THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI SỞ GIAO DỊCH

Một phần của tài liệu 0066 giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại sở giao dịch NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41 - 55)

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 2.2.1. Hoạt động phát hành thẻ

2.2.1.1. Quy trình phát hành thẻ

Sơ đồ 2.2: Quy trình phát hành thẻ

Quy trình phát hành thẻ gồm 5 bước cơ bản sau:

Bước 1: Khách hàng tới chi nhánh, Phòng giao dịch của VCB làm thủ tục theo quy định của Ngân hàng

Bước 2: Những thông tin của khách hàng được xét duyệt, thẩm định và phân loại,

Bước 3: Sau khi thẩm định, chi nhánh sẽ tạo và cập nhật hồ sơ quản lý thẻ và gửi tới trung tâm thẻ trong trường hợp đồng ý phát hành thẻ cho khách hàng (và trả lại khách hàng nếu không đồng ý).

Bước 4: Trung Tâm Thẻ sau khi hoàn thành phát hành chuyển lại thẻ và số PIN cho chi nhánh phát hành để giao cho khách hàng.

Bước 5: Chi nhánh phát hành giao thẻ cùng mã PIN cho khách hàng và hướng dẫn cho khách hàng cách sử dụng thẻ và những vấn đề liên quan đến thẻ.

2.2.1.2. Hoạt động phát hành thẻ ghi nợ

Hiện nay, Vietcombank phát hành và thanh toán các sản phẩm: thẻ ghi nợ nội địa:

Vietcombank Mastercard, Vietcombank Union Pay.

Thẻ Vietcombank connect 24

Vào quý II năm 2002, Thẻ Vietcombank Connect24 ra đời, đây là sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa đầu tiên được phát hành ở Việt Nam. Thẻ Connect24 là thẻ ghi nợ nội địa được Vietcombank phát hành cho khách hàng cá nhân sử dụng để rút tiền từ các tài

khoản cá nhân mở tại Vietcombank. Với hệ thống giao dịch ATM đạt tiêu chuẩn quốc

tế phát triển trên nền tảng hệ thống công nghệ thanh toán trực tuyến Vietcombank on-

line, thẻ Connect24 vừa triển khai đã được khách hàng đón nhận nhiệt tình. Đến nay ngoài các giao dịch truyền thống như rút tiền từ tài khoản cá nhân, đổi mã số cá nhân,

tra cứu thông tin tài khoản, chuyển khoản cùng hệ thống, khác hệ thống, nạp thẻ điện

thoại, thanh toán vé máy bay... .tất cả các chức năng đã được tích hợp vào thẻ, tạo điều

kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian chi phí cho khách hàng. Thẻ ghi nợ quốc tế Vietcombank - Connect 24 Visa

Thẻ Vietcombank Connect24 Visa (Visa debit): được xây dựng trên nền tảng thẻ Connect24, thẻ Vietcombank Connect24 Visa phát huy tối đa những tính năng ưu việt sẵn có của thẻ Vietcombank Connect24. Bên cạnh đó, đây là sản phẩm thẻ thuộc dòng thẻ Visa Unembossed, mang lại cho khách hàng độ an toàn cao do được cấp phép điện tử với 100% giao dịch và được đảm bảo an ninh bằng hạ tầng cơ sở công nghệ tiêu chuẩn quốc tế của Vietcombank. Connect24 Visa giúp cho chủ thẻ

Năm_______ 2012 20 13

20 14

So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013

Loại thẻ Chênh lệch % Chênh

lệch % Connect 24 27,20 0 30,51 5 36,59 2 3,31 5 12.19% 6,07 7 19.91 % Visa________ 6,21 5 7,55 5 9,01 4 1,34 0 21.56% 1,45 9 19.31 % Master 3,11 2 4,00 5 6,12 4 893 28.70% 2,11 9 52.91 % Tông 36,52 7 42,07 5 51,73 0 5,54 8 15.19% 9,65 5 22.9%

có thể chi tiêu tại hơn 30 triệu điểm chấp nhận thẻ Visa trên toàn cầu. Thẻ đuợc sử dụng nhu thẻ Connect 24 ngoài ra còn có thêm tiện ích là sử dụng đuợc cả trong nuớc và quốc tế, bất cứ nơi nào có biểu tuợng Visa đều chấp nhận thanh toán thẻ này, dùng thanh toán hóa đơn, hàng hóa trực tiếp bằng số in trên thẻ....

