Một số công cụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại hệ thống thời trang seven am (Trang 38 - 42)

Quản trị tài chính doanh nghiệp chính là toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp nhằm thiết lập định chế tài chính. Trước hết, là các định chế tài chính nội bộ, tổ chức bộ máy quản trị và kiểm soát tài chính, khai thác và sử dụng tốt mọi

nguồn tài lực từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệpphục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với mục tiêu cơ bản là tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ tốt lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và các chủ thể liên quan.

Tiêu chí đánh giá độ hoàn thiện và tin cậy của hệ thống QTTC DN là:

- Có định chế tốt, đảm bảo tính hợp pháp, tính phù hợp với đặc điểm tổ chức, quản lý và sản xuất kinh doanh của DN, phù hợp với môi trƣờng tài chính và trình độ của bộ máy tài chính, kế toán của DN.

- Có bộ máy tinh gọn, hiệu lực, có giám đốc tài chính giỏi và kế toán trƣởng cùng bộ máy hạch toán phù hợp đủ sức làm tham mƣu và QTTC.

- Có môi trƣờng kiểm soát nội bộ (KSNB) hữu hiệu.

- Doanh nghiệp có chiến lƣợc phát triển phù hợp, có năng lực kinh doanh, có uy tín và môi trƣờng kinh doanh phù hợp cho việc mở rộng các quan hệ tài chính. - Một doanh nghiệp có bộ máy QTTC tốt là DN có sự công khai, minh bạch về tài chính, có hiệu quả sử dụng vốn ngày càng cao và có khả năng thích ứng với mọi biến động dù phức tạp của thị trƣờng tài chính.

1.3.5.1. Mục tiêu của QTTC DN

- Mục tiêu dài hạn: Xác định các định hƣớng giải pháp và con đƣờng chủ yếu để tạo lập nguồn vốn, phù hợp với chiến lƣợc phát triển đặc biệt, chiến lƣợc ngành hàng, chiến lƣợc thị trƣờng của DN và đặt ra các mục tiêu chính trong các bƣớc phát triển của DN về mặt tài chính.

Đặc biệt lƣu ý khi thẩm định, phê chuẩn các quyết định đầu tƣ có tính chiến lƣợc, dài hạn.

- Mục tiêu ngắn hạn: Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động, đảm bảo khả năng chi tiêu, thanh toán, thực thi tốt quyền và nghĩa vụ tài chính của DN, thực hiện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả trong chi tiêu tài chính.

1.3.5.2. Nội dung của QTTC DN

- Quản trị TSCĐ bao gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. Trong đó, có nội dung quản trị hiện vật, quản trị giá trị, tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, sửa chữa, nâng cấp và thanh lý TSCĐ. Đây là một công việc quan trọng và khó khăn, bao

gồm các giải pháp về phân định trách nhiệm quản lý, sử dụng, về hạch toán khấu hao và cả quản trị về mặt kỹ thuật, công nghệ.

- Quản trị tài sản lƣu động và vốn lƣu động: bao gồm việc nghiên cứu khả năng chuyển đổi của TSLĐ, cơ cấu và phân loại TSLĐ, quản trị hàng hóa tồn kho, lập và sử dụng quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, cách thức tổ chức chu chuyển vốn lƣu động, khả năng phân tích vòng quay và hiệu quả sử dụng vốn lƣu động.

- Quản trị vốn bằng tiền bao gồm việc lập kế hoạch tiền mặt (tiền VNĐ và ngoại tệ), kế hoạch vay, trả nợ, việc tổ chức quản lý và kiểm soát quỹ tiền mặt tại hội sở chính và các chi nhánh, tổ chức việc giao dịch, kết nối ngân hàng trong và ngoài nƣớc, chế độ đảm bảo an toàn tiền khi giao dịch, nhất là giao dịch điện tử. - Quản trị tín dụng thƣơng mại và quá trình tham gia thị trƣờng tài chính bao gồm các phƣơng thức bán hàng, thu tiền, sử dụng các công cụ tín dụng thƣơng mại, chính sách vay nợ và thu nợ, vấn đề bao thanh toán và mua bán thƣơng mại, việc sử dụng và quản trị các công cụ tài chính.

- Quản trị nguồn vốn của DN bao gồm quản trị các nguồn vốn tự có, nguồn tín dụng ngân hàng và tín dụng thƣơng mại, nguồn cổ phiếu và trái phiếu công ty, nguồn từ lợi nhuận dùng để tái đầu tƣ.

- Quản trị quyết định đầu tƣ, phân tích tính chi phí đầu tƣ là cách thức tính toán toàn diện tiềm lực vốn, khả năng đầu tƣ, nhất là đầu tƣ XDCB quy mô lớn. Trong vấn đề này, phải đặc biệt chú ý phân tích sâu về doanh lợi và rủi ro trong các hoạt động đầu tƣ.

