04/06/2014 quy định “Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn ”; “Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4 và 5 quy định tại điều 6 hoặc điều 7 Quy định này, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng”. Như vậy, từ định nghĩa trên, có thể hiểu rằng Nợ quá hạn là Nợ nhóm 2,3,4,5 và Nợ xấu là Nợ nhóm 3,4,5.

Căn cứ theo Điều 6.10 về việc tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo năm nhóm trong Quyết định số 22/VBNN - NHNN ngày 04/06/2014:

“a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;

Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 điều này. b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);

Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 3 điều này. c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại điểm b khoản này; Các khoản nợ được miên hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 3 điều này. d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 3 điều này. đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 điều này.”

Theo định nghĩa như trên, có thể coi rằng Nợ quá hạn bao gồm Nợ cần chú ý và Nợ xấu. λ, Nợxầu "Tỷ lệ nợ xấu = ;---%100%" ■ ■ Tong dư nợ r Nợ quả hạn "Tỷ lệ nợ quả hạn = :—%100%" Tổng dư nợ

Nợ quá hạn cho biết tính trên 100 đồng dư nợ hiện tại có bao nhiêu đồng đã quá hạn. Đây là chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng của ngân hàng. Theo quy định của NHNN hiện nay, tỷ lệ nợ quá hạn không được vượt quá 3%. Do đó, nếu chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ ngân hàng hoạt động càng kém hiệu quả, rủi ro chất lượng tín dụng càng cao. Vì vây, trong hoạt động

tín dụng của ngân hàng thương mại, luôn phải đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn không được vượt ngưỡng cho phép của NHNN.

Tỷ lệ Nợ quá hạn càng cao thì khả năng ngân hàng gặp rủi ro càng lớn, chất lượng tín dụng càng giảm, khả năng mất vốn ngân hàng gặp phải là rất lớn. Nợ quá hạn là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng, do đó, ngân hàng nào kiểm soát được nợ quá hạn thì ngân hàng đó có chất lượng tín dụng tương đối cao và ngược lại.

Để xem xét chi tiết hơn khả năng không thu hồi được nợ quá hạn, người ta sử dụng chỉ tiêu nợ xấu. Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng dư nợ thì có bao nhiêu phần trăm là nợ xấu (hay trong tổng dư nợ thì có bao nhiêu phần trăm là bị rủi ro). Nợ xấu tăng làm tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, giảm lợi nhuận của ngân hàng. Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng đó thấp, năng lực tài chính, năng lực quản lý cũng như năng lực hoạt động kinh doanh yếu kém.

b)Chỉ tiêu dự phòng rủi ro: dự phòng rủi ro là khoản tiền được các ngân hàng thương mại trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra trong trường hợp khách hàng không thực hiện trả nợ theo đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng. Theo Khoản 4 Điều 6 của Quy định 22/VBNN - NHNN ngày 04/06/2014, thì tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với năm nhóm nợ như sau:

Nhóm 1: 0% Nhóm 2: 5% Nhóm 3: 20% Nhóm 4: 50% Nhóm 5: 100%

“R = max {0, (A - C)} x r” (3) Trong đó:

R là số tiền dự phòng cụ thể mà các Ngân hàng thương mại phải trích lập. A là dư nợ gốc vay ban đầu.

C là giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo theo thời gian. r là tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể.

Do chỉ tiêu dự phòng rủi ro phản ánh số tiền mà ngân hàng thương mại phải thực hiện trích lập dự phòng khi phát sinh các khoản nợ xấu, nên chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả, khoản nợ quá hạn và nợ xấu thấp, còn chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng tín dụng của ngân hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, do có nhiều khoản nợ xấu phát sinh, bắt buộc ngân hàng thương mại phải thực hiện việc trích lập dự phòng rủi ro.

c) Chỉ tiêu tỷ lệ tập trung tín dụng: phản ánh tỷ lệ nguồn vốn ngân hàng thực hiện cho vay tập trung vào lĩnh vực nào là chủ yếu. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước cuối năm 2018, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản tăng 8,88%; tín dụng đối với ngành công nghiệp và xây dựng cuối năm 2018 tăng 12,1%; tín dụng đối với ngành thương mại, dịch vụ tăng 15,9%. Do đó, tín dụng tập trung cho các ngành sản xuất, kinh doanh trong thời gian qua là động lực chính của tăng trưởng kinh tế.

d) Chỉ tiêu tỷ lệ xấu mất vốn: rủi ro mất vốn là rủi ro khi người đi vay không có khả năng thanh toán được gốc lẫn lãi vay theo hợp đồng tín dụng, khi đó, ngân hàng sẽ sử dụng biện pháp cuối cùng để thu hồi nợ vay là phát mại tài sản thế chấp.

... Tonq dư nợ quả hạn được xóa ________

"Tỷ lệ mất vốn =---ɪ—ɪ—7 , —7—---xlOO%"

Tỷ lệ mất vốn càng nhỏ phản ánh chất lượng tín dụng càng tốt và ngược lại, nếu tỷ lệ mất vốn càng cao cho thấy ngân hàng hoạt động không có hiệu quả, nợ quá hạn và nợ xấu tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng ngân hàng.

Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ, khi đó, ngân hàng sẽ sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xóa nợ. Bên cạnh việc xóa nợ bằng quỹ dự phòng rủi ro, ngân hàng vẫn sẽ tiếp tục có những biện pháp can thiệp để thu hồi nợ từ phía khách hàng.

. ... Dự phòng mất vốn _____________ "Tỷ lệ dự phòng = Σ," 1---xl00%"

■ ■ Tong dư nợ Tỷ lệ dự phòng càng nhỏ càng tốt.

Tỷ lệ dự phòng mất vốn phản ảnh phần trăm dư nợ được dự đoán là không có khả năng thu hồi. Tỷ lệ dự phòng mất vốn trích lập theo quy định của ngân hàng thể hiện cho khoản trích lập mất vốn được xóa nợ trong một thời gian nhất định. Tỷ lệ mất vốn được tính dựa trên tổng giá trị các khoản nợ quá hạn được xóa trong một khoản thời gian nhất định.

đ)Chỉ tiêu tỷ lệ nợ được xử lý: theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 2%; tỷ lệ nợ xấu và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu (bao gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu khác) dưới 5%.

"Tỷ lệ thanh toản nợ do bản tải sản của KH

Sổ tiền thu nợ do bản tải sản của KH

=---ɪ ' Λ∑LT'ʌ ɪ ɪ---χioo%"

Để thu hồi nguồn vốn của mình, trong trường hợp khách hàng không trả được nợ, khi đó, ngân hàng sẽ xem xét đến việc phát mại tài sản thế chấp. Khi đến hạn, nếu khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng có thể phát mại tài sản. Như vậy, nếu tỷ lệ này lớn chứng tỏ Ngân hàng không thu hồi được vốn vay từ khách hàng và bắt buộc phải thanh lý tài sản thế chấp, dẫn đến chất lượng tín dụng giảm sút.

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

1.2.3.1. Nhân tố khách quan

Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế trong khu vực mà Ngân hàng phục vụ liên quan trực tiếp tới chất lượng tín dụng. Khi kinh tế thị trường ổn định sẽ giúp phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tạo ra công ăn việc làm cho người dân, thu nhập của người lao động được đảm bảo, chất lượng cuộc sống tăng và ngược lại.

Chu kỳ kinh tế có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động cấp tín dụng. Khi nền kinh tế suy thoái, cung lớn hơn cầu dẫn tới hàng tồn kho lớn, hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn do các chi phí đầu vào lớn, mà hàng hóa không bán ra, tồn đọng vốn. Khi đó, chất lượng tín dụng của ngân hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do khả năng không trả được nợ của khách hàng là rất cao. Ngược lại, khi nền kinh tế phát triển, tốc độ tăng trưởng cao, các doanh nghiệp sẽ mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, việc cho vay của ngân hàng là cần thiết để doanh nghiệp có vốn tập trung vào đầu tư, mở rộng quy mô, do đó chất lượng tín dụng tăng.

Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất luôn thay đổi, lợi nhuận thu được của doanh nghiệp không đảm bảo được khả năng trả nợ nếu lãi vay cao hơn lợi

nhuận để lại, khi đó, lợi tức ngân hàng thu được từ hoạt động tín dụng bị ảnh hưởng trực tiếp.

Môi trường xã hội

Ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng dựa trên cơ sở là lòng tin. Đó là tiêu chí đầu tiên mà cán bộ tín dụng tiếp cận khách hàng, đặc biệt, đạo đức xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Khách hàng lợi dụng lòng tin để gian lận, chiếm dụng vốn của ngân hàng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng tín dụng.

Môi trường pháp lý

Yếu tố pháp lý được thể hiện trong việc đồng bộ các văn bản, quy phạm pháp luật, và các chủ thể kinh tế trong xã hội chấp hành nghiêm túc, thực thi với quy định mà Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ đặt ra.

Khi nền kinh tế càng phát triển đòi hỏi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật càng phải hoàn chỉnh, chặt chẽ để đảm bảo không tạo ra các kẽ hổng trong sự phát triển.

Môi trường chính trị

Nếu chính trị ổn định sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng được diễn ra lành mạnh, an toàn. Môi trường chính trị tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, tăng trưởng kinh tế và ngược lại.

1.2.3.2. Nhân tố từ phía ngân hàng

Chính sách tín dụng của Ngân hàng

Chính sách tín dụng là một trong những nguồn cung ứng vốn trong nền kinh tế, là chiến lược kinh doanh cốt lõi của các ngân hàng thương mại.

Chính sách tín dụng của ngân hàng được biểu hiện thông qua các đường lối, chủ trương, kế hoạch của Ban lãnh đạo nhằm đảm bảo cho hoạt động tín

dụng hoạt động hiệu quả, an toàn. Bao gồm: hạn mức cấp tín dụng, thời gian cho vay, lãi suất cho vay và các loại phí của khoản vay.

Một đường lối chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng, hoạt động tín dụng đem lại lợi nhuận lớn, ngân hàng cũng hạn chế các rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay.

Quy trình tín dụng.

Quy trình tín dụng là toàn bộ các công đoạn từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn đến khi thanh lý hợp đồng tín dụng của khách hàng. Bao gồm 6 bước:

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á chi nhánh đại an,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w