Thẻ Vietcombank connect 24 Master:

Thẻ Vietcombank MTV MasterCard: là sản phẩm thẻ đầu tiên của dòng thẻ thanh toán MasterCard Unembosed liên kết với MTV tại Việt Nam và nằm trong số những sản phẩm MasterCard Unembossed liên kết đầu tiên trên thế giới. Thẻ Vietcombank MTV mang những tính năng chính của thẻ thanh toán quốc tế nhu rút tiền mặt và mua hàng hoá dịch vụ tại hàng chục triệu điểm chấp nhận thẻ MasterCard tại Việt Nam và toàn thế giới. Đặc biệt chủ thẻ còn đuợc huỏng những uu đãi độc đáo nhu chuơng trình điểm thuởng tính trên chi tiêu của thẻ với nhiều quà tặng hấp dẫn, Vietcombank - MTV không chỉ là một phuơng thức giao dịch tài chính hiện đại và thuận tiện mà còn là “một biểu tuợng thời trang mới thể hiện đuợc sự năng động, cá tính, phong cách, sành điệu, tự tin và thành đạt.

Năm 2014 Vietcombank cũng đã cho ra mắt thêm sản phẩm thẻ debit quốc tế mới là thẻ Vietcombank Cashback plus American Express ( Amex debit), có đầy đủ các chức năng của thẻ nội địa và thẻ quốc tế, ngoài ra còn đuợc hỗ trợ các thông tin về y tế, du lịch trong nuớc và quốc tế, đuợc huởng giảm giá, uu đãi nhiều tại các đơn vị có liên kết với Vietcombank, đặc biệt khi chi tiêu, thì 15 ngày sau tiền mới bị trừ trong tài khoản của khách hàng. Ngoài ra còn có thẻ liên kết giữa Vietcombank và hai thuơng hiệu lớn là Visa và BigC đã làm nên thẻ ghi nợ tích hợp rất nhiều uu đãi cho khách hàng khi phát hành và sử dụng thẻ Vietcombank BigC Visa.

Ta có bảng số lượng phát hành thẻ ghi nợ tại Sở giao dịch Vietcombank giai đoạn 2012-2014 như sau:

■Master ■Visa ■Connect 24

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Biêu đô 2.1: Số lượng phát hành thẻ debit

Nhìn chung, số lượng thẻ phát hành qua các năm tăng trưởng tốt, năm 2013 tăng so với năm 2012 là 5.548 thẻ, đến năm 2014 tăng lên so với 2013 gần gấp đôi (9.655 thẻ). Trong đó tỷ trọng thẻ Connect 24 là thẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đến là Visa rồi Master. Điều này cho thấy nhu cầu của khách hàng chủ yếu là thẻ ATM bình thường có

thể sử dụng được các chức năng rút tiền, chuyển tiền đơn giản với các thao tác ngoài ATM. Nhưng không hẳn là nhu cầu về thẻ debit quốc tế giảm mà nó cũng có những bước tăng trưởng vượt bậc qua các năm, thẻ Visa được người sử dụng ưa chuộng hơn Master, tuy nhiên chức năng thanh toán và sử dụng hai loại Visa và Master này là như nhau, chỉ khác nhau về thương hiệu Visa được nhiều người biết đến. Dường như nhận

Loại thẻ Chênh lệch % lệch % Visa________ 6,72 3 9,16 7 13,12 9 2,44 4 36.35% 3,96 2 43.22 % Master 3,98 7 5,00 8 7,02 5 1,02 1 25.61% 2,01 7 40.28 % Amex______ 6,01 5 9,00 1 12,99 9 2,98 6 49.64% 3,99 8 44.42 %

thức được điều đó số lượng thẻ Master ngày càng tăng vượt bậc. Từ tăng 893 thẻ năm