- Quản trị rủi ro tài chính kinh doanh, nhận diện và xử lý các rủi ro tiềm tàng trong sản xuất, kinh doanh, nhằm giảm thiểu thiệt hại và tài trợ rủi ro.

- Phân tích tài chính là công cụ hữu hiệu trong giải pháp QTTC. Việc phân tích, giúp nhà quản trị nhìn nhận đúng thực trạng tài chính, những yếu tố tích cực và tiêu cực, thông qua những tính toán và phân tích khoa học, nhằm nhận diện nguyên nhân và tìm các giải pháp phát huy ƣu điểm, hạn chế sai lầm, để công tác tài chính đƣợc đảm bảo độ an toàn, sự phát triển liên tục và bền vững.

- Tăng cƣờng hệ thống KSNB, đặc biệt là kiểm toán nội bộ (KTNB), nhằm làm cho công tác nội kiểm luôn hoàn thiện cả về tổ chức, hoạt động, cảnh báo và ngăn

chặn rủi ro, giảm thiểu tác hại của rủi ro, hƣớng công tác tài chính đạt mục tiêu hiệu quả và sự tăng trƣởng bền vững.

- Tăng cƣờng phân cấp quyền và trách nhiệm, đề cao trách nhiệm vật chất, sử dụng có hiệu quả đòn bẩy kinh tế. Quyền, trách nhiệm và lợi ích vật chất là khâu, hay đúng hơn là mặt hợp thành trách phận và động lực kinh tế cho hoạt động kinh tế nói chung và QTTC nói tiêng. Duy trì, bồi bổ động lực lành mạnh song song với việc gia tăng thẩm quyền, trách nhiệm cho từng bộ phận, từng thành viên sẽ tạo ra sự đồng thuận trong QTTC, nhờ đó mà quản trị tỏ rõ hiệu lực, hiệu quả cao. Điều này còn giúp nâng cao hiệu năng quản trị của toàn bộ hệ thống.

1.3.5.3. Chức năng QTTC DN

- Chức năng thứ nhất của QTTC DN là chức năng thích ứng với nhu cầu hình thành, tạo lập, phân phối và sử dụng vốn một cách có hiệu quả, đúng pháp luật và hợp lý nhất, phù hợp với môi trƣờng tài chính.

- Chức năng thứ hai là chức năng giám đốc, kiểm soát tài chính, thông qua việc tác nghiệp trong phân chia, kiểm soát sử dụng, đánh giá hiệu quả tài chính, góp phần lành mạnh hóa các quan hệ tài chính, hƣớng vào việc tiết kiệm và nâng cao hiệu quả chi dùng các nguồn lực tài chính có hạn của DN.

1.3.5.4. Giải pháp QTTC DN

- Kiểm soát và tham gia với Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc điều hành về việc lựa chọn và ra các quyết định đầu tƣ. Trƣớc hết, là đầu tƣ xây dựng cơ bản và liên doanh liên kết.

- Xác định đúng đắn nhu cầu về số lƣợng, thời gian về vốn và khai thác mọi khả năng có thể để huy động vốn với chi phí thấp nhất, phục vụ cho việc triển khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN.

- Phân bổ và sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi (tính kế hoạch, tính hợp lý, tính tiết kiệm), đảm bảo khả năng thanh toán của DN. Đặc biệt, lƣu ý đáp ứng các khoản chi cho thực thi các mục tiêu cơ bản, trọng tâm của DN, chú trọng lợi ích của ngƣời lao động, ƣu tiên thanh toán các khoản nợ tới hạn, thu hồi kịp các khoản cho vay, tạm ứng, xử lý tốt quan hệ với chủ nợ, khách nợ.

- Kiểm soát việc thực thi chính sách lợi nhuận của DN, kiểm tra việc ra quyết định và sử dụng quỹ DN, quỹ dự phòng, quỹ phúc lợi, khen thƣởng, quỹ phát triển tái đầu tƣ... đảm bảo sự minh bạch, công khai, hợp lý, công bằng và hài hòa lợi ích. - Nhận diện và đề xuất các giải pháp xử lý các quan hệ tài chính, chú trọng lợi ích trƣớc mắt, lợi ích lâu dài, chú trọng sự phát triển bền vững, ổn định và gia tăng doanh lợi cho DN.

- Hoàn thiện hệ thống KSNB, hƣớng mọi sự kiểm soát vào việc phát hiện, ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của các rủi ro tài chính.

- Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống thông tin hiện đại về tài chính, sử dụng phần mềm QTTC và kế toán hiện đại trong QTTC DN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại hệ thống thời trang seven am (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)