6. Kết cấu của luận văn
1.2.7. Sự cạnh tranh gay gắt giữa gọi xe công nghệ và gọi xe truyền thống
Trong lúc các ứng dụng vẫn đang cạnh khốc liệt để giành thị phần trong mảng xe 2 bánh thì tại mặt trận xe 4 bánh, Grab và Vinasun cũng ở hai đầu chiến tuyến trong một vụ kiện mang tính thời cuộc: một bên đại diện cho hình thức kinh doanh cũ và một bên là kết quả của nền kinh tế chia sẻ.
Vụ kiện được Vinasun đệ đơn từ tháng 6/2017. Theo đó, Vinasun kiện Grab "vi phạm Đề án 24 của Bộ GTVT, gây náo loạn thị trường". Theo nguyên đơn, Grab chỉ đăng ký cung cấp ứng dụng công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải, nhưng thực tế hoạt động như doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi – lĩnh vực cùng ngành nghề với Vinasun.
Vụ kiện tụng này kéo dài hơn 1 năm trời với năm lần bảy lượt đưa ra xét xử, phía Vinasun luôn khẳng định Grab là doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi – lĩnh vực cùng ngành nghề với Vinasun, nhưng chỉ đăng ký hoạt động như đơn vị công nghệ. Vinasun cho rằng hoạt động vi phạm pháp luật của Grab đã gây nhiều hệ lụy cho công ty này. Cụ thể, trong năm 2016 và nửa đầu năm 2017 Vinasun bị thiệt hại gần 76 tỷ đồng, trong đó do Grab gây ra là hơn 41 tỷ đồng nên yêu cầu đơn vị này bồi thường.
Về phần mình, Grab nhấn mạnh Grab là đơn vị công nghệ, được Chính phủ công nhận thông qua việc đồng ý kéo dài thời gian thực hiện Đề án thí điểm. "Grab
không thể chịu trách nhiệm cho năng lực cạnh tranh kém của ứng dụng Vinasun và dịch vụ V.Car trên thị trường".
Cuộc chiến tưởng chừng duy trì thế giằng co thì đến 30/11, sau 5 lần được đưa ra xét xử, hai bên bất ngờ đề nghị hội đồng xét xử tạm ngưng phiên tòa để cùng ngồi lại với nhau, nhằm đưa ra phương án hòa giải Vụ kiện được tạm dừng không quá 1 tháng và lịch xét xử sẽ thông báo sau.
Bên cạnh vụ kiện tụng tốn nhiều giấy mực giữa Vinasun và Grab, thị trường taxi năm nay cũng ghi nhận diễn biến bất ngờ khi lần đầu tiên, các hãng taxi truyền thống liên kết với nhau để tạo đối trọng với các hãng "taxi công nghệ" như Grab, thay vì chỉ treo băng rôn phản đối như trước.
Tại thị trường Hà Nội, liên minh taxi truyền thống với tên gọi G7, dưới sự hợp nhất của 3 hãng lớn là Thành Công, Ba Sao và Sao Hà Nội, đã chính thức ra mắt trong tháng 10. Xác định liên kết để chống lại sự áp đảo của taxi công nghệ mà điển hình là Grab, G7 đưa ra mức giá không chênh lệch quá nhiều so với ông lớn Singapore, thậm chí phần chiết khấu thu từ tài xế chỉ 20%, thấp hơn mức 28,6% của Grab.
Đến giữa tháng 12, một liên minh khác với tên gọi Liên minh Taxi Việt cũng xuất hiện dưới sự bảo trợ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). So với G7, Liên minh Taxi Việt hoạt động không chỉ ở Hà Nội mà mở rộng ra các tỉnh thành khác của Việt Nam. Quy mô cũng lớn hơn với 17 hãng taxi tham gia, quy tụ gần 12.000 đầu xe trên cả nước.
Tuy có nhiều khác biệt nhưng điểm chung của cả hai liên minh là đã tích hợp phần mềm công nghệ để tối ưu hóa quá trình gọi xe dù con đường đi có khác nhau: G7 tự xây dựng ứng dụng của riêng mình, còn Taxi Việt hợp tác với nền tảng Emddi.