2013 so với 2012 lên đến 2119 thẻ năm 2014 so với 2013. Ngoài ra năm 2014 Vietcombank còn phát hành thêm sản phẩm thẻ liên kết Vietcombank-Visa-BigC và cho ra mắt thẻ Amex Cashback Plus, tuy nhiên số lượng phát h ành các thẻ này là chưa

nhiều, Visa BigC với số lượng là 634 thẻ, Amex Cashback Plus là 798 thẻ.

2.2.1.3. Hoạt dộng phát hành thẻ tín dụng quốc tế

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã bắt đầu phát hành thẻ tín dụng quốc tế vào năm 1996. Sở Giao dịch là đơn vị đầu tiên thực hiện việc phát hành thẻ tín dụng Vietcombank ra công chúng.

Đối tượng phát hành thẻ tín dụng quốc tế là các cá nhân người Việt Nam có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý, người nước ngoài sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam, được các tổ chức nơi cá nhân công tác đứng ra uỷ quyền cho cá nhân đó sử dụng thẻ với trách nhiệm thanh toán chi tiêu thẻ của chính tổ chức đó, hoặc người có thu nhập cao, ổn định, hoặc người có tiền ký quỹ, giấy tờ có giá dùng để thế chấp, cầm cố tại các tổ chức tín dụng, hoặc người được các đối tượng trên bảo lãnh để phát hành thẻ tín dụng.

Ngay từ ngày đầu tiên triển khai việc phát hành thẻ, Vietcombank đã xây dựng một qui trình phát hành đảm bảo thông suốt từ trung ương xuống các chi nhánh. Trung ương đưa ra các quy định chung, khống chế hạn mức tín dụng tối đa và tối thiểu cho từng hạng thẻ, các loại phí và các mức phí, các thông tin phải thu thập từ khách hàng... Theo đó Vietcombank phát hành 2 hạng thẻ cho từng loại thẻ Vietcombank Visa và Vietcombank MasterCard: hạng vàng với hạn mức tín dụng từ 50 triệu VNĐ đến 300 triệu VNĐ và hạng chuẩn với hạn mức tín dụng từ 5 triệu VNĐ đến dưới 50 triệu VNĐ. American Express: hạn mức tín dụng từ 5 triệu VNĐ đến dưới 100 triệu VNĐ với thẻ xanh, hạn mức tín dụng từ 100 triệu VNĐ đến 500 triệu VNĐ với thẻ vàng. Và hạn mức từ 200 triệu đến 1 tỷ đồng đối với thẻ Visa Platinum, Amex Platinum.

Sở Giao dịch vào thời điểm đó kinh doanh thẻ tín dụng với tư cách vừa là nơi nghiên cứu đưa ra các qui định, thể chế chung cho hoạt động thẻ tín dụng toàn hệ thống

vừa là nơi trực tiếp phát hành, kinh doanh thẻ tín dụng. Trong những năm đầu tiên, lượng thẻ phát hành ra trên thị trường rất khiêm tốn. Mọi tầng lớp dân cư, ngay cả tầng lớp trí thức tại thành phố vẫn coi thẻ tín dụng là một khái niệm rất xa lạ. Thẻ chỉ được những người thường xuyên đi công tác ở nước ngoài chú ý tới. Bên cạnh đó, đúng vào thời điểm sau một loạt các vụ đổ vỡ tín dụng có quy mô lớn, tình hình cấp phát tín dụng của các ngân hàng rất khó khăn. Chính vì thắt chặt tín dụng, việc thẩm định khả năng tài chính của khách hàng được Sở Giao dịch thực hiện rất thận trọng, hầu hết khách hàng đều được yêu cầu thế chấp hoặc ký quỹ để phát hành thẻ. Số lượng thẻ phát

hành vì thế đã tăng trưởng thấp.

