(Nguồn: Rose Lwitiko Mwambusi 2015)
Rose Lwitiko Mwambusi đi sâu nghiên cứu sự ảnh hưởng của thương hiệu đến
hành vi mua của người tiêu dùng với nhân tố độc lập duy nhất là (1) Branding tác
động trực tiếp đến Hành vi mua của khác hàng. Các nhân tố điều hướng trong mô
hình bao gồm: Chất lượng cảm nhận, Tên thương hiệu, Giá, Địa vị xã hội, Mức thu
nhập và Kiến thức về thương hiệu.
Nghiên cứu chỉ ra rằng trong xã hội hiện đại ngày nay, Thương hiệu (Branding) là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hành vi mua của người tiêu dùng. Một sản phẩm có thương hiệu tốt sẽ tạo cho sản phẩm đó một tập khách hàng trung thành, những người dùng sản phẩm với một sự tin tưởng và tự hào nhất định. Ngoài ra thương hiệu tốt còn là điểm lợi thế để doanh nghiệp tránh được sự cạnh tranh về giá trên thị trường, có thể định vị sản phẩm ở mức giá cao hơn nhiều so với các sản phẩm tương tự mà không làm ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của tập khách hàng trung thành.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI GỌI XE CÔNG NGHỆ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
TẠI HÀ NỘI
2.1. Phương pháp nghiên cứu:
2.1.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nội dung và thực tế nghiên cứu của luận văn được thực hiện qua ba giai đoạn là: (1) Nghiên cứu sơ bộ, (2) Nghiên cứu thử nghiệm và (3) Nghiên cứu chính thức.
Giai đoạn 1: Nghiên cứu sơ bộ (Initial research) được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước về mô hình hành vi mua của khách hàng cũng như các mô hình gọi xe công nghệ trên thế giới. Ngoài ra tác giả còn nghiên cứu các công trình nghiên cứu về ứng dụng của mô hình nền kinh tế chia sẻ ứng dụng trong lĩnh vực vận chuyển hành khách. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá và tổng hợp kết quả của những nghiên cứu có trước, tác giả xây dựng khung nghiên cứu lý thuyết cho luận văn bao gồm mô hình đề xuất và bảng hỏi thử nghiệm.
Thời gian thực hiện: từ tháng 11/2018 – 01/2019.
Giai đoạn 2: Nghiên cứu thử nghiệm (Pilot test) được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng bảng hỏi thử nghiệm được tổng hợp từ giai đoạn 1 để phát cho một số lượng nhỏ các đối tượng nằm trong phạm vi khảo sát nhằm mục tiêu thử nghiệm nội dung bảng hỏi, cách chọn và quy mô, tỉ lệ mẫu, phương pháp điều tra. Giai đoạn này giúp cho nghiên cứu đạt được hiệu quả cao hơn và giảm thiểu những sai lầm trong quá trình điều tra. Từ các kết quả thu được trong quá trình khảo sát thử nghiệm, bảng hỏi thử nghiệm được bổ sung và điều chỉnh để trở thành bảng hỏi chính thức cho nghiên cứu, được thể hiện trong Phụ lục 1: Phiếu khảo sát các
yếu tổ ảnh hưởng đến hành vi gọi xe công nghệ của người tiêu dùng tại Hà Nội.
Quy mô mẫu điều tra: 50 phần tử mẫu.
Thời gian tực hiện: từ tháng 01/2019 - 02/2019.
Giai đoạn 3: Nghiên cứu chính thức (Main test): Đối với hoạt động điều tra hành vi người tiêu dùng, nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng
thông qua việc khảo sát người tiêu dùng tại Hà Nội sử dụng bảng câu hỏi chính thức được tổng hợp thông qua giai đoạn 2 với quy mô mẫu là 450 phần tử mẫu.
Dữ liệu thu về được làm sạch, mã hoá và nhập vào phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS 20.0. Tiếp đến, tác giả tiến hành phân tích dữ liệu theo thứ tự như sau:
• Kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha. • Phân tích nhân tố khẳng định EFA (Exploratory Factor Analysis) • Phân tích tương quan giữa các biến
• Phân tích hồi quy bội để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
Dựa trên kết quả phân tích dữ liệu thu được từ nghiên cứu diện rộng và kết quả phân tích các tài liệu thứ cấp, tác giả đưa ra đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gọi xe công nghệ của người tiêu dùng tại Hà Nội
Thời gian thực hiện: từ tháng 02/2019 - 04/2019.