Ta có bảng số liệu phát hành thẻ tín dụng Vietcombank qua các năm như sau:

Bảng 2.2: Số liệu phát hành thẻ tín dụng Vietcombank giai đoạn 2012-2014

■Amex

■Master

■Visa

Hoạt động phát hành thẻ là một trong những thế mạnh của Sở giao dịch Vietcombank, cùng với mạng lưới hơn 20 phòng giao dịch trên địa bàn Hà Nội, Sở giao dịch đã có được khối lượng khách hàng lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực thẻ. Ve mảng thẻ tín dụng, các loại thẻ VCB phát hành là Visa, Amex, Master, ngoài ra còn có UnionPay và JCB. Tuy nhiên Thẻ Vietcombank UnionPay được VCB chính thức ra mắt tháng 1.2013 và thẻ JCB ra mắt vào cuối tháng 9.2012, với số lượng thẻ phát hành chưa nhieu.

Năm 2013, mặc dù phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và chịu sự ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế nhưng hầu hết các chỉ tiêu thẻ đều tăng trưởng tốt. Số lượng thẻ phát hành tăng dần qua các năm, năm 2013 tăng 6451 thẻ tương ứng 38.57% so với năm 2012. Tới năm 2014 số lượng thẻ phát hành tăng lên 9977 thẻ, tương ứng với 43% so với năm 2013. Trong đó chủ yếu là thẻ Visa và Amex, tỷ trọng của Visa và Amex chiếm tỉ trọng lớn nhất.

2.2.2. Hoạt động thanh toán

2.2.2.1. Quy trình thanh toán thẻ tại Vietcombank

Trong quá trình thanh toán thẻ, các chủ thể tham gia gồm có: Tổ chức phát hành thẻ ( Isusuer), chủ thẻ (Card holder), Tổ chức thanh toán thẻ (Acquirer), điểm chấp nhận thẻ ( Card Acceptor), Tổ chức trung gian ( TCTQT-TCCMT) và các tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ thanh toán thẻ.

Đầu tiên, sau khi chọn mua hàng hóa dịch vụ, đến khâu thanh toán, chủ thẻ xuất trình thẻ cho ĐVCNT, tại đây sẽ diễn ra quy trình như sau:

• Cấp phép: Đầu tiên là giao dịch cấp phép, nhằm nhận đảm bảo khả năng thanh toán của chủ thẻ từ Tổ chức phát hành: Khi chấp nhận thẻ, ĐVCNT có EDC truyền thông tin về TCTT để xin cấp phép, ĐVCNT không có EDC gọi điện cung cấp các thông số của thẻ, số tiền thanh toán cho Tổ chức thanh toán (TCTT). TCTT gửi yêu cầu qua Tổ chức trung gian đến Tổ chức phát hành để cấp phép chuẩn chi các giao dịch. Tổ chức trung gian chuyển số cấp phép cho TCTT. Khi nhận được số cấp phép chuẩn chi cho giao dịch từ TCTT, ĐVCNT mới thực hiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho chủ thẻ.

• Thanh toán: ĐVCNT truyển dữ liệu thanh toán cho TCTT, TCTT thực hiện thanh toán cho ĐVCNT. Sau đó TCTT tổng hợp các dữ liệu thanh toán hàng ngày và gửi cho các Tổ chức trung gian. Tại đây, TCTQT làm trung gian bù trừ các dữ liệu phải

thu/phải trả của các Tổ chức thanh toán/Tổ chức phát hành và ủy quyển cho các Ngân

hàng thực hiện thu tiền của Tổ chức phát hành để trả Tổ chức thanh toán.

Đối với các giao dịch tại hệ hống ATM, giao dịch thẻ ghi nợ nội địa Tổ chức thanh toán không phải gửi dữ liệu thanh toán cho Tổ chức trung gian mà các tổ chức này sẽ sử dụng dữ liệu cấp phép ban đầu để thanh toán giữa Tổ chức thanh toán và Tổ chức phát hành.

2.2.2.2. Hoạt động thanh toán thẻ ghi nợ

Chủ thẻ ghi nợ thực hiện thanh toán trong hệ thống Vietcombank: hệ thống sẽ thực hiện ghi nợ chủ thẻ ngay khi giao dịch cấp phép thành công và ghi có cho ATM/ ĐVCNT hoặc tài khoản tạm thu( nếu là thẻ ghi nợ quốc tế) để thanh toán cho ĐVCNT nhận được dữ liệu thanh toán từ ĐVCNT.

Chủ thẻ ghi nợ thực hiện thanh toán ngoài hệ thống Vietcombank: Hệ thống sẽ thực hiện ghi nợ chủ thẻ ngay khi giao dịch cấp phép thành công và ghi có cho tài khoản tạm thu để thanh toán cho Tổ chức trung gian khi nhận được yêu cầu thanh toán.

Đối với các giao dịch đã ghi nợ chủ thẻ, nhưng không có giao dịch yêu cầu thanh toán từ Tổ chức trung gian, VCB sẽ thưc hiện hoàn trả lại tiền cho chủ thẻ.

Ngoài ra khi chủ thẻ sử dụng thẻ ghi nợ, chủ yếu là thông qua hệ thống ATM, nhằm thực hiện các giao dịch như: rút tiền, truy vấn số dư tài khoản, chuyển khoản, thanh toán vé máy bay, thanh toán hóa đơn.. ..Đối với giao dịch rút tiền mặt thì giao dịch thanh toán sẽ cùng một lúc với giao dịch cấp phép. Tài khoản tiền mặt tại máy ATM sẽ được hạch toán ngay khi giao dịch thành công. Còn đối với giao dịch chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, thanh toán vé máy bay: giao dịch thanh toán sẽ cùng một lúc với giao dịch cấp phép, tài khoản chuyển đến, tài khoản dịch vụ sẽ được hạch toán ngay khi giao dịch thành công.

ĐVCNT Điểm “602 ^720 ^952

ATM Máy 12Õ 170 “208

39

được tầm quan trọng của hệ thống ATM, cũng như các Đơn vị chấp nhận thẻ, Ngân hàng TMCP Ngoại thương nói chung và Sở giao dịch Vietcombank nói riêng đã có những hành động thiết thực nhằm gia tăng số lượng ATM, ĐVCNT, máy EDC nhằm đáp ứng được hầu hết nhu cầu của khách hàng. Ta có bảng số lượng cơ sở hạ tầng kỹ thuật mà SGD cung cấp để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng:

mạng lưới ATM (170 máy) được lắp đặt chủ yếu tại các trung tâm thương mại, các điểm giao dịch thuận tiện, đông đúc dân cư, và tại các điểm phòng giao dịch vủa Viecombank. Với dịch vụ khách hàng 24/7 và các tiện ích thanh toán đa dạng, Vietcombank đã cung cấp một hệ thống giao dịch tự động lớn nhất và hoạt động ổn định, thông suốt, đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng.

Đặc biệt, Vietcombank đã triển khai kết nối với 3 tổ chức chuyển mạch thẻ lớn nhất Việt Nam là Smartlink, Banknet và VNBC, cho phép chủ thẻ nội địa của Vietcombank có thể sử dụng thẻ tại gần 18.000 máy ATM trên toàn quốc. Bằng việc kết nối dịch vụ thẻ với Vietcombank, các Ngân hàng cùng tham gia vào tổ chức chuyển mạch thẻ đã được hưởng lợi từ hệ thống công nghệ, máy ATM, ĐVCNT và thương hiệu của Vietcombank. Đông thời, sự lớn mạnh của liên minh cũng đem lại nhieu tiện ích cho khách hàng với mạng lưới rộng khắp của các Ngân hàng thành viên và nhieu dịch vụ gia tăng khác.

Nhằm thực hiện chủ truơng dẩy mạnh thanh toán không dung tiền mặt, năm

Một phần của tài liệu 0066 giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại sở giao dịch